Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, dạy học trực tuyến là phương thức chính, dạy học trên truyền hình là phương thức bổ trợ quan trọng nhất. Bộ cũng đã xây dựng video bài giảng cho các môn học ở nhiều khối lớp và lên phương án xã hội hóa việc sản xuất bài giảng.
Ở những nơi khó khăn về dạy học trực tuyến, trên truyền hình, các nhà trường sẽ thực hiện phát phiếu học tập đến học sinh để đảm bảo việc học không bị gián đoạn. Đối với bậc học mầm non, Bộ GD&ĐT tổ chức xây dựng ngân hàng video clip để phụ huynh hướng dẫn, giáo dục trẻ ở nhà.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, tình hình dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp, việc bảo đảm chất lượng giáo dục là yêu cầu rất quan trọng, nhất là học sinh các lớp đầu cấp và bậc tiểu học. Vì vậy, các học liệu phục vụ dạy học trực tuyến hoặc trên truyền hình phải rất chuẩn mực, chất lượng.
Trong điều kiện hiện nay, cùng với việc bảo đảm an toàn ở những nơi có điều kiện dạy học trực tiếp, Bộ GD&ĐT phải đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số, trong đó có giáo dục trực tuyến. Tuy nhiên, có một bộ phận học sinh không đủ điều kiện, khả năng tiếp cận học trực tuyến tốt thì phương thức hỗ trợ tốt nhất là dạy học trên truyền hình.
Những nơi học sinh không thể học trực tuyến, trên truyền hình, lại đang bị dịch bệnh thì ngành giáo dục áp dụng các biện pháp vẫn thực hiện như chuyển, gửi tài liệu học tập, bài kiểm tra…
Đưa các bài giảng tốt nhất đến học sinh ở mọi nơi, mọi lúc
Tại cuộc họp, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng, trong điều kiện dịch bệnh hiện nay, bên cạnh phương thức dạy học trực tuyến, cần quan tâm tới phương thức dạy trên truyền hình dù tương tác kém hơn học trực tuyến, nhưng khả năng tiếp cận công bằng hơn đối với những gia đình nghèo. Với các học sinh còn nhỏ thì học trên truyền hình là giải pháp thậm chí tốt hơn học trên điện thoại di động.
![]() |
Nhiều ý kiến đóng góp tại cuộc họp |
Theo đó, phải có nhiều kênh phát sóng theo các khung giờ để phủ hết các khối lớp, môn học phải có nhiều kênh phát sóng theo các khung giờ.
Ngoài ra, một số ý kiến đề xuất thêm các phương thức khác nhau để đưa nội dung giảng dạy đến học sinh qua USB, sóng phát thanh, trên các nền tảng số… Mục tiêu cuối cùng là đưa các bài giảng đến học sinh với chất lượng tốt nhất, ở mọi nơi, mọi lúc.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT làm việc trực tiếp với các đài truyền hình, kênh truyền hình của Trung ương để rà soát lại độ bao phủ, khả năng dành thời lượng phát sóng các bài giảng truyền hình, các đài địa phương có phương án tiếp sóng để có diện bao phủ tốt nhất, đến nhiều học sinh nhất, kể cả những em có điều kiện học trực tuyến. “Tinh thần là một môn học, lớp học phải có ít nhất 2 khung giờ phát bài giảng truyền hình trong một ngày, nhất là bậc tiểu học”, Phó Thủ tướng nói.
Bộ GD&ĐT cần tiếp tục chú trọng giảm tải khi thiết kế các chương trình học trực tuyến, học trên truyền hình, nhất là ở bậc tiểu học theo hướng “học mà chơi, chơi mà học”; có hướng dẫn chi tiết việc tổ chức giờ giảng trực tuyến tránh hình thức, hời hợt hoặc quá căng thẳng; lồng ghép, tăng cường phổ biến kiến thức, kỹ năng cho các phụ huynh, đặc biệt là các kiến thức cơ bản về phòng chống dịch trong môi trường giáo dục và trong xã hội.
“Việc áp dụng phương thức dạy học trực tuyến hoặc trên truyền hình phải gắn với đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, đặc biệt là trong thi cử, nhất là các kỳ thi phục vụ cho việc chọn trường ở các lớp đầu cấp, để bảo đảm quyền lợi cho học sinh”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Duy Vũ
Giao hàng khó khăn, nguồn cung hạn chế, ngân sách hạn hẹp là các lực cản khiến nhiều phụ huynh gian nan mua laptop cho con em trong giai đoạn này.
" alt=""/>Tận dụng mọi phương thức, nền tảng số để duy trì dạy học cho học sinhNgoại trừ bố mẹ khi giúp trẻ tắm rửa hay bác sĩ, y ta khi thăm khám cho trẻ, còn lại không ai được tùy tiện chạm vào cơ thể trẻ, đặc biệt là những vùng nhạy cảm.
![]() |
Dạy trẻ không được nghe theo những lời dụ dỗ của bất cứ người lạ nào và cũng không được đi theo họ, dù ở bất cứ nơi đâu. |
![]() |
Trẻ con dễ bị dụ dỗ bởi những món quà ngay trước mắt, vì vậy cần dạy con biết cách nói không với các món quà hay bất cứ thứ gì từ người lạ. |
![]() |
Dạy bé khi ở nơi đông người, nếu không thấy bố mẹ phải đứng yên một chỗ chờ bố mẹ, người thân đến đón. Ngoài ra, hãy dạy con tìm chú bảo vệ, chú công an hay người lớn đáng tin cậy ở xung quanh để gọi điện cho bố mẹ, người thân. |
![]() |
Tuyệt đối không mở cửa cho người lạ khi người lớn vắng nhà cũng là một nguyên tắc bảo vệ bản thân quan trọng cần dạy trẻ. |
![]() |
Dạy bé biết một số loại biển báo cơ bản, đi bộ trên vỉa hè, luôn đi bên phải, cách sang đường khi qua các ngã ba, ngã tư... |
![]() |
Khi bị hỏa hoạn, bị người lạ giữ chặt... Giải thích cho trẻ hiểu nguy hiểm trong các tình huống ấy như thế nào và đưa ra một vài giả thiết để tự bảo vệ bản thân. |
![]() |
Hướng dẫn con tránh xa những người chưa tốt bằng nguyên tắc bàn tay: ôm với ông bà, cha mẹ, các thành viên trong gia đình; nắm tay cô giáo, bạn bè hoặc họ hàng; bắt tay khi gặp người quen; vẫy tay với người lạ; xua tay thể hiện thái độ dứt khoát với người khiến trẻ thất bất an. |
(Theo Afamily.vn)
Tin liên quan:
Bảo vệ con trước một cuộc hôn nhân bất hạnh" alt=""/>8 kỹ năng cơ bản tự bảo vệ bản thân bố mẹ dạy con càng sớm càng tốt