ESL One Mumbai 2019đã được giới thiệu cách đây một tháng. Tuy nhiên, Main Event của ESL One Mumbai diễn ra gần như trùng lặp với AMD SAPPHIRE Dota Pit Minor – giải Minor thứ tư thuộc DPC 2018-2019 – và buộc nhiều teams phải đưa ra sự lựa chọn mà họ cho là hợp lý nhất.
Giải đấu Dota 2LAN tầm cỡ đầu tiên được tổ chức tại Ấn Độ sẽ diễn ra từ 19-21/4. Sau đó đúng một ngày, 22/4, AMD SAPPHIRE Dota Pit Minor sẽ khởi tranh tại Split, Croatia. Và vào ngày mai 27/02, các Vòng loại Khu vực của ESL One Mumbai sẽ bắt đầu tìm ra năm đại diện góp mặt tại giải đấu trị giá 300,000 USD.
Tuy nhiên, Natus Vincerevà Gambit Esports – hai cái tên đáng chú ý của Vòng loại Khu vực châu Âu/CIS – đã khước từ tấm vé mời từ BTC. Cả hai teams đều lý giải nguyên nhân là do lịch trình thi đấu chồng chéo khiến họ buộc phải đưa ra lựa chọn.
Theo thông cáo báo chí phát ra trên trang chủ, Na`Vi cho biết họ sẽ tham gia tranh tài tại WePlay! Dota 2 Tug of War: Radiant, giải đấu online trị giá 50,000 USD, kéo dài từ ngày 26/02-02/3.
12 teams tham dự WePlay! Dota 2 Tug of War: Radiant
Sau đó, Na`Vi sẽ chuẩn bị cho DreamLeague Season 11 (hay còn gọi là The Stockholm Major) – giải Major đầu tiên thuộc DPC mà họ đủ điều kiện tham dự- từ 14-24/3. Và khi trở về gaming house sau chuyến du đấu tại Stockholm, Thụy Điển, Na`Vi sẽ đăng ký vòng loại Major tiếp theo – khởi tranh từ cuối tháng 3 và chưa có thông tin cụ thể.
Những đối thủ sắp tới của Na`Vi tại The Stockholm Major
Trong khi đó, Gambit, team vừa giành ngôi Á quân ESL One Katowice 2019sau khi để thua Team Secret ở trận Chung kết Tổng, không thông tin gì thêm tới fan hâm mộ. Nhưng trước mắt, Gambit sẽ cùng với Na`Vi cạnh tranh tại WePlay! Dota 2 Tug of War: Radiant.
Kaipi và Team Jekich sẽ thế chỗ Na`Vi cùng Gambit tại Vòng loại Khu vực châu Âu/CIS – diễn ra từ 27/02-01/3.
496 Gaming, đại diện của Dota 2 Việt Nam, cũng đã ghi danh tại Vòng loại Khu vực Đông Nam Á của ESL One Mumbai, nơi họ sẽ chạm trán với TNC Predator, Lotac và PC.Barrcx.
Trước đó, Ninjas in Pyjamas and Alliance đã được BTC ESL One Mumbai xác nhận là 2/7 teams khách mời đến với Main Event của giải đấu.
RNG đối diện với cơn ác mộng mang tên visa, sẵn sàng triển khai “kế hoạch B”
StarLadder ImbaTv Dota 2 Minor là giải đấu tiếp theo thuộc DPC và sẽ khai mạc vào tuần sau, từ ngày 07-10/3. Giải Minor thứ ba thuộc DPC sẽ được tổ chức tại Kiev, Ukraine và không may cho Royal Never Give Up khi họ chỉ xin được visa cho 4/5 players trong team.
Trong một bài đăng trên trang Weibo chính thức vào hôm qua, tổ chức esports tới từ Trung Quốc cho biết tình trạng visa của Tue “Ah Fu” Soon Chuan đang “gặp phải một số khó khăn” và RNG “sẽ bắt đầu chuẩn bị cho kế hoạch B.”
Bên cạnh đó, RNG dự kiến sẽ đến Kiev trước thời điểm thi đấu hai ngày để làm quen với múi giờ chênh lệch và đảm bảo các players hồi phục sau chuyến bay kéo dài. Cũng theo thông báo, RNG nói rằng họ đang tìm kiếm sự giúp đỡ và cố gắng xin lại visa cho Ah Fu nhưng không quên gợi mở về một standin player trong tình huống xấu nhất.
RNG là 1/8 teams đã vượt qua vòng loại StarLadder ImbaTv Dota 2 Minor. Hồi đầu mùa giải này, RNG cũng đã giành quyền góp mặt tại giải Minor đầu tiên, DreamLeague Season 10, và cán đích hạng ba chung cuộc. Kết quả này dẫn tới một loạt những thay đổi về nhân sự và RNG phải chịu phạt trừ điểm DPC Point và văng ra khỏi BXH.
