![]() |
Ca sĩ Hòa Minzy. |
Phía Hòa Minzy mong nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của công chúng để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời bảo vệ hình ảnh ca sĩ.
Trước đó, trên nền tảng mạng xã hội, một ứng dụng đăng tải hình ảnh nữ ca sĩ kèm theo thông tin tải, đăng ký app và nhận số tiền 30.000 đồng.
Hòa Minzy tên thật là Nguyễn Thị Hòa, sinh năm 1995. Năm 2014, cô tham gia Học viện ngôi sao và giành giải quán quân. Hòa Minzy từng có thời gian hẹn hò thiếu gia Minh Hải. Hai người có một con chung tên ở nhà là Bo. Sau khi xác nhận chia tay thiếu gia Minh Hải vào tháng 2/2022, Hòa Minzy tập trung cho công việc.
Cô cũng có những bản hit đạt lượt xem lớn như Thị Mầu, Không thể cùng nhau suốt kiếp, Bật tình yêu lên…
Cuốn sách đáng đọc về âm nhạc
Sách khảo cứu Lịch sử opera Ý do GS Gianni Kriscak cùng Hiền Nguyễn Soprano (nghiên cứu sinh tại Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương), Trịnh Thị Oanh (giảng viên thanh nhạc tại Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương) thực hiện. Sách ra mắt vào tháng 2 và nhanh chóng được bạn đọc đón nhận.
Sách khảo cứu Lịch sử opera Ý là tác phẩm hiếm hoi về opera được thực hiện bằng tiếng Việt. Qua cuốn sách này, các tác giả đưa ra câu chuyện về một thành tựu văn hóa kinh điển của thế giới nhưng bằng góc nhìn nhẹ nhàng, dễ tiếp cận thay vì quá nặng nề, phức tạp. Các tác giả không đề cập quá nhiều tên, chi tiết và chỉ đưa vào cuốn sách những khoảnh khắc quan trọng, thú vị nhất trong giai đoạn đầu tiên của các vở opera.
" alt=""/>Hòa Minzy lên tiếng về quảng cáo ứng dụng lừa đảo![]() |
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho ông Chử Xuân Dũng (đứng giữa). Ảnh: K.An. |
Chiều nay, UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ công bố các quyết định về công tác cán bộ.
Quyết định số 7768/QĐ-UBND về việc bổ nhiệm Giám đốc Sở GD-ĐT thành phố Hà Nội ghi rõ: Bổ nhiệm ông Chử Xuân Dũng, sinh ngày 5/11/1973, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT TP. Hà Nội giữ chức vụ Giám đốc Sở GD-ĐT TP. Hà Nội. Thời gian bổ nhiệm là 5 năm.
Ông Dũng được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội thay cho ông Nguyễn Hữu Độ, người vừa được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cách đây không lâu.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Chử Xuân Dũng cho biết việc được tín nhiệm giữ cương vị Giám đốc Sở GD-ĐT là trọng trách song cũng là thách thức lớn với bản thân. “Tôi tin rằng với sự cộng tác, phối hợp chặt chẽ của các đồng chí trong Ban giám đốc Sở, sự nỗ lực, cố gắng, ủng hộ của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành và sự cố gắng, nỗ lực tiếp thu kinh nghiệm của thế hệ đi trước, chúng tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao, chủ động trong công tác, phát huy sức mạnh tập thể để giữ vững và nâng cao hơn nữa những kết quả mà ngành giáo dục và đào tạo đã đạt được".
Ông Dũng cũng khẳng định sẽ "tiếp tục hoàn thiện bản thân, luôn coi trọng sự đoàn kết, thống nhất và tiến bộ trong cơ quan Sở, luôn cùng tập thể cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Sở phấn đấu vì sự phát triển bền vững của ngành giáo dục Thủ đô”.
