Chiếc xe máy đi trái đường đâm trực diện vào đầu ô tô khiến cả người và xe bắn tung ra lề đường.

Chiếc xe máy đi trái đường đâm trực diện vào đầu ô tô khiến cả người và xe bắn tung ra lề đường.
Hình tượng con rồng ở phương Tây đôi khi được sử dụng làm biểu tượng chiến tranh hoặc bảo hộ. Người Viking sinh sống ở khu vực Bắc Âu thường sử dụng một loại thuyền có tên drakkar để chở các chiến binh của họ đi chinh phạt nhiều khu vực ở châu Âu. Một số con tàu cũng được trang bị một bức điêu khắc hình đầu rồng ở khu vực mũi tàu, nhằm xua đuổi những linh hồn tà ác hay rắn biển mỗi khi thực hiện chuyến đi biển.
Trong thần thoại Hy Lạp, loài rồng cũng từng xuất hiện trong một số câu chuyện liên quan tới thần mặt trời Apollo và thần cai quản bầu trời Zeus với vai trò như một nhân vật phản diện. Hay trong câu chuyện “Jason và đoàn thám hiểm Argonauts”, những người anh hùng buộc phải chiến đấu với một con rồng để giành được vật báu là bộ lông cừu vàng (The Golden Fleece).
Ở Pháp, người dân nước này thường truyền tai nhau về một câu chuyện có tên “Thánh Martha và con rồng”. Nội dung chuyện này kể về một con rồng tên là Tarasque hoành hành ở thị trấn Nerluc nằm gần sông Rhone vào giữa thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên. Dù người dân ở đây đã tìm đủ cách để tiêu diệt con rồng, nhưng đều vô dụng trước sức mạnh của Tarasque.
Về sau, người dân thị trấn Nerluc phải mời một nữ tu có tên Martha tới để bắt con rồng. Với sức mạnh của mình, Martha đã nhanh chóng thu phục được con quái vật. Người dân thị trấn Nerluc, để ghi nhớ công lao của nữ tu Martha, đã đổi tên thị trấn này thành Tarascon (nay thuộc tỉnh Bouches-du-Rhone, Pháp).
Tuy nhiên, câu chuyện nổi tiếng của phương Tây có liên quan tới loại rồng lại liên quan tới truyền thuyết Beowulf. Nội dung câu chuyện xoay quanh việc một con rồng do tức giận vì kho báu của nó bị trộm nên đã tới tàn phá vương quốc Geat, nơi vua Beowulf trị vì. Vua Beowulf, dù đã tuổi già sức yếu, nhưng vẫn quyết tâm đối đầu con quái vật. Dù đã tiêu diệt được con rồng, nhưng Beowulf cũng tử trận do nhiều vết thương từ quái thú.
Con rồng trong quan niệm của người phương Đông
Trái ngược với hình tượng xấu trong quan niệm của người phương Tây, con rồng của người phương Đông, nhất là với người dân Trung Quốc, là sinh vật nhân từ và đáng được tôn kính. Riêng với các bậc vua chúa, rồng chính là biểu tượng của quyền lực, bởi người đứng đầu thiên hạ phải là người có trí tuệ siêu phàm.
Họa gia Đổng Vũ sống dưới thời Ngũ đại Thập quốc (907-979) trong lịch sử Trung Quốc từng miêu tả con rồng là sự kết hợp từ đặc trưng của những loài động vật như “sừng của hươu; đầu của bò; mắt giống loài tôm; miệng lạc đà; bụng của rắn; vảy của cá; chân của chim phượng; có ria; tai của voi”.
Theo trang History skills, sự kết hợp từ tất cả đặc điểm của những loài vật trên cho thấy rồng là biểu tượng của sức mạnh và thế giới tự nhiên. Sức mạnh của con rồng phương Đông được mô tả có thể hô mưa, gọi gió, điều khiển các nguyên tố... gây tác động đến thế giới tự nhiên, thời tiết và mùa màng. Không chỉ vậy, con rồng còn là biểu tượng cho trí tuệ và sự thông thái. Hình dáng dài của rồng hay đi kèm với một viên ngọc, đại diện cho trí tuệ, sự khai sáng.
Ngoài ra, con rồng cũng tượng trưng cho sự biến đổi. Chẳng hạn, rồng có khả năng bay lượn giữa trời và đất, thay đổi kích thước... Điều này phản ánh cuộc sống của con người biến đổi không ngừng.