BXH DPC tính tới sau The Chongqing Major
RNG là ½ teams Trung Quốc sẽ có mặt tại StarLadder ImbaTv Dota 2 Minor, bên cạnh ViCi Gaming cũng vừa “thay máu” đội hình. Hiện vẫn chưa có bất cứ thông tin gì bảo đảm Pan “Fade” Yi, đội trưởng của VG, sẽ đi cùng team tới Ukraine sau khi player này không được sử dụng trong chiến dịch MDL Macau 2019 vừa qua.
Và nếu như Ah Fu không thể hoàn tất visa, RNG hoàn toàn có thể lựa chọn Fade làm standin tại StarLadder ImbaTv Dota 2 Minor.
Tám teams tham gia tranh tài tại StarLadder ImbaTv Dota 2 Minor
Trước đó vào giữa tháng này, EHOME đã xác nhận Luo “eGo” Bin không thể xin được visa đi Stockholm, Thụy Điển để cùng team chinh chiến tại The Stoclholm Major do chưa đủ 18 tuổi. Và gần như chắc chắn Zhang “xiao8” Ning, ông chủ kiêm HLV của EHOME, sẽ phải bất đắc dĩ đóng thế cho eGo tại giải Major thứ ba thuộc DPC sắp tới.
None
" alt=""/>Dota 2: Na`Vi chọn bỏ qua ESL One Mumbai, thêm một team Trung Quốc không xin được visaTrong khi đó, các nền tảng quảng cáo trực tuyến trong nước như Admicro (VCCorp), Eclick (FPT Online), Adtima (Zing) và các báo điện tử, đài truyền hình... chỉ chia nhau 30% thị phần, tương ứng với 150 triệu USD còn lại.
Thực tế cho thấy, “miếng bánh” của các doanh nghiệp trong nước đang ngày một nhỏ đi do sự phình lên của các nền tảng ngoại. Điều này đã tạo ra áp lực vô hình buộc các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi hoặc chịu cảnh “khoanh tay đứng nhìn”.
Ở góc nhìn vĩ mô hơn, với sự phát triển của công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) và big data (dữ liệu lớn), việc các nền tảng ngoại chiếm thị phần độc tôn đã vô tình đặt người dùng trong nước vào một nguy cơ rất lớn. Đó là khi mọi thói quen, hành vi hay sở thích cá nhân của người Việt đều được lưu trữ trên các cơ sở dữ liệu nước ngoài. Trong khi đó, có một khoảng trống khổng lồ về thông tin khách hàng đối với các công ty trong nước.
Nói một cách khác, Facebook, Google đang hiểu người Việt hơn cả chính người Việt. Sẽ rất nguy hiểm nếu những dữ liệu này rơi vào tay những kẻ có ý đồ xấu.
Điều này từng diễn ra ngay chính tại Mỹ khi nhiều cáo buộc cho thấy, Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống ở nước này. Công cụ mà người Nga sử dụng đến từ chính Facebook, nơi sở hữu lượng lớn dữ liệu cá nhân của người dân Mỹ. Những dữ liệu này sau đó được dùng để dự đoán và tác động đến tâm lý cử tri nhằm phục vụ cho các mưu đồ chính trị.
Cùng với bài toán kinh tế, những lo ngại về chủ quyền quốc gia trên không gian mạng khiến nhu cầu xuất hiện của các mạng xã hội Việt Nam do chính người Việt phát triển đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Dù các dự án thành công chỉ là thiểu số, sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của Zalo và Mocha là những minh chứng sống động cho khả năng giành giật thị trường của các mạng xã hội Việt Nam so với đối thủ nước ngoài. Tất nhiên, để có thể tiến xa hơn, các dự án mạng xã hội trong nước chắc chắn sẽ phải cần đến tầm nhìn định hướng và các quyết định đầu tư đúng đắn.
Đâu là cơ hội của các mạng xã hội Việt Nam?
Thực tế cho thấy, trong số các nước mà Facebook được phép hoạt động, Nga là quốc gia duy nhất mà mạng xã hội này không chiếm được thị phần đa số. Thay vào đó, phần lớn thị phần mạng xã hội tại Nga nằm trong tay VK (Vkontakte), một mạng xã hội do chính người Nga phát triển.
VK có khoảng 100 triệu người dùng thường xuyên tại Nga. Mạng xã hội này cũng phổ biến tại các nước thuộc khối Cộng đồng các Quốc gia độc lập (SNG) với tổng cộng khoảng 170 triệu người dùng.