Thanh Hùng
" alt=""/>Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có giám đốc mớiMột phong thư ngắn ngủi chỉ có 86 chữ mà Gia Cát Lượng để lại cho con trai lại là những từ ngữ vô cùng tinh túy khuyên dăn và cảnh báo con về đạo lý làm người. Đến hôm nay, bức thư ngắn đã viết từ hơn 1800 năm trước này vẫn còn nguyên giá trị. Khi còn trẻ, chúng ta thường nghe câu: “Trí tuệ chân chính sẽ trường tồn theo thời gian, càng lâu càng có giá trị.” Câu nói này càng nghe càng thấy đúng phải không?
86 chữ mà Gia Cát Lượng để lại cho con cháu thực hành là, lấy tĩnh tu thân, sống tiết kiệm để dưỡng đức, không sống đạm bạc không thấy trí tuệ sáng suốt, nội tâm yên tĩnh sẽ suy nghĩ được xa hơn, làm người đàn ông trước tiên nên học lấy chữ ‘Tĩnh’ ấy sau mới học những học vấn khác. Lười biếng thì không thể nâng cao ý chí, khống chế được nóng nảy chính là đang tôi luyện tính cách. Năm tháng qua đi, con người cũng già đi, niềm vui của trí tưởng tượng cũng sẽ như là khô rơi rụng, dù có bao nhiêu cũng không mang theo được.
Chỉ sống trong ngôi nhà đơn sơ nhưng ông lại để lại một kho tàng tri thức.
Để có thể sống yên ổn trong thời loạn lạc, để tìm được sức mạnh vượt qua nghịch cảnh cuộc sống, hãy ghi nhớ 10 bài học này từ bậc thầy Gia Cát Lượng.
Bài học thứ 1: Tĩnh tĩnh để tu thân, nội tâm tĩnh tại sẽ nghĩ được xa hơn. Ông khuyên con cháu cần phải tĩnh mới có thể tu dưỡng tâm và thân, tĩnh giúp tinh thần sáng suốt. Tâm không tĩnh thì không thể đưa ra được hướng đi tốt nhất, hơn nữa trước khi học tập những học vấn khác trước tiên nên học chữ “Tĩnh” này. Con người ngày nay bận rộn suốt ngày, có phải họ đang tĩnh trong sự vội vàng mà nghĩ về ý nghĩa của đời người?
Bài học thứ 2: Sống tiết kiệm là đang dưỡng đức. Ông khuyên con cháu trau dồi đức hạnh của chính mình. Chi tiêu có nguyên tắc không chỉ giúp thoát khỏi cảnh nợ nần mà còn có thể sống được trong hoàn cảnh đơn sơ và không trở thành nô lệ của vật chất. Trong xã hội văn minh, đâu đâu cũng khuyến khích tiêu dùng, bạn đã bao giờ nghĩ đến chỗ tốt của tiết kiệm chưa?
Bài học thứ 3: Sống đạm bạc khiến trí tuệ sáng suốt, nội tâm yên tĩnh sẽ suy nghĩ được xa hơn
Ông khuyên con cháu rằng, trong cuộc sống nhân sinh nên sống đạm bạc, đừng xem trọng danh vọng và tiền tài. Để biết được mục đích chân chính của đời người cần phải có nội tâm tĩnh tại. Có vậy mới có thể cẩn thận lập kế hoạch cho tương lai. Vậy lý tưởng đời người của bạn là gì? Trách nhiệm của bạn ra sao? Bạn có những sức mạnh gì?
Bài học thứ 4: Tập trung lực lượng để học lấy chữ Tĩnh. Đây là yêu cầu đầu tiên mà bậc thầy Gia Cát Lượng khuyên con cháu học theo. Ông nhắc rằng, học các loại học vấn khác trong hoàn cảnh nội tâm yên tĩnh thì mới phát huy hết được tài năng của mình. Làm mọi việc một cách bình tĩnh thì sẽ khiến người đó toát lên sự nhàn hạ. Gia Cát Lượng không phải là bậc thiên tài về đào tạo học trò nhưng ông tin rằng tài năng đến từ học tập. Bạn có thật sự học tập không? Bạn có tin rằng nỗ lực học thì sẽ đạt được thành quả?
