Không chỉ bền bỉ theo đuổi sứ mệnh giáo dục thắp sáng tiếng Anh đến thế hệ trẻ em Việt Nam, Hệ thống Anh ngữ Quốc tế Amslink luôn nỗ lực với các hoạt động xã hội với mong muốn trao niềm tin, thắp sáng hy vọng, tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng.
Nhằm mang đến một cái Tết ấm áp cho các em nhỏ kém may mắn, Hệ thống Anh ngữ Quốc tế Amslink đã tổ chức chương trình “Tết trọn vẹn - Tết sum vầy” tại Trung tâm Sao Mai, nơi giáo dục hơn 200 em nhỏ gặp các vấn đề về trí tuệ và tự kỷ.
Chương trình khởi động bằng lời kêu gọi quyên góp những vật phẩm như sữa, bánh,... và tiền mặt tới toàn thể cán bộ nhân viên, phụ huynh và học sinh tại Hệ thống Anh ngữ Amslink từ ngày 05/01 đến ngày 11/01. Trong vòng 1 tuần phát động, chương trình đã nhận về nhiều sự chung tay ủng hộ, giúp đỡ và tấm lòng nhân ái, từ những thùng sữa, hộp bánh của các cán bộ nhân viên, phụ huynh hay số tiền ăn sáng góp lại của các bạn học sinh nhỏ tuổi.
Hòa nhịp cùng chương trình “Tết trọn vẹn - Tết sum vầy”, chiều 13/1 vừa qua, các bạn học sinh, phụ huynh cùng cán bộ nhân viên Amslink đã có buổi trao tặng, gặp gỡ và thăm hỏi các em nhỏ đặc biệt tại Trung tâm Sao Mai. Theo đại diện Amslink, những gương mặt vui tươi, ngập tràn hạnh phúc của các em là động lực để Amslink kiên trì bước tiếp trên hành trình sẻ chia giá trị nhân văn tới cộng đồng.
“Điều mà Amslink cảm thấy vui mừng và tự hào nhất là có thể lan tỏa tấm lòng tương thân tương ái và sự quan tâm tới những em nhỏ và những số phận kém may mắn trong cuộc sống. Chương trình “Tết trọn vẹn - Tết sum vầy” hy vọng mang đến cho các em một cái Tết ấm áp và đầy yêu thương đúng như tên gọi của chương trình. Với Amslink, hạnh phúc là sẻ chia, trao đi là nhận lại”, đại diện Amslink phát biểu trong buổi thiện nguyện.
Vì niềm vui trọn vẹn, hạnh phúc đong đầy, Hệ thống Anh ngữ Quốc tế Amslink không ngừng tiếp sức lan tỏa yêu thương đến những chiếc lá chưa lành, nối vào hành trình hy vọng vì một ngày mai tươi sáng của các em nhỏ kém may mắn nói riêng và của những số phận đặc biệt nói chung.
Ngọc Minh
" alt=""/>Hệ thống Anh ngữ Amslink mang Tết ấm áp đến trẻ em kém may mắnNhư vậy, có hai con ở tuổi đến trường thì đầu năm học, tôi đã phải chi khoảng 3 triệu đồng riêng tiền đồng phục, chưa tính tiền sách vở, các loại quỹ... Tôi đã phải chi gần nửa tháng lương cho việc mua đồng phục cho các con.
Tôi thấy rằng điều này là không hợp lý, nhất là đối với con học Trung học cơ sở khi đồng phục có tới 7 món đồ.
Trong khi đó, học sinh ở tuổi đó lớn rất nhanh, năm trước may đồng phục, năm sau đã cộc, lại phải may tiếp. Năm nào tôi cũng mất tiền mua đồng phục mới cho con và thấy tiếc khi phải bỏ đi những bộ đồng phục cũ.
Cứ đầu năm học mới, các nhà trường lại mời công ty may mặc về đo đồng phục cho học sinh. Tuy đồng phục được may đo theo số đo của các con, nhưng sản phẩm đến tay thường không được như mong đợi.
Khi mang đồng phục về cho con thử, đa số các loại quần đều phải sửa lại thì mới mặc được. Cái thì chật, cái thì rộng. Khi tôi thắc mắc thì nhận được lời giải thích của giáo viên chủ nhiệm là “có thể nhiều đơn nên nhà may nhầm số, mẹ chịu khó mang ra tiệm sửa lại một chút".
Không chỉ kích cỡ quần áo không ổn mà chất lượng vải đồng phục cũng khiến tôi cảm thấy không hài lòng. Các con đang ở lứa tuổi Tiểu học và Trung học cơ sở khá hiếu động nên chất liệu vải đồng phục cần thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Thực tế, vải vóc đồng phục lại cứng đơ, gây khó chịu cho học sinh trong việc hoạt động và học tập.
Tôi mong rằng Sở GD-ĐT sẽ có chỉ đạo thống nhất về chuyện đồng phục tại các trường, tránh tình trạng loạn giá, loạn chất lượng, gây lãng phí lớn.
Thu Hà
Đồng phục, tưởng chỉ là một câu chuyện nhỏ liên quan đến quần áo. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ quyền tự do biểu hiện bản sắc, phong cách, cá tính, tự do lựa chọn của từng em học sinh, và điều kiện hoàn cảnh từng gia đình thì đằng sau câu chuyện đồng phục có lẽ cũng có nhiều điều cần trao đổi, nhìn nhận lại.
Ban Giáo dục báo VietNamNet mở diễn đàn: "Học sinh có cần mặc đồng phục không?".
Mời bạn đọc gửi ý kiến về: [email protected]. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Năm nào cũng chi nửa tháng lương để mua cho con, đồng phục thành gánh nặng