Vui mừng khi nhận tấm lòng của mọi người giúp đỡ, chị Thúy xúc động nói “Những ngày qua, mẹ con em nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Có bác ở nước ngoài cũng gọi điện động viện cháu. Qua tài khoản của em hiện đã nhận được gần 30 triệu của các nhà hảo tâm ủng hộ. Nhận được tình yêu thương của các nhà hảo tâm, mẹ con em vững tin hơn rất nhiều”.
Hiện tại, bé Hoàn đang điều trị ở Bệnh viện trung ương Huế, sức khỏe bé đãđược cải thiện rất nhiều
Như báo đã chia sẻ, bệnh ung thư đến với bé Đỗ Việt Hoàn (SN 2018), con trai của chị Thuý ngay từ khi con mới bước qua sinh nhật đầu tiên trong đời. Tháng 11/2020, trong 1 lần tình cờ xoa chân cho con, chị phát hiện một cục u nhỏ, cứng ở gan bàn chân. Do con không kêu đau nên chị vẫn nghĩ là hạch lành tính.
Tuy nhiên, khối hạch ấy cứ lớn dần lên mỗi ngày khiến chị Thuý vô cùng lo lắng. Chị đưa con đến một bệnh viện ở tuyến trung ương thăm khám. Bản thân người mẹ vẫn lạc quan tin rằng khối u lành vì chưa một lần thấy con kêu đau đớn. Thế nhưng, kết quả sinh thiết và giải phẫu bệnh sau đó như một cú sốc quá lớn đối với chị Thuý. Các bác sĩ chẩn đoán bé Hoàn mắc bệnh ung thư phần mềm thể sarcoma cơ vân
Từ ngày bé Hoàn phát bệnh, vợ chồng chị Thúy phải xoay xở, đi vay mượn tiền khắp nơi để lo cho con.
Trung bình mỗi tháng, chi phí điều trị, sinh hoạt, viện phí, mua hoá chất ngoài bảo hiểm của Việt Hoàn lên đến gần 20 triệu đồng. Trong khi đó, bản thân chị Thuý chỉ làm lao động tự do, hiện phải nghỉ ở nhà để chăm con. Vợ chồng chị cũng không có nhà cửa gì, nay đưa con về nhà nội, mai lại đưa con về ngoại. Ông bà nội ngoại hai bên cũng đã già cả, chẳng còn ai đủ khả năng lao động được nữa.
Xúc động trước tấm lòng của bạn đọc VietNamNet dành tặng gia đình mình, chị Thúy nghẹn ngào xin gửi lời cảm ơn tới các nhà hảo tâm gần xa đã quan tâm giúp đỡ bé Việt Hoàn. Chị Thúy cho biết, toàn bộ số tiền trên chị sẽ dành để chữa bệnh cho con trai
Phạm Bắc
Vụ hoả hoạn đã thiêu rụi toàn bộ căn nhà, khiến con út của anh Chứ tử vong. Còn người con trai thứ tư bị bỏng nghiêm trọng, phải nhập viện điều trị.
" alt=""/>Trao hơn 48 triệu đồng đến bé Đỗ Việt Hoàn bị bệnh ung thư hiếm gặp>> 2018, Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ ung thư thế giới?
Đi bộ lững thững không có hiệu quả
Giám đốc BV K cho rằng, để giảm tỉ lệ mắc ung thư, sẽ cần nhiều thời gian. Đây là quá trình thường xuyên, liên tục tuyên truyền về các tác nhân gây ung thư cũng như các biện pháp phòng tránh, hạn chế tiếp xúc các yếu tố nguy cơ để người dân có kiến thức dự phòng chứ không thể một sớm một chiều.
“Đơn cử như ung thư gan, để phòng ngừa, người dân phải tiêm vắc xin ngừa viêm gan B ngay từ bây giờ để phòng tránh viêm gan, xơ gan hay tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung nhưng cũng phải 10-20 năm sau mới thấy được tỉ lệ mắc mới 2 loại ung thư này giảm xuống”, GS Thuấn chia sẻ.
