"Chúng tôi đều thích trang điểm, chăm sóc bản thân, sưu tầm đồ trang sức và làm móng", Gelgi chia sẻ.
Dù khó khăn khi giao tiếp bằng mắt nhưng Gelgi và Amge vẫn uống trà, trò chuyện rôm rả cùng nhau trong suốt sự kiện.
Ngày này bắt đầu từ một sự kiện diễn ra vào rạng sáng 1/6/1942. Lúc này, quân phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em.
Tại đây, phát xít Đức đã tàn sát 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung. 88 em bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người.
Hai năm sau, ngày 10/6/1944, phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương.
Để tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội đã bị Đức Quốc Xã sát hại nhẫn tâm, năm 1949, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày Quốc tế Thiếu nhi.
Liên đoàn muốn chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. Kể từ năm 1950, ngày 1/6 hàng năm trở thành ngày của thiếu nhi.
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em - Văn kiện pháp lý Quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt.
Ở nước ta, ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1/6 và Tết Trung thu (15/8 âm lịch) hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước.
Thông thường, vào ngày này trẻ nhỏ sẽ nhận được quà, lời chúc mừng từ gia đình, thầy cô và tham gia những hoạt động vui chơi.
Ngoài ra, trẻ em còn được gia đình dẫn đi sắm quần áo mới, mua đồ chơi, đưa đi chơi. Ngày Quốc tế Thiếu nhi ra đời có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với trẻ nhỏ mà còn cả người lớn. Nó nhắc nhở các bậc cha mẹ về ý thức, trách nhiệm yêu thương, chăm sóc và che chở cho trẻ em.
Lê Phương
Bọn trẻ nhà tôi cuồng chân, chán nản vì bị giam trong nhà, hết tivi rồi điện tử. Vậy còn nhà các bạn thì sao?
" alt=""/>Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 có thể bạn chưa biếtTấm ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội cùng câu chuyện khiến nhiều người cảm thấy thắt lòng.
Cô gái viết:
Thật sự hôm nay mình đã khóc, khóc rất nhiều vì nhìn thấy hình ảnh này, người lái xe là bố mình. Để có số tiền 3 triệu gửi lên cho mình ăn học hàng tháng thì bố ngày đi chạy grab, tối đi làm bảo vệ. Bố cấm mìnhđi làm thêm và chỉ muốn mình tập trung vào việc học.
Bố có nghị lực thật phi thường, bố luôn giấu mình và vì ngây thơ mà mình chẳng biết điều ấy. Chẳng để ý rằng bàn tay ấy đã vì nắng, vì gió mà đen đúa gầy guộc đi nhiều.
Đợt vừa rồi nghỉ lễ mình về gặp bố, mắt bố trũng sâu vì thiếu ngủ, da bố rám nắng và đen đi một cách khó hiểu. Nhưng bố nói người già ai chẳng vậy.
Có lẽ con gái của bố đã quá ngây thơ và chẳng hiểu bố đã phải vất vả mới có số tiền ấy để gửi đều đặn cho con hàng tháng.
Bữa cơm của bố chỉ có hai món duy nhất, bố ăn cơm với 2 quả trứng và chút rau luộc. Bố nói bố thích ăn trứng, trứng ngon, trứng dễ ăn. Bố ăn nhiều đến nỗi nhìn cái thùng rác chỉ toàn vỏ trứng chứ không hề có cái khác. Làm gì có ai thích ăn mãi một món nhưng vì để tiết kiệm tiền nuôi con gái ăn học mà bố mình vẫn ăn nó hàng ngày, thường xuyên đều đặn.
Đến hôm nay khi thấy bức ảnh, gọi điện về hỏi bố, vẫn là giọng nói ồmồm bố mắng mình"gọi cái gì tầm này tao đang ngủ, tối còn phải đi làm". Vâng nhưng là giọng nói gấp gáp, nhưng có tiếng còi xe máy, và cuộc gọi thứ 2 bố từ chối nghe.
Đến tối mìnhgửi ảnh và bố đã xác nhận điều ấy. Thương bố, chỉ muốn chạy về ôm bố khóc như những ngày còn bé, ốm đau, bị ngã xe,mắt bố đỏ hoe, bố ôm vào lòng vỗ về.
Con chẳng mong con lớn nữa chỉ mong bố đừng già đi. Con thương bố nhiều lắm bố ơi.
Nhiều người lặng đi khi nghe về câu chuyện, nhiều người tin rằng đây là câu chuyện có thật giữa đời thường khi ngày ngày vẫn chứng kiến rất nhiều bác shipper tuổi cha chú, tuổi ông rồi vẫn đang nhọc nhằn mưu sinh giữa trời nắng chang chang, nóng như chảo rang 40-50 độ ngoài đường gom nhặt từng đồng tiền lẻ. Phía sau họ có thể là cả một gia đình mà họ cần cáng đáng, là mẹ già, vợ ốm, hay những đứa con đang còn ngồi trên ghế nhà trường…
Dưới một góc nhìn khác, nhiều người cho rằng "tình thương vô bờ của bố mẹ thì không phải bàn nhưng cấm con đi làm thêm chỉ lo học thôi thì chưa đúng đâu". Các bạn trẻ ngoài việc đi học ở trường cũng rất cần "học" ngoài đời, ra đời làm thêm để tích lũy kinh nghiệm, đỡ đần bố mẹ bớt gánh nặng nuôi mình.
Cô gái tuổi cũng không còn nhỏ, nói thương bố nhưng bố cấm đi làm là không đi làm luôn, ngồi viết ra mấy dòng như vậy thôi thì cũng chưa thực sự là biết thương bố mẹ.
"Đừng thương bằng mồm, lên đại học rồi vẫn để bố nuôi. Lên đại học mình đã đi làm cộng tác viên một lúc cho 2 công ty rồi", "Đúng thật, khi bạn cảm thấy cuộc sống nhàn hạ thì người khác đang gánh bạn", "Em không lớn thì ăn bám bố mẹ đến bao giờ? Bố em sẽ già nhưng già trong nhàn hạ chứ không phải nuôi báo cô em nữa. Thương thì học hành chăm chỉ cho cẩn thận rồi tự lo cho bản thân đi, ngồi viết không giúp bố đỡ vất vả đâu"…là những lời cư dân mạng gửi gắm đến cô con gái.
Ai cũng có tuổi thơ đi qua với những kỷ niệm thật đẹp được bố mẹ nuôi dưỡng, nâng niu, chăm lo cho từng tí một. Nhưng ta lớn rồi, cũng đồng nghĩa với bố mẹ cũng già rồi, hãy để bố mẹ được nghỉ ngơi. Tuổi trẻ thời đại mới, nếu trong khả năng bản thân có thể tự làm được điều gì đó cho bố mẹ bớt cực, các bạn trẻ hãy nỗ lực hết sức, hãy năng động lên mà gánh vác. Vì sự nên người của chính bạn, cũng là vì để tóc bố mẹ đừng thêm nhiều sợi bạc, để trên trán, trên khóe mắt, trên gương mặt đã già theo năm tháng của bố mẹ đừng hằn thêm những nhọc nhằn.
Theo Dân Trí
Trách người con gái bất hiếu và thương người cha vất vả là những cảm xúc của nhiều độc giả sau khi đọc bài viết Bố đề nghị ở nhờ nhưng dịch Covid-19 khiến tôi đắn đo đăng trên báo VietNamNet ngày 19/5.
" alt=""/>Cảm động câu chuyện bố ngày chạy grab, tối làm bảo vệ nuôi con ăn học