Bài học thực tiễn từ VK cho thấy, các mạng xã hội nhỏ hơn hoàn toàn có cơ hội trong cuộc chiến với những người khổng lồ như Facebook hay Google. Tuy vậy, để có thể thành công, những mạng xã hội này phải giải được các bài toán mà những người khổng lồ như Facebook hay YouTube không thể giải được. Đó là các đặc trưng văn hóa, dân tộc riêng có của mỗi quốc gia.
Mỗi quốc gia, dân tộc sẽ có những luật lệ và tín ngưỡng riêng. Do đó, một mạng xã hội để phát triển ở quy mô toàn cầu cũng phải có cho mình những bộ lọc, có thể biến đổi linh hoạt tùy theo hệ thống pháp luật của từng nước.
Quan trọng hơn cả, thách thức lớn nhất cho sự tồn tại của các mạng xã hội Việt Nam chính là ở lý do tồn tại của chúng. Thực tế cho thấy, rất nhiều mạng xã hội Việt Nam ra mắt rất hoành tráng nhưng lại nhanh chóng biến mất dần chỉ sau một vài năm.
Lý do phổ biến nhất cho thất bại của các mạng xã hội Việt Nam bởi chúng đơn thuần chỉ là một bản sao của Facebook. Nếu chỉ là một bản sao, “kẻ thách thức” chắc chắn sẽ không bao giờ đủ sức cạnh tranh với các đối thủ sừng sỏ đến từ quốc tế.
Các mạng xã hội mới phải trả lời cho người dùng câu hỏi: “Chúng được sinh ra để làm gì?” và “Tại sao phải sử dụng chúng thay vì các mạng xã hội ra đời trước đó?”.
Để làm được điều này, các nền tảng mới phải giải quyết được vấn đề của chính những mạng xã hội hiện nay, đó là khả năng bảo mật thông tin người dùng, việc xác thực danh tính thành viên để kiểm soát tin tức giả mạo (fake news) và quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp.
Mạng xã hội mới cần có một triết lý riêng. Thay vì tuân theo luật chơi của người chủ mạng xã hội, nền tảng mới phải biến cuộc chơi thuộc về người dùng, khi đó người dùng sẽ là chủ thực sự của mạng xã hội, là đồng sở hữu với người sáng lập ra nó.
Trong một nền kinh tế số, các mạng xã hội sẽ không thể tồn tại và cạnh tranh với các sản phẩm ngoại khi hoạt động riêng lẻ. Do vậy, hơn lúc nào hết, để có thể thành công, các mạng xã hội cần phải có được một hệ sinh thái hỗ trợ. Đó phải là một hệ sinh thái các sản phẩm số của người Việt Nam.
Với những hành động quyết liệt của Bộ TT&TT nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái số Việt Nam, hy vọng trong vài năm nữa, các mạng xã hội trong nước sẽ dần trở thành sản phẩm được yêu thích của người Việt.
" alt=""/>Mạng xã hội Việt Nam trong cuộc chiến giành người Việt trên sân nhàFrantisek Hadrava (45 tuổi, Cộng hòa Séc) hàng ngày vẫn lái xe đến chỗ làm hết khoảng 14 phút. Nhưng anh cho rằng, thời gian như vậy vẫn là quá lâu. Vì vậy, anh quyết tâm tạo ra máy bay để đi làm hàng ngày.
Nghĩ là làm, anh Hadrava đã dành 2 năm trời để chế tạo nên máy bay cỡ nhỏ riêng đủ cho 1 người ngồi có tên là Vampira. Máy bay siêu nhẹ dựa trên thiết kế của máy bay loại nhỏ Mini-Max của Mỹ.
Máy bay nhỏ sau khi hoàn thành có 1 buồng lái, cánh quạt chạy bằng động cơ 3 xi lanh, tốc độ tối đa 146km/giờ. Giá bán khoảng 3.700 Euro.
Mới đây, anh đã cho chiếc máy bay do mình chế tạo bay thử và mọi chuyện đều diễn ra tốt đẹp. Anh cho hay, mỗi ngày đi làm mất 14-15 phút bằng xe ô tô nhưng khi bay bằng máy bay chỉ mất 4-5 phút. Tuy nhiên, anh sẽ đi đường vòng để tránh gây tiếng ồn cho mọi người vào sáng sớm nên sẽ mất khoảng 7 phút.
Máy bay do anh Hadrava sáng chế có thể bay hơn 140km/giờ
Ngoài máy bay nói trên, Hadrava dự kiến chế tạo máy bay dựa trên mô hình của Deperdussin Pháp và Fokker Dr. I.
(Theo VTC)" alt=""/>Chán ô tô, người đàn ông bỏ 2 năm chế tạo máy bay đi làm