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
![]() |
Ảnh minh họa |
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
Việc mang trả lại cho chủ nhà, xin lỗi và viết giấy cam kết không tái phạm không là căn cứ để không truy tố tội phạm mà chỉ có thể được xác định là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 51 Bộ luật Hình sự về trường hợp: “b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;”
Vì vậy, nếu người bị hại có đơn tố cáo thì người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Em tôi 27 tuổi. Đi tù 2 năm về tội trộm cắp tài sản. Ra tù 1 năm thì tái phạm trộm cắp với số tiền 10 triệu đồng. Tôi muốn hỏi trường hợp em tôi sẽ bị xử lí như thế nào?
" alt=""/>Đã trả lại đồ trộm cắp vẫn bị truy cứu TNHSGần 400 công viên không có bãi giữ xe
Theo báo cáo của 20/22 UBND quận – huyện, TP.Thủ Đức và Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM, các đơn vị này đang quản lý 424 công viên trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, chỉ 33 công viên có bãi giữ xe. Trong số này thì chỉ có 15 nơi có lực lượng giữ xe.
Với gần 400 công viên không có bãi giữ xe, hầu hết đều trong khu dân cư, diện tích nhỏ, không có vị trí phù hợp để bố trí bãi giữ xe. (Xem chi tiết)
TP.HCM xem xét bán đấu giá 36 khu đất và nền đất
Trên cơ sở đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), UBND TP.HCM đang xem xét bán đấu giá 14 khu đất và 22 nền đất, tổng diện tích hơn 3,3ha. Trong đó, diện tích lớn nhất là nhà, đất của Bệnh viện Bình Chánh cũ, huyện Bình Chánh với quy mô 14.455m2.
Tại vị trí Bệnh viện Bình Chánh cũ, UBND huyện Bình Chánh đề xuất điều chỉnh phương án sắp xếp từ quy hoạch hỗn hợp sang quy hoạch khu thương mại dịch vụ, để xây dựng trung tâm thương mại và siêu thị.
Tuy nhiên, huyện không nêu rõ phương án đầu tư dự án trên đất bằng nguồn vốn ngân sách hay kêu gọi đầu tư. Do đó, Sở TN&MT kiến nghị UBND TP.HCM giữ nguyên kế hoạch bán đấu giá nhà, đất Bệnh viện Bình Chánh cũ.
Yêu cầu chủ dự án Gem Sky World đối thoại với khách hàng
Thời gian qua, Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai có nhiều đợt tiếp công dân liên quan đến việc mua sản phẩm đất nền của dự án Gem Sky World tại xã Long Đức, huyện Long Thành.
Quy mô 92,2ha, dự án Gem Sky World do Công ty Cổ phần Đầu tư kinh doanh bất động sản Hà An, công ty con của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh, làm chủ đầu tư.
Theo Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai, qua các buổi tiếp, người dân có nhiều bức xúc liên quan đến dự án Gem Sky World. Do đó, Sở TN&MT yêu cầu đại diện chủ đầu tư tổ chức đối thoại với khách hàng để giải quyết dứt điểm sự việc. (Xem chi tiết)
Xin đất xây trường học, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen ‘quay xe’ muốn làm khu nghỉ dưỡng
Năm 2020, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoa Sen, đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng cho thành lập cơ sở giáo dục với nhiều cấp học tại thị trấn Đạ M'ri, huyện Đạ Huoai.
Quá trình lập phương án đầu tư dự án, vị đại gia này cho rằng vị trí dự án không phù hợp xây dựng trường học và dự án không đạt hiệu quả kinh tế. Mới đây, ông Lê Phước Vũ kiến nghị được đầu tư khu nghỉ dưỡng tại vị trí dự án xây trường học đã đề xuất trước đây. (Xem chi tiết)
Làm rõ đề xuất điều chỉnh tiến độ dự án Khu nhà ở Thung lũng hoa Đà Lạt
Dự án Khu nhà ở Thung lũng hoa Đà Lạt quy mô hơn 1,5ha toạ lạc tại hẻm đường Đặng Thái Thân, P.3, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng do Công ty TNHH Đầu tư xây dưng thương mại Sài Gòn làm chủ đầu tư.
Dự kiến hoàn thành vào năm 2015 nhưng dự án liên tục chậm tiến độ, được gia hạn nhiều lần nhưng vẫn chưa hoàn thành. UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các sở, ngành liên quan kiểm tra dự án, làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư về cam kết tiến độ. (Xem chi tiết)