Lamborghini Aventador LP700-4 đầu tiên tại Việt Nam vừa được bắt gặp dạochơi trên đường phố Sài Gòn vào ban đêm.
Siêu xe Lamborghini Aventador LP700-4 màu vàng này về nước hồi tháng 6/2012,tin the giới 24hsau đó đeo biển ngoại giao.

Lamborghini Aventador LP700-4 đầu tiên tại Việt Nam vừa được bắt gặp dạochơi trên đường phố Sài Gòn vào ban đêm.
Siêu xe Lamborghini Aventador LP700-4 màu vàng này về nước hồi tháng 6/2012,tin the giới 24hsau đó đeo biển ngoại giao.
Đánh thì xót, không đánh thì hư
“Tôi cũng chủ trương không dùng đòn roi với con, cố gắng dạy con bằng các cách bình yên nhất. Nhưng nhiều khi bất lực với con thực sự. Con bướng, khó bảo đến mức không thể nhịn nổi. Hôm trước vừa vật con ra giường tẩn cho một trận. Đánh xong con khóc, mẹ cũng khóc theo. Xót con cả tối không sao ngủ được”, chị Hà Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ.
Con gái chị Hà Anh đang học lớp mầm, bé khá ngoan và nghe lời người lớn. Nhưng mỗi khi phật lòng điều gì đó là bé ném đồ, khóc ăn vạ. Chị Hà Anh theo trường phái “đánh con là thất bại lớn của cha mẹ” nên luôn cố gắng dạy dỗ con bằng các biện pháp ôn hòa. Chỉ đến khi con quá bướng, dám hất cả bát cơm xuống sàn vì mẹ gắp miếng trứng mà bé không thích ăn, chị bực mình quá mới vật con ra giường tét mông.
![]() |
Dù không muốn dùng roi vọt với con nhưng nhiều tình huống con quá bướng cũng sẽ khiến các ông bố bà mẹ hiền dịu nhất “tăng xông”. |
“Lúc đó mình bất lực thực sự. Phạt con cũng đã làm, nói chuyện với con cũng rất nhiều lần, con vẫn bướng như vậy nên đành phải đánh”, chị lý giải.
Xử trí thế nào khi con hư là điều mà tất cả những người làm cha, làm mẹ đều đau đầu tìm lời giải. Người phạt con, người đánh con nhưng rồi hành vi xấu của con lại lặp lại.
“Lúc đầu mình cũng phạt nhẹ nhàng đấy, nhưng có vẻ các hình phạt không làm con sợ mà còn nhờn hơn, nghịch dại hơn như thách thức bố mẹ. Đến khi bực quá, không chịu được nữa đành cho ăn roi. Thế mà con vẫn không sợ, vẫn hư, vẫn ăn roi đều. Biết đánh con là hạ sách nhưng mình không còn cách nào khác. Ai có con trai thì sẽ hiểu”, một bà mẹ có con trai 7 tuổi chia sẻ.
Làm sao để dạy con hư không cần roi vọt?
Chia sẻ tại buổi trò chuyện “Tôi làm mẹ giận” diễn ra ở Hà Nội chiều 21/4, nhà văn Trang Hạ, bà mẹ của ba đứa con, cho rằng khi con hư, cha mẹ nên tìm cách nói chuyện với con trước khi nghĩ đến dùng hình phạt.
“Tất cả các lỗi lầm của con nên xử lý sau 24 tiếng khi mẹ đã bình tĩnh trở lại. Khi con hư, phản xạ đầu tiên của cha mẹ là muốn trừng phạt nhưng điều đó chỉ thỏa cơn giận của người lớn lúc đó chứ không có tác dụng dạy dỗ đứa trẻ. Hãy nói chuyện với con lúc con tưởng là mẹ đã quên lỗi của nó rồi. Lúc đó cả mẹ và con đều bình tĩnh để tiếp nhận câu chuyện.
Trước đây con mắc lỗi, tôi cũng thường phạt con không được đi chơi hoặc không được sử dụng thứ gì đó mà con thích. Nhưng kể từ khi tôi học được từ một phụ huynh cách phạt con bằng vòng tròn xin lỗi. Tôi cũng về nhà vẽ một vòng tròn xin lỗi trong gia đình mình. Bất cứ ai mắc lỗi, bố mẹ hay con cái đều phải đứng vào vòng tròn xin lỗi đó để tự nhìn lại lỗi lầm của mình. Tôi phát hiện ra là con sợ đứng vào vòng tròn đó hơn cả bị phạt đi chơi và từ đó con rất ít khi mắc lỗi”, Trang Hạ chia sẻ.
![]() |
Nên giải quyết các lỗi lầm của con khi cả cha mẹ và con đều đã bình tĩnh trở lại. |
Chị Hoài Anh, tác giả những cuốn sách dạy con nổi tiếng như “Trái tim của mẹ”, “Nim – những câu chuyện nhỏ” thì cho rằng dù bản thân chị không dùng bạo lực với con nhưng cũng không nên lên án hay trầm trọng hóa việc dạy con bằng roi vọt của những bà mẹ khác. Bởi theo chị, còn có hình thức bạo hành khác đáng lên án hơn.
“Có những bà mẹ không dùng đòn roi với con nhưng lại bạo hành con bằng hình thức khác ghê gớm hơn đó là thường xuyên mắng chửi con, đay nghiến, chì chiết con, cái đó còn nguy hại hơn gấp nhiều lần”, chị Hoài Anh nói.
Bà mẹ có cô con gái 5 tuổi chia sẻ rằng, xử trí với con hư thì điều quan trọng nhất là sự kiên nhẫn của cha mẹ. “Không một đứa trẻ nào sinh ra đã bướng, sẽ có thời điểm con hết bướng và chấp nhận thỏa hiệp với cha mẹ. Vấn đề là người lớn cần phải kiên nhẫn. Cũng giống như chuyện một đứa trẻ không thích ăn rau. Theo nghiên cứu khoa học thì một đứa trẻ dưới 6 tuổi cần phải thử đủ 18-20 lần với mỗi loại rau củ mới. Nhưng bố mẹ thì chưa bao giờ đủ kiên nhẫn để cho con thử đến từng đó lần, mà chỉ nổi đóa khi con không chịu ăn”, chị Hoài Anh nói.
Từ trái qua phải: Họa sĩ Mai Hoa, bé Nim - con gái chị Hoài Anh, tác giả Hoài Anh, nhà văn Trang Hạ. |
Họa sĩ Mai Hoa, bà mẹ nổi tiếng đưa 3 con đi phượt khắp châu Âu cũng chia sẻ cách “trị” khi con hư: “Hãy trò chuyện với con khi cả con và mẹ đều đã bình tĩnh trở lại. Và mẹ phải kiên trì cho đến khi con nhận ra lỗi của mình”.
Chị Hoa kể về trường hợp con trai thứ hai của chị. Năm bé 4 tuổi, có một lần bé đòi uống nước ép hoa quả trong tủ lạnh, chị tưởng là đã hết nên nói với con là “không còn đâu con ạ”. Ai ngờ bé tự ra mở tủ lạnh và lấy chai nước uống. Sau đó bé ra chỗ mẹ tát mẹ một cái và bảo “mẹ sai con có quyền đánh mẹ”. Lúc đó chị rất choáng với hành động của con, giải thích với con đủ thứ nhưng con vẫn nhất mực cho rằng mẹ nói dối, mẹ sai là con có quyền đánh mẹ. Phải mất cả tháng trời thủ thỉ trò chuyện khi hai mẹ con đi ngủ, nằm bên nhau, bé nhà chị mới nhận mình sai và xin lỗi mẹ.
“Hãy trò chuyện với con khi con gần mình nhất, khi con yếu lòng nhất và cần mình nhất. Đối với bé dưới 5 tuổi thì là lúc tắt điện bắt đầu đi ngủ, lúc đó con sợ bóng tối, cần mẹ nhất thì những lời thủ thỉ của mẹ sẽ được con lưu tâm”, chị Mai Hoa bật mí.
Kim Minh
" alt=""/>Bí quyết kìm nén cơn giận để không đánh khi con hưXây dựng phòng chỉ huy điều hành để Thủ tướng có thể chỉ đạo trực tiếp lãnh đạo các xã, phường, thị trấn là nhiệm vụ đột xuất đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính giao cho Bộ TT&TT vào ngày 29/8.
Trong 11.000 xã, phường, thị trấn trên toàn quốc, Thủ tướng yêu cầu trước mắt tập trung vào hơn 2.500 xã, phường tại các địa phương phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch.
Các số liệu thời gian thực của những nền tảng công nghệ phòng chống dịch Covid-19 của Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid quốc gia cũng được đưa về phòng điều hành chỉ huy này. Dựa trên các số liệu thời gian thực, Thủ tướng sẽ đưa ra các quyết định phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh; quan trọng hơn, sau mùa dịch, hệ thống còn được sử dụng để điều hành kinh tế, xã hội.
Nhiệm vụ kết nối hệ thống hội nghị trực tuyến tới toàn bộ các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc nhằm bảo đảm chỉ đạo thông suốt từ Trung ương tới từng cơ sở đang được Bộ TT&TT chỉ đạo 2 tập đoàn VNPT, Viettel gấp rút triển khai.
Tính đến ngày 31/8, trung tâm chỉ huy, điều hành trực tuyến về công tác phòng chống dịch từ phòng làm việc của Thủ tướng đã kết nối tới 2.594 điểm cầu tại các xã, phường, thị trấn thuộc 19 tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Trao đổi với ICTnews, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) nhận định, điểm đặc biệt nhất của việc thiết lập hệ thống truyền hình hội nghị lần này là sự kết nối từ phòng làm việc của Thủ tướng tới cấp xã, phường, thị trấn.
Theo phân tích của ông Vũ Thế Bình, hiện nay, hạ tầng viễn thông và Internet của Việt Nam ở nhóm những nước tốt nhất trong khu vực. Do đó, việc hình thành kết nối mạng từ cấp Trung ương đến cấp xã, phường, thị trấn là hoàn toàn khả thi, mặc dù chất lượng hay băng thông ở khu vực vùng sâu, vùng xa còn hạn chế.
“Điều đặc biệt trong chỉ đạo chống dịch mấy hôm nay của Thủ tướng là việc ứng dụng công nghệ và hạ tầng viễn thông cho một kiểu chỉ đạo ít thấy: từ Trung ương xuống thẳng cấp xã, phường, thị trấn. Nghĩa là, công nghệ đã được dùng để tạo một phương pháp làm việc đột phá”, ông Vũ Thế Bình nêu ý kiến.
Bước điều chỉnh tư duy quan trọng
Chia sẻ thêm về việc Thủ tướng trực tiếp kiểm tra, nắm bắt tình hình và chỉ đạo chống dịch trực tuyến các lãnh đạo xã, phường, thị trấn ở một số tỉnh, thành phố phía Nam vừa qua, đại diện VIA cho rằng: Việc có khả năng chỉ đạo trực tiếp từ Trung ương đến địa phương có thể mang lại một nét mới trong chỉ đạo và thực thi chống dịch, ít nhất đã làm phẳng hoá công tác chống dịch. Thông tin được truyền đạt trong toàn hệ thống có tính chất thông suốt, rõ ràng và kịp thời hơn.
Hệ thống họp trực tuyến xuyên suốt phẳng hóa cũng cho phép cấp cơ sở trình bày, đề xuất những sáng kiến từ thực tiễn một cách tốt hơn. “Chắc chắn tốt hơn hẳn cách thức hành chính tuần tự trong tình trạng thông thường”, đại diện VIA khẳng định.
![]() |
![]() |
Một điểm cầu tại Văn phòng Chính phủ (ảnh trên) và các điểm cầu cấp xã, phường tại Bình Phước đã được thiết lập xong vào cuối tháng 8. |
Cũng theo đại diện VIA, trong thực tế cuộc sống việc giao tiếp, trao đổi thông tin đã được phẳng hóa và có tốc độ nhanh, kịp thời thông qua các nền tảng mạng xã hội, nền tảng tin nhắn rộng rãi... Vì thế, việc ứng dụng công nghệ để hình thành một hệ thống chỉ đạo xuyên suốt cho thấy bước điều chỉnh tư duy khá quan trọng.
Đánh giá cao vai trò hỗ trợ tích cực của CNTT, Internet trong công tác chống dịch thời gian qua, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký VIA Vũ Thế Bình nhấn mạnh: Viễn thông, Internet và CNTT có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và phát triển kinh tế xã hội. Nó vừa là công cụ, vừa là động lực để thay đổi cách thức chúng ta sống và làm việc.
“Ứng phó với dịch bệnh khẩn cấp và bất ngờ, có thể có lúc viễn thông, Internet và CNTT chưa được ứng dụng thực sự tốt, nhưng theo thời gian và qua các bài học từ thực tế, chắc chắn rằng vai trò của viễn thông, Internet và CNTT sẽ rõ nét trong quá trình phòng, chống đại dịch cũng như "sống chung" với virus thời gian tới”, đại diện VIA bày tỏ sự tin tưởng.
Vân Anh
Trung tâm chỉ huy và hệ thống họp trực tuyến tới xã, phường được xây dựng “thần tốc” Chiều tối ngày 2/9, từ phòng làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thông qua hệ thống trực tuyến với toàn bộ 2.594 điểm cầu xã, phường, thị trấn của 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ. Đây là hệ thống họp trực tuyến đầu tiên phục vụ Thủ tướng kiểm tra, chỉ đạo, điều hành trực tiếp xuống các “pháo đài”, giúp công tác phòng, chống dịch Covid-19 được nhanh chóng, kịp thời đến các vùng dịch có diễn biến phức tạp và nguy cơ lây nhiễm cao. Sau khi đi kiểm tra việc chống dịch tại các xã, phường, thị trấn của TP.HCM, Hà Nội, các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, Thủ tướng đã chỉ đạo thiết lập Trung tâm chỉ huy và kiểm tra trực tuyến về phòng, chống dịch ngay tại phòng làm việc của Thủ tướng. Với nhiệm vụ Thủ tướng giao, Lãnh đạo BộTT&TT đã chỉ đạo Cục Bưu điện Trung ương phối hợp với 2 tập đoàn VNPT và Viettel triển khai ngay hệ thống họp trực tuyến phục vụ chỉ đạo điều hành của Thủ tướng đến tất cả các xã, phường, thị trấn của 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Bộ TT&TT, 2 tập đoàn Viettel và VNPT đã huy động lực lượng tối đa phối hợp cùng các xã, phường, thị trấn thần tốc triển khai. Sau 3 ngày, hệ thống đã hoàn thành việc kết nối. Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của Bộ TT&TT và 2 tập đoàn lớn của đất nước, chỉ trong thời gian ngắn đã thiết lập được hệ thống đảm bảo chất lượng. Hệ thống này sẽ là công cụ đắc lực để người đứng đầu Chính phủ sử dụng thường xuyên trong việc kiểm tra, giám sát, chỉ đạo điều hành đến cấp xã, phường, thị trấn trong tình hình diễn biến dịch bệnh vẫn diễn ra phức tạp tại các tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Việc sau 3 ngày hệ thống trực tuyến được thiết lập thể hiện quyết tâm đưa công nghệ vào công tác phục vụ phòng, chống dịch, góp phần sớm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. |
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thiết lập trung tâm chỉ huy và kiểm tra trực tuyến về phòng chống dịch ngay tại phòng làm việc của Thủ tướng đến 2.594 điểm cầu tại xã phường, thị trấn ở 19 tỉnh, TP phía Nam.
" alt=""/>Thủ tướng điều hành trực tuyến đến cấp xã, phườngSáng chế đệm thông minh giúp phát giác ngoại tình" alt=""/>Bẽ bàng phát hiện vợ ngoại tình