![]() |
GS Trần Văn Thuấn |
Ngoài ra, người dân phải từ bỏ thuốc lá để giảm mắc các ung thư liên quan đến khói thuốc lá như ung thư phổi, họng thanh quản, trực tràng, gan, vú... Thống kê cho thấy, trên 30% bệnh ung thư có liên quan đến thuốc lá.
Trong ăn uống, GS Thuấn lưu ý cần ăn hợp lý và an toàn, chế độ ăn có hàm lượng đạm vừa phải, thay vào đó ăn nhiều hoa quả, rau xanh, tránh ăn thực phẩm ôi thiu.
Đơn cử, nếu ăn dưa quá khú sẽ có nhiều chất nitrosamine gây ung thư vòm họng và ung thư vùng cổ, gạo mốc có nhiều aflatoxin gây ung thư gan...
Song song, cần kết hợp với tập luyện, thể dục, thể thao, tuy nhiên cần lưu ý theo đúng lộ trình, đủ giờ, và đủ cường độ.
“Nôm na có thể áp dụng theo công thức 3-5-7, tức mỗi ngày cố gắng tập luyện tối thiểu 30 phút, tập 5 ngày trong tuần. Nhưng lưu ý cường độ tập, với mùa mát, phải tập toát mồ hôi mới đủ lượng, nếu chỉ đi bộ 30 phút lững thững thì không có hiệu quả phòng ung thư hay các bệnh tim mạch”, GS Thuấn nhấn mạnh.
Theo Giám đốc BV K, thực tế hiện nay có rất nhiều người bỏ số tiền lớn để uống thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ dưỡng, các loại nấm, sâm... hàng ngày với hy vọng có thể ngừa được ung thư. Tuy nhiên có những thứ hiệu quả nhất như bỏ thuốc lá, dinh dưỡng rẻ có tác dụng ngừa ung thư, thể dục thể thao lại không áp dụng.
“Bỏ thuốc lá không chỉ nâng cao sức khoẻ cho chính bản thân mình mà còn bảo vệ cả những người xung quanh. Nhiều phụ nữ mắc ung thư phổi chính là do hút thuốc lá bị động", GS Thuấn nói.
Người dân cần tạo thói quen khám dự phòng ung thư hàng năm
Đến nay, để dự phòng ung thư, công tác sàng lọc, phát hiện sớm đóng vai trò quan trọng nhất, nhất là khi hầu hết bệnh nhân ung thư ở Việt Nam đều đến viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, chữa trị hết sức khó khăn.
“Ung thư không đáng sợ như chúng ta thường nghĩ. Ung thư có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Nhiều nước trên thế giới thường khuyến cáo người dân khám sức khoẻ tối thiểu 1-2 lần/năm để phát hiện nhiều bệnh, trong đó có ung thư. Với một số đối tượng có nguy cơ cao, có thể tầm soát dày hơn và sớm hơn”, GS Thuấn khuyến cáo.
GS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K cho biết, ung thư đang trở thành gánh nặng trên toàn thế giới. Theo xu hướng chung, các nước càng phát triển, tỉ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm như ung thư, đái tháo đường, tim mạch, rối loạn sức khoẻ tâm thần càng tăng.
Việt Nam đã chuyển từ nước đang phát triển sang nước có thu nhập trung bình, tỉ lệ mắc các bệnh không truyền nhiễm, trong đó có ung thư đang tăng lên qua từng năm.
GS Thuấn dẫn chứng, năm 2000, cả nước có 68.000 ca mắc mới ung thư, đến 2012 tăng lên 116.000 ca mắc mới, 94.000 trường hợp tử vong. Năm 2018, theo số liệu mới nhất của WHO, số ca mắc mới đã tăng lên 165.000 và số tử vong tăng lên 115.000 ca, trung bình cứ 100.000 dân có 154,5 trường hợp bị ung thư.
“Trong 3 mức cao, trung bình, thấp, Việt Nam mới vừa chuyển từ mức thấp lên mức trung bình, đứng vị trí 99/185 quốc gia, vùng lãnh thổ có số liệu về ung thư, để thấy tỉ lệ mắc ung thư của Việt Nam không phải quá cao”, GS Thuấn thông tin.
Nhìn tổng quan trên bản đồ ung thư thế giới, tỉ lệ mắc của Việt Nam không cao, tuy nhiên tỉ lệ tử vong tương đối lớn, xếp vị 56/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỉ lệ 104,4/100.000 dân. Vào năm 2016, tỉ lệ tử vong của Việt Nam ở mức 110/100.000 dân.
GS Thuấn nhận định, trong tương lai, các bệnh không lây nhiễm sẽ tiếp tục gia tăng tại Việt Nam, trong đó tỉ lệ mắc ung thư sẽ ngày càng nhiều.
Thúy Hạnh
Mắc ung thư phổi từ khi mới 15 tuổi, dù được điều trị nhiều biện pháp tích cực nhưng bệnh nhân đã tử vong 2 năm sau đó.
" alt=""/>Giám đốc BV K chỉ ra sai lầm chết người của người Việt khi ngừa ung thưTheo vị phó giám đốc này, nguyên nhân khiến Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội hết thuốc tê là do giấy phép lưu hành thuốc tê của các nhà cung cấp chưa được gia hạn. Trong khi chỉ có 2 - 3 đơn vị nhập loại thuốc này về Việt Nam.
Chỉ một ngày sau, PGS.TS Trần Cao Bính, Giám đốc Bệnh viện này, phủ nhận việc "chỉ thiếu 1 loại thuốc tê mà bệnh viện phải đóng cửa”.
Ông Bính cho hay có nhiều loại thuốc tê được dùng trong viện, không có loại này thì dùng loại khác. Loại thuốc tê khan hiếm được nhắc đến là loại nồng độ Lidocain 2%. Nguyên nhân có thể chậm cung ứng thuốc lý do giấy phép nhập khẩu thuốc tê đã hết hạn từ tháng 3/2022. Công ty này vừa hoàn thiện hồ sơ xin gia hạn giấy phép theo yêu cầu của Cục Quản lý dược.
Trước phản ánh trên từ nhà nhập khẩu, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết đã trực tiếp chỉ đạo Cục Quản lý dược xem xét, phê duyệt kịp thời với hồ sơ xin nhập khẩu đã hoàn thiện theo yêu cầu, đảm bảo cung ứng thuốc để đáp ứng nhu cầu điều trị.
Trong 271 loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế vừa được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hôm 23/9, có các loại thuốc điều trị đau chấn thương, bong gân, viêm cơ,...; thuốc kháng sinh; hoạt huyết dưỡng não; giảm đau, hạ sốt; thuốc hô hấp…
Đây là đợt công bố thứ 3 về gia hạn hiệu lực số đăng ký, đồng thời đây là số thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế... có giấy đăng ký lưu hành hết hạn ngày 31/12/2022 được công bố gia hạn hiệu lực số đăng ký theo quy định tại khoản 1 điều 14 Nghị định số 29 của Chính phủ.
Trước đó, tháng 6/2022 Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc cho hơn 6.250 loại thuốc vắc xin và sinh phẩm y tế (lần 1); lần 2 vào giữa tháng 7/2022 với gần 3.600 giấy.
Như vậy với 3 đợt gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, vắc xin và sinh phẩm y tế của Bộ Y tế, đã có hơn 10.100 giấy đăng ký được gia hạn.
Thời gian qua, tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế diễn ra tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe người dân.
Hồi tháng 8, Bộ Y tế có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ nhằm tháo gỡ nhiều quy định liên quan. Theo tờ trình do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên ký, thống kê từ 34 Sở Y tế, 21 bệnh viện tuyến Trung ương và 2 bệnh viện trực thuộc trường Đại học cho thấy: 40/55 Sở Y tế và bệnh viện Trung ương báo cáo có tình trạng thiếu thuốc.
Bộ Y tế xác định nguyên nhân thiếu thuốc một phần do tình trạng hết hạn số đăng ký lưu hành của một số loại thuốc, nhân lực quản lý nhà nước quá ít, khó khăn trong xử lý hồ sơ.
Theo Luật Dược, thuốc muốn lưu thông hợp pháp trên thị trường phải được doanh nghiệp đăng ký lưu hành - đây là điều kiện bắt buộc.
Giấy này do Bộ Y tế cấp có thời hạn 5 năm. Khi giấy phép hết hạn, doanh nghiệp phải xin gia hạn, nếu không thì phải ngừng cung ứng loại thuốc đó.