Bài học thứ 5: Muốn gia tăng năng lực của bản thân, không chỉ học kiến thức ở trường lớp mà cần phải rèn luyện ý chí kiên trì. Ông nói với con cháu rằng muốn thành công thì cần phải học tập chăm chỉ và rèn luyện ý chí của bản thân. Trong quá trình học tập, sự quyết tâm và kiên trì theo đuổi là rất quan trọng. Bởi vì nếu thiếu ý chí, bạn rất có thể bỏ dở giữa đường. Đạo lý này thật sự có bao nhiêu người đã học được?
Bài học thứ 6: Cần nắm chắc tốc độ thì mới có thể vượt thời gian. Ông khuyên rằng, không nên cứ trì hoãn một việc nào đó mà cần nắm chắc việc cần làm. Thời đại hiện nay là thời đại của công nghệ máy tính, hiệu suất công việc rất được coi trọng. Trí tuệ của 1800 năm trước vẫn còn hữu dụng đến ngày nay. Quả là không hẹn mà lại gặp. Nhanh hơn người một bước, không chỉ đạt được thành công mà còn có thời gian để tu sửa cải thiện những thiếu sót, phải vậy không?
Bài học thứ 7: Khống chế được sự nóng nảy là đang trong quá trình rèn nhân cách. Ông khuyên con cháu rằng nếu dễ dàng xao động thì không thể hun đúc được tính kiên nhẫn. Một nhà tâm lý học nói rằng tư tưởng quyết định hành vi, hành vi quyết định thói quen, thói quen quyết định tính cách, tính cách quyết định vận mệnh của con người. Gia Cát Lượng đã minh bạch điều mà một sinh mệnh mong là vừa tinh thông mọi điều, vừa tôi luyện nhân cách. Bạn có muốn tăng cường tu sửa chính mình?
Bài học thứ 8: Thời gian qua đi suy nghĩ sẽ trì trệ
Gia Cát Lượng khuyên rằng, ý chí sẽ giảm sút theo thời gian. Có câu rằng: “Trẻ không gắng học hành, về già mới bi thương”. Quản lý thời gian là một khái niệm quản lý hiện đại. Mỗi ngày chỉ có 24 giờ, không hơn không kém, chỉ có bản thân mỗi người dùng mỗi giây phút ấy như thế nào. Bạn hãy suy nghĩ một chút xem, những năm tháng qua bản thân có biết trân quý thời gian không?
Bài học thứ 9: Sức mạnh trong niềm vui của trí tưởng tượng cũng sẽ như là khô rơi dụng, không thể thu giữ, chỉ có nỗi bi thương còn đọng lại, xem cuối cùng đạt được là điều gì. Ông khuyên con cháu mình rằng, thời gian trôi đi rất nhanh, cho đến khi sắp lìa đời, lúc này mới than thở với trời cao vì đã lãng phí thời gian những năm được sống, vậy cũng vô ích. Hãy nhớ rằng, lúc sống bình yên không quên ngày sóng gió mới có thể trong nguy nan mà tâm không loạn. Ý chí mạnh hơn kiến thức. Bạn đã từng suy nghĩ qua, bắt tay vào làm từ việc nhỏ, làm cho thật tốt, đó chẳng phải làm nền tảng cho cuộc sống sao?
Bài học thứ 10: Sức mạnh của việc sắp xếp hợp lý. Gia Cát Lượng viết cho con cháu một bức thư đơn giản chỉ với 86 chữ nhưng nội hàm giáo dục lại bác đại tinh thâm. Tôi tin rằng càng đơn giản thì càng nói rõ được nội hàm. Dài dòng văn tự càng khiến người đọc chán ngán. Vì thế càng ngắn càng đơn giản càng tốt. Bạn có biết bản chất của truyền tải thông tin là gì?
Theo Tinnhanh
" alt=""/>Gia Cát Lượng để lại phong thư 86 chữ dạy con, nhưng giúp cải biến vận mệnh hàng triệu người