Kể từ khi người Hy Lạp cổ đại quan sát được bầu trời và Mặt Trăng tròn, các nhà khoa học đã biết rằng Trái Đất có hình cầu.
Ngày nay, chúng ta được xem rất nhiều bức ảnh Trái Đất nhìn từ không gian do các nhà du hành vũ trụ chụp hoặc do các vệ tinh trên quỹ đạo gửi về. Nhưng vì sao chúng ta không nhìn thấy Trái Đất tròn khi đứng trong một công viên hay nhìn ra ngoài cửa sổ?
Câu trả lời là do góc nhìn. Con người là những sinh vật rất bé nhỏ sống trên một quả cầu vô cùng to lớn.
Hãy tưởng tượng bạn là một nghệ sĩ trong rạp xiếc, đang đứng trên một quả bóng đường kính khoảng 1m. Khi nhìn xuống quả bóng, bạn sẽ thấy nó uốn cong theo mọi hướng.
Bây giờ bạn hình dung một con ong đậu trên quả bóng đó, vì nó nhỏ hơn rất nhiều so với quả bóng nên không thể nhìn thấy toàn bộ quả bóng.
Trái Đất có đường kính khoảng 12,8 triệu mét. Ngay cả một người trưởng thành đứng trên mặt đất thì tầm mắt cũng chỉ cách mặt đất khoảng 2m, vì thế chúng ta không thể nhìn thấy toàn bộ khối cầu Trái Đất khi đứng trên bề mặt. Thậm chí nếu bạn leo lên đỉnh núi Everest cao 8.850 m, bạn cũng không thể thấy Trái Đất hình cầu.
Chỉ khi lên đến độ cao 10 km bạn mới có thể nhìn thấy cảnh tượng đó, bởi vì chiều dài của đường chân trời chúng ta nhìn thấy được tùy thuộc vào độ cao của chúng ta so với mặt đất.
Khi đứng trên mặt đất và không có vật gì chắn tầm mắt, ta có thể nhìn thấy đường chân trời ở xa khoảng 4,8 km. Khoảng cách này chưa đủ một phần của chu vi Trái Đất để nhìn thấy đường chân trời bắt đầu cong.
Để nhìn được toàn bộ Trái Đất là một khối cầu, bạn phải bay cao lên tầm cao của các vệ tinh hoặc các con tàu vũ trụ.
Một số máy bay thương mại cỡ lớn cũng có thể bay cao đến mức nhìn thấy bề mặt Trái Đất hơi cong, nhưng nhìn từ buồng lái của phi công sẽ thấy rõ hơn là từ ghế ngồi của hành khách.
Thậm chí là từ không gian, bạn cũng không thể phát hiện ra một điều quan trọng về hình dạng của Trái Đất. Đó là hành tinh của chúng ta không hoàn toàn tròn.
Trên thực tế, Trái Đất là một hình cầu hơi dẹt, hay còn gọi là hình elip. Đường kính ở chỗ phình nhất là đường xích đạo lớn hơn một chút so với chiều cao của nó.
Nguyên nhân là do hiện tượng xoay quanh mình của Trái Đất tạo ra lực ly tâm. Lực này khiến Trái Đất phình ra một chút ở phần "eo". Ngoài ra, các đặc điểm địa hình trên bề mặt, như núi và rãnh biển sâu, cũng làm biến đổi hình dạng của khối cầu này do cường độ trọng trường của Trái Đất bị thay đổi.
Khoa học Trái Đất có một ngành gọi là trắc địa học, chuyên nghiên cứu hình dạng của Trái Đất và tìm hiểu vị trí của hành tinh chúng ta trong vũ trụ.
Trắc địa học cung cấp rất nhiều thông tin, từ việc xây dựng hệ thống thoát nước và lập bản đồ mực nước biển dâng cho đến phóng và theo dõi các con tàu vũ trụ. Đây là một lĩnh vực quan trọng trong nghiên cứu khoa học hiện nay.
" alt=""/>Trái Đất hình cầu nhưng vì sao chúng ta chỉ nhìn thấy phẳng?Chủ nhân của cả ba ngôi nhà trên là anh em ruột thịt của dòng họ Trần. Vào cuối thế kỷ 19, dòng họ Trần ở Bình Dương thuộc hàng danh gia vọng tộc. Con cháu họ Trần có rất nhiều người đỗ đạt, thành danh, giàu có.
Ba ngôi nhà được xây dựng vào khoảng cuối thập niên 1890 hiện là những di tích nổi tiếng nằm gần nhau trong khu vực chợ Thủ: nhà cổ Đốc phủ Đẩu, nhà cổ Xã Tề, nhà cổ Trần Công Vàng. Hai trong 3 nhà đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Nhà cổ Trần Văn Hổ còn được gọi là nhà cổ Đốc phủ Đẩu. Phía trước có hòn non bộ án ngữ theo phong thủy. |
Theo lời kể của các cụ già, khu vực này ngày trước vốn là bến thuyền. Ông tổ của dòng họ Trần là Trần Công Tính sinh năm 1805 làm nghề đóng thuyền. Ông sinh được 3 người con trai là Trần Văn Miên, Trần Văn Long và Trần Văn Lân.
Những người anh em họ Trần tiếp tục nối nghiệp cha trong đó ông Trần Văn Lân làm nghề buôn gỗ. Gỗ khai thác trên rừng thả xuống dòng sông Sài Gòn trôi về đây nhập vào trại cưa, xưởng mộc.
Cũng nhờ vào nghề này, điều kiện xây dựng của 3 ngôi nhà trên có phần dễ dàng hơn. Các loại danh mộc được tập trung về. Hàng trăm người có mặt ở bến sông chuyển gỗ lên bờ. Thợ mộc được thuê từ các tỉnh miệt ngoài vào. Do chưa có các thiết bị máy móc hiện đại nên thợ phải làm thủ công khiến thời gian xây dựng ngôi nhà mất đến 3 năm.
Chúng tôi ghé vào nhà cổ Đốc phủ Đẩu số 18 Bạch Đằng. Nhà ở mặt tiền đường ngó ra sông. Ông Mai Văn Tới, nhân viên Ban Quản lý di tích cho biết nguyên nhà này của ông Trần Văn Lân, xây dựng năm 1890 đến năm 1893 thì hoàn thành.
Ông Lân vốn là người am hiểu thiên văn địa lý nên đã cho xây