Theo lịch, phim "Về nhà đi con" sẽ được phát sóng trên VTV1 vào lúc 21h00 các ngày trong tuần từ Thứ Hai đến Thứ Sáu. Ngay sau khung giờ chiếu trên VTV1, từ lúc 21h30 khán giả có thể lên mạng xem lại trên hệ thống VTV Giải trí.
Gapo có 3 cổ đông sáng lập là ông Kiên nắm 30% cổ phần; Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ cao Việt Sifo giữ 35% và Công ty Cổ phần Tập đoàn G (G-Group) chiếm 35% cổ phần.
G-Group cũng chính là đơn vị sở hữu quỹ đầu tư G-Capital. Theo thông tin trên website của G-Group, G-Capital là quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ và tài chính. G-Capital tham gia đầu tư vào các công ty thành viên của tập đoàn G-Group và hỗ trợ các công ty tăng trưởng, quản trị, gọi vốn trong các vòng đầu tư tiếp theo.
![]() |
G-Group thành lập tháng 1/2016 với số vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng, sau đó tăng vốn lên 60 tỷ đồng vào tháng 8/2018. Địa chỉ trụ sở của G-Group hiện nằm ở 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội. Đây cũng chính là địa chỉ đăng ký của Gapo.
Ban đầu, G-Group có 4 cổ đông sáng lập, trong đó riêng ông Phùng Anh Tuấn (sinh năm 1984) đã nắm 87% cổ phần. Trong khi đó, 3 cổ đông còn lại là các ông Bùi Tiến Thành, Tô Đại Phong và Nguyễn Minh Đức chỉ lần lượt giữ 5%, 5% và 3% cổ phần G-Group.
Tuy nhiên, hiện ông Tuấn đã thoái hết vốn ở G-Group dưới danh nghĩa nhà đầu tư cá nhân, 3 đồng sáng lập còn lại đều gom thêm cổ phần của doanh nghiệp và giữ 4-6% vốn của doanh nghiệp. Dù vậy, ông Tuấn vẫn là Chủ tịch G-Group.
Sau hơn 3 năm hoạt động, G-Group cho biết đang có 8 công ty thành viên và hơn 1.000 nhân sự, tập trung vào hai lĩnh vực công nghệ và tài chính. Tổng giám đốc hiện tại của G-Group là ông Phùng Anh Tú (sinh năm 1988), em trai của ông Tuấn.
Trong số các công ty con của G-Group, nổi bật hơn cả là chuỗi cửa hàng cầm đồ F88. Hệ thống F88 ra đời năm 2013 và hiện có hơn gần 100 cửa hàng tại 7 tỉnh, thành, tập trung ở Hà Nội và TP.HCM. Đây cũng là một trong những hệ thống cầm đồ có quy mô lớn nhất Việt Nam. Ông Phùng Anh Tuấn đang giữ chức chủ tịch HĐQT và CEO của F88.
![]() |
Ông Phùng Anh Tuấn, Chủ tịch G-Group. Ảnh: Viet Tuan/vneconomictimes.com |
Trong những lần trả lời báo chí gần đây, ông Tuấn cho biết năm 2018, F88 phục vụ 30.000 khách hàng thường xuyên. CEO sinh năm 1984 đặt mục tiêu sẽ có 300 cửa hàng cầm đồ F88 vào năm 2021 và con số này sẽ tăng lên tới 1.000 cửa hàng vào năm 2023.
Hệ thống cầm đồ này cũng được quỹ đầu tư Mekong Capital rót vốn từ năm 2017. Đây là quỹ từng đầu tư vào nhiều doanh nghiệp lớn như chuỗi bán lẻ Thế giới Di động, nhà phân phối hàng điện tử Digiworld, chuỗi nhà hàng Golden Gate.
Bên cạnh mô hình vay cầm đồ, G-Group cũng có một công ty con kinh doanh trong lĩnh vực cho vay ngang hàng trực tuyến (P2P) là Tima. Theo thông tin giới thiệu của doanh nghiệp, Tima thành lập năm 2016 và là nền tảng công nghệ cho vay ngang hàng đầu tiên ở Việt Nam.
Tima vào cuối năm 2018 gọi vốn thành công 3 triệu USD từ một quỹ đầu tư nước ngoài và cho biết định giá doanh nghiệp hiện tại khoảng 500 tỷ đồng.
Ngoài những công ty con trên, G-Group còn sở hữu nền tảng đa kênh về truyền thông giải trí BeatVn; đơn vị kinh doanh các lĩnh vực liên quan thể thao điện tử GTV; công ty an ninh mạng VSEC; công ty nghiên cứu phát triển công nghệ Ginnovation; dịch vụ chuyển tiền nhanh G-Pay hoạt động theo mô hình Uber.
Trong số này, Tổng giám đốc Gapo Hà Trung Kiên cũng là người đại diện theo pháp luật và tổng giám đốc của G-Pay.
" alt=""/>Công ty hứa rót 500 tỷ cho mạng xã hội 'made in Vietnam' mới là ai?"Chúng tôi không phải lúc nào cũng đồng ý về tất cả các vấn đề, nhưng chúng tôi đồng ý về nhiều vấn đề và việc lắng nghe nhau luôn là điều quan trọng," ông Le Maire tweet trên trang Twitter cá nhân.
Pháp đã trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên thông qua luật thuế đánh vào các ông lớn công nghệ. Hồi đầu tháng này, Quốc hội Pháp đã thông qua một đạo luật mới - thường gọi đó là thuế GAFA, từ viết tắt của Google, Apple, Facebook và Amazon - sẽ đánh thuế các đại gia công nghệ vào doanh thu tích lũy trong nước, ngay cả khi trụ sở châu Âu của các hãng này ở nơi khác.
Đạo luật này được cho là chắc chắn gây ảnh hưởng đến các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ như Google, Apple, Facebook và Amazon.
Động thái này đã khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump tức giận và tuyên bố mở một cuộc điều tra chưa từng có đối với Pháp, qua đó có thể kích hoạt việc áp thuế đối với hàng hóa của Pháp.
Trong các bình luận với đài phát thanh France Inter, Bộ trưởng Le Maire cho biết Pháp sẽ không ủng hộ kế hoạch áp thuế 3% đối với doanh thu.
Ông nói rằng ông sẽ nói rõ rằng quốc hội Pháp đã đồng ý việc đánh thuế và điều này chỉ có thể được rút nếu có thỏa thuận quốc tế.
Tiếp sau Pháp, các nước Anh, Tây Ban Nha đang có những bước đi tương tự.
Tuy nhiên, một số các quốc gia EU nhỏ hơn như Ireland và Luxemburg - những quốc gia đang có mức thuế thấp, nơi đặt trụ sở châu Âu của các đại gia kỹ thuật số - đã ngăn cản sự đồng thuận ở EU trong việc đánh thuế chung nhằm vào các ông lớn công nghệ.
Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz cho biết ông hy vọng năm tới có thể có các quy tắc quốc tế thay thế cho các đạo luật đánh thuế riêng lẻ của từng nước nhằm vào các hãng công nghệ lớn.
Theo Vietnam+
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 4/4 cảnh báo Pháp nên từ bỏ kế hoạch đánh thuế các "gã khổ lồ" kỹ thuật số như Facebook và Apple, lập luận rằng điều này sẽ làm phương hại tới các doanh nghiệp của Mỹ.
" alt=""/>Pháp tuyên bố vẫn đẩy mạnh đánh thuế các đại gia công nghệ