David Youdovin – giám đốc điều hành của Hire Society – một công ty chuyên cung cấp các đầu bếp, quản gia và người giúp việc cho các gia đình giàu có, cho biết, hầu hết các khách hàng của ông đều có đầu bếp hoặc quản gia riêng phụ trách việc mua sắm nhu yếu phẩm hằng ngày.
Các khách hàng của Youdovin thường đặt thực phẩm từ các nhà cung cấp cho các nhà hàng như Baldor – nơi yêu cầu phải mua hàng tối thiểu 250 USD mới giao hàng tại nhà. Trong suốt thời gian dịch bệnh, giới nhà giàu thực hiện các biện pháp phòng ngừa càng nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là trong việc mua sắm nhu yếu phẩm.
Youdovin cho biết, hầu hết người giúp việc ở trong các khu dân cư dành cho giới nhà giàu đều phải đeo mặt nạ, găng tay. Và bất cứ khi nào họ nhận hàng gửi đến, hoặc ra siêu thị mua đồ, họ đều phải thực hiện một quy trình vệ sinh nghiêm ngặt.
‘Họ khử trùng món đồ đó bằng nước khử trùng, sau đó họ để yên nó một chỗ, có những đồ lên tới 3 ngày tuỳ thuộc đó là mặt hàng gì, rồi sau đó họ mới được mang nó vào trong nhà’.
Forrest Barnett – người đứng đầu chi nhánh Southampton của công ty cho biết, nhiều khách hàng của họ hiện đang mua sắm trực tiếp từ các nông trại.
‘Bạn có thể gọi điện và họ sẽ đưa đồ ra xe, thậm chí là tới tận nhà’, Barnett nói.
Ngân sách chi cho nhu yếu phẩm của giới nhà giàu có thể dao động ở nhiều mức, nhưng chỉ riêng lương cho các đầu bếp tối thiểu đã là 120.000 USD/năm và mức cao nhất có thể lên tới 400.000 USD/ năm.
‘Chi phí cho đồ ăn có thể là 1 triệu USD/năm cho một gia đình cơ bản’, Youdovin nói.
![]() |
Những loại thực phẩm cao cấp vốn chỉ được giao cho các nhà hàng nổi tiếng bây giờ phục vụ cả những gia đình giàu có trong thời kỳ dịch bệnh. |
Dịch bệnh có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế nhưng với giới siêu giàu vốn sở hữu nhiều căn nhà, máy bay riêng thì tối thiểu họ có tới 15-20 giúp việc trong nhà. Khi họ phải ở nhà nhiều hơn, họ nhận ra rằng họ không thể cắt giảm khoản nấu ăn.
Nếu chỉ phải cách ly trong một vài tuần, họ có thể mua đồ ăn mang đi hoặc tự nấu, nhưng nếu thời gian cách ly lên tới vài tháng, họ bắt đầu tìm đến sự giúp đỡ bên ngoài, Tiana Tenet – đồng sáng lập The Culinistas, công ty chuyên cung cấp đầu bếp riêng cho các thành phố lớn của Mỹ, cho hay.
Các khách hàng của Tenet cũng được khuyên nên ở trong một phòng khác hoặc ra khỏi nhà trong khi các đầu bếp có mặt ở nhà họ để nấu ăn để đảm bảo giãn cách xã hội.
Một số gia đình thậm chí còn đề nghị tăng lương cho các nhân viên giúp việc để họ cách ly cùng chủ nhà trong suốt thời gian dịch bệnh.
Nữ doanh nhân Martha Stewart từng chia sẻ rằng lái xe, quản gia, người làm vườn của cô hiện đang ở chung với cô trong căn biệt thự riêng ở Bedford, New York trong suốt thời gian dịch bệnh. ‘Chúng tôi cùng nhau ăn tối, uống cocktail và chơi bài sau bữa ăn’.
Những nông trại hữu cơ miễn phí
![]() |
Khu dân cư Kohanaiki - nơi có trang trại hữu cơ dành riêng cho các thành viên. |
Một số gia đình chọn cách sử dụng thực phẩm từ các trang trại hữu cơ – nơi có ít nguy cơ lây nhiễm hơn các siêu thị đông đúc.
Ở một khu dân cư có tên là Kohanaiki (Hawaii, Mỹ), nơi mà giá nhà dao động từ 3 triệu USD tới 20 triệu USD, cư dân thường được cung cấp thực phẩm từ một nông trại dành riêng cho thành viên của khu dân cư hoàn toàn miễn phí.
Người phát ngôn của cộng đồng này cho biết, lượng cư dân đến lấy thực phẩm từ nông trại tăng lên trong thời gian dịch bệnh. Họ phải cử một nông dân luôn có mặt ở đó để tư vấn xem cư dân nên hái những loại rau củ nào.
Một khu dân cư cao cấp khác ở Utah cho biết, cư dân ở đây không cần phải đến siêu thị mua lương thực mà có thể đặt hàng tại nhà.
Youdovin chia sẻ, một số khách hàng của ông còn có những khu vườn hữu cơ riêng, thậm chí là các trang trại này còn chăn nuôi một số loại gia cầm để cung cấp thịt.
Giao hàng cao cấp tại nhà
Trước khi dịch bệnh hoành hành tại Mỹ, công ty cung cấp thực phẩm Regalis Foods thường giao trứng cá muối, nấm, cua hoàng đế, thịt bò Wagyu cho các nhà hàng Michelin trên khắp nước Mỹ. Nhưng từ khi dịch bệnh xuất hiện, công ty này còn mở thêm dịch vụ giao hàng tới tận nhà những vị khách sành ăn.
Khách hàng được ăn cua hoàng đế với giá 395 USD, thịt bò Wagyu với giá 17 USD cho gần nửa cân thịt…
Người sáng lập Regalis thừa nhận rằng công ty của ông phục vụ cho một đối tượng rất cụ thể. Ông cũng lo lắng về việc khi dịch bệnh còn tiếp tục gây ảnh hưởng trong thời gian tới thì đối tượng khách hàng này có tiếp tục sử dụng các sản phẩm cao cấp nữa hay không.
‘Tôi không biết người ta sẽ chuyển sang sử dụng các loại thực phẩm thông thường hay vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm của chúng tôi’.
Được thiết kế như khu nghỉ dưỡng sang trọng, đây là nơi an nghỉ của những người giàu có và quyền lực nhất thành phố New York nói riêng cũng như nước Mỹ nói chung.
" alt=""/>Nhà giàu Mỹ đi chợ thời CovidLặn bằng bình khí là niềm đam mê chung của anh chàng Ethan Studenic và bạn gái Morgan Whittaker. Chính đam mê đó khiến suốt 5 năm qua Studenic ấp ủ kế hoạch cầu hôn kỳ lạ dưới đại dương. Trong chuyến lặn biển gần đây tại đảo Bonaire ở Caribbean, anh đã cầu hôn Whittaker ở rạn san hô sâu gần 10 mét và giấu chiếc nhẫn đính hôn trong một vỏ sò.
Ethan Studenic và bạn gái Morgan Whittaker
Khi Whittaker bơi lại gần, anh mở vỏ sò và nói lời cầu hôn. Cô hạnh phúc đồng ý và ôm chầm lấy anh.
Chiếc nhẫn cầu hôn giấu trong vỏ sò
Cả hai sẽ kết hôn vào tháng 4 tới trước 100 thành viên trong gia đình và bạn bè. Cặp đôi này lần đầu gặp nhau tại lớp Toán học của trường đại học năm 2008.
Màn cầu hôn lãng mạn
Biết Hợp khó khăn trong việc kinh doanh, Nhi đứng ra giúp đỡ, rồi họ phải lòng nhau lúc nào không hay.
" alt=""/>Màn cầu hôn dưới đáy biển Caribbean với chiếc nhẫn giấu trong vỏ sòSau khi thực hiện các nghi lễ, họ chia thành từng nhóm để học kinh thánh hoặc đi ra ngoài để truyền đạo.
Khi ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được thông báo tới các thành viên, họ được yêu cầu phải nói dối rằng mình không phải là tín đồ của Shincheonji (Tân Thiên Địa), mặc dù sau đó phía nhà thờ phủ nhận việc này.
Trong khoảng hơn 400 ca đầu tiên lây nhiễm Covid-19, có hơn một nửa trong số đó là thành viên của Shincheonji cùng với bạn bè, người thân của họ. Tính đến nay, Hàn Quốc đã trở thành ổ dịch lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Vũ Hán, Trung Quốc.
Theo các quan chức y tế, tính đến ngày 22/2, họ vẫn chưa tiếp cận được với hơn 700 tín đồ của Shincheonji để sàng lọc nguy cơ lây nhiễm.
‘Các tín đồ của giáo phái này thường xuyên giấu giếm việc mình là thành viên của Shincheonji với những người ngoài, thậm chí là cả với bố mẹ họ’ – ông Hwang Eui-jong, một mục sư có nghiên cứu về giáo phái này cho hay.
‘Vì thế không có gì ngạc nhiên khi chính quyền chưa thể tiếp cận được với nhiều người trong số họ. Họ đang cùng nhau trốn tránh ở đâu đó, cầu nguyện rằng chuyện này sẽ nhanh chóng qua đi’.
![]() |
Các nghi lễ của giáo phái Shincheonji được cho là nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát ở Hàn Quốc. |
Sự bùng phát của dịch bệnh giữa các tín đồ của Shincheonji đang làm một phép thử cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ của Hàn Quốc – nơi đã chế ngự thành công sự bùng phát chết người của dịch viêm đường hô hấp có nguồn gốc từ Trung Đông vào năm 2015.
Các chuyên gia về giáo phái tôn giáo Hàn Quốc và các cựu thành viên của nhà thờ cho rằng những hoạt động nghi lễ của giáo phái này khiến cho các tín đồ của họ rất dễ nhiễm bệnh.
‘Không giống như các nhà thờ khác, Shincheonji yêu cầu các tín đồ phải ngồi trên sàn nhà, sát cạnh nhau trong suốt buổi lễ’ – Lee Ho-yeon, một cựu tín đồ từng rời khỏi nhà thờ vào năm 2015 cho hay. ‘Chúng tôi được yêu cầu không để bất cứ thứ gì trên mặt, như kính hay khẩu trang. Chúng tôi cũng được dạy phải hát các bài thánh ca thật to’.
‘Họ cũng dạy các tín đồ không sợ hãi bệnh tật, không quan tâm tới những thứ trần tục như công việc, tham vọng hay đam mê. Mọi thứ đều tập trung vào việc truyền đạo, ngay cả khi chúng tôi bị ốm’.
Nhà thờ của giáo phái Shincheonji nằm ở thành phố tâm dịch Daegu – nơi có khoảng 2,5 triệu dân sinh sống. Đây cũng là nơi cư trú của cụ bà 61 tuổi – bệnh nhân số 31, người đã lây truyền cho rất nhiều người khác.
Các quan chức y tế cho biết, hôm 7/2, bệnh nhân số 31 đã đi khám ở một bệnh viện nhỏ thuộc thành phố Daegu sau một tai nạn giao thông nhỏ. Ngày hôm sau, bà phàn nàn về việc bị đau họng. Ngày hôm sau nữa – một ngày Chủ nhật, bà đi lễ ở nhà thờ Shincheonji.
Sau hôm đó, cụ bà bị sốt và phải nhập viện. Tuy nhiên, người phụ nữ này đã trốn ra khỏi bệnh viện vào ngày Chủ nhật kế tiếp để đến nhà thờ. Ít nhất có 1.000 tín đồ Shincheonji đã tham dự một trong 2 buổi lễ ngày Chủ nhật hôm đó.
Các bác sĩ đã yêu cầu bà chuyển tới bệnh viện lớn hơn để xét nghiệm Covid-19 ít nhất 2 lần nhưng bà từ chối. Bà khăng khăng cho rằng mình không đến Trung Quốc trong vài tháng gần đây và cũng không gặp ai mắc bệnh.
Cuối cùng, khi bệnh đã quá nặng, bà mới đồng ý xét nghiệm và được xác nhận dương tính với Covid-19.
![]() |
Một nhánh của giáo phái Shincheonji bị đóng cửa sau khi phát hiện một trường hợp dương tính với Covid-19 đã tới đây làm lễ. |
‘Hành vi của cụ bà không có gì đáng ngạc nhiên với những người đã biết đến nhà thờ này’ – ông Chung Yun-seok, một chuyên gia về các giáo phái tôn giáo nhận định. ‘Với họ, ốm đau là một tội lỗi bởi vì nó ngăn cản họ thực hiện công việc của Chúa’.
Hôm 21/2, nhà thờ lên tiếng bác bỏ những lời chỉ trích về các hoạt động của mình. Họ gọi đó là ‘lời vu khống dựa trên những định kiến’. Họ giải thích rằng các thành viên phải ngồi sát nhau trên sàn nhà là vì chính quyền địa phương không cấp phép cho họ xây dựng những nhà thờ lớn hơn.
Trong khi đó, các quan chức y tế vẫn đang cố gắng tìm hiểu cách thức mà bệnh nhân số 31 lây bệnh cho những người khác. Ông Hwang cho rằng nhà thờ này đã truyền giáo cho những người Hàn Quốc đang sống ở khu vực đông bắc Trung Quốc và nhiều người trong số này đã sang Hàn Quốc.
Ông Jung Eun-kyong – giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc cho biết chính quyền đang điều tra các báo cáo nói rằng giáo phái Shincheonji có các hoạt động ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, trong đó có cả thành phố Vũ Hán. Hãng thông tin Newsis của Hàn Quốc cho biết Shincheonji đã mở một nhà thờ ở Vũ Hán vào năm ngoái. Tuy nhiên, các thông tin liên quan đã bị gỡ khỏi website của nhà thờ.
Các quan chức Hàn Quốc cho biết bệnh nhân số 31 đã tới Cheongdo – một khu vực gần Daegu hồi đầu tháng 2. Tính đến ngày 15/2, 108 bệnh nhân và nhân viên y tế ở một bệnh viện Cheongdo đã có kết quả dương tính với Covid-19. 2 người trong số đó đã tử vong tính đến ngày 21/2.
![]() |
Lee Man-hee, 88 tuổi – người sáng lập và lãnh đạo giáo phái Shincheonji. |
Cheongdo cũng là quê hương của Lee Man-hee (88 tuổi) – người sáng lập và lãnh đạo giáo phái này. Được biết, các tín đồ của Shincheonji thường xuyên đi hành hương và làm các công việc thiện nguyện. Các tín đồ cũng được cho là đã tham gia tang lễ của anh trai ông Lee diễn ra ở Cheongdo hồi đầu tháng 2.
Bệnh nhân số 31 thì nói bà không tới bệnh viện phát hiện 108 người dương tính kia, cũng như không tham dự tang lễ, nhưng bà đã sử dụng nhà tắm công cộng ở Cheongdo.
‘Chúng ta cần một cuộc điều tra kỹ lưỡng về những người đã tham dự tang lễ cũng như các buổi lễ của nhà thờ’ – Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chỉ đạo trong một cuộc họp khẩn cấp.
Sau khi trường hợp bệnh nhân số 31 được phát hiện, các tín đồ của Shincheonji đã nhắn tin cho nhau trên mạng xã hội rằng họ vẫn sẽ tiếp tục công việc truyền giáo của mình trong các nhóm nhỏ. Họ cũng bảo nhau phải nói dối việc là tín đồ của Shincheonji khi bị các quan chức hỏi.
Tuy nhiên, sau đó nhà thờ cho biết những tin nhắn này không phản ánh đường lối chính thức của họ và người gửi đi những tin nhắn này sẽ bị kỷ luật.
Hôm 21/2, lãnh đạo giáo phái – ông Lee Man-he đã yêu cầu các tín đồ ‘làm theo chỉ thị của chính phủ’, đề nghị họ tránh tụ họp và truyền giáo online.
‘Sự bùng phát dịch bệnh là hành động của quỷ dữ. Nó ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của Shincheonji’ – ông nói trong một thông điệp gửi tới các tín đồ của mình.
![]() |
Phát ngôn viên của giáo phái Shincheonji bày tỏ quan điểm qua YouTube rằng họ chỉ là những nạn nhân của dịch bệnh. |
Giáo phái Shincheonji có 150.000 thành viên và 12 hội thánh ở Hàn Quốc.
Bà Moon Yoo-ja, 60 tuổi đã mất nhiều năm trời cố gắng ‘cứu’ con gái thoát khỏi giáo phái này. Bà buộc tội giáo phái Shincheonji đã huỷ hoại nhiều gia đình.
‘Một khi họ rơi vào cái bẫy của giáo phái, họ thường sẽ bỏ bê việc học tập và công việc’ – bà Moon cho biết. ‘Một số bà nội trợ gia nhập giáo phái này, bỏ bê chồng con’.
Trong khi đó, ông Hwang Gui-hag, tổng biên tập Thời báo Pháp luật - tờ báo chuyên đưa tin về tôn giáo - cảnh báo rằng không nên tập trung quá nhiều vào các hoạt động của Shincheonji. Ông nói, một số nghi lễ của Shincheonji cũng tìm thấy ở các nhà thờ khác của Hàn Quốc.
‘Đây không phải là vấn đề tôn giáo, mà là vấn đề y tế và sức khoẻ’ - ông Hwang nói. ‘Nếu chúng ta quá chú ý tới vấn đề tôn giáo, chúng ta sẽ bỏ qua vấn đề khác. Bạn giải thích như thế nào về sự bùng phát dịch bệnh ở Vũ Hán - thứ chẳng gây ra bởi bất cứ nhà thờ nào cả?’.
Lạc quan ứng phó với dịch bệnh trên đất Hàn, Đỗ Ngân Hà đã chia sẻ về quyết định ở lại đất nước kim chi thời điểm này và được gia đình hoàn toàn ủng hộ.
" alt=""/>Điều ít biết về giáo phái Tân Thiên Địa ở Hàn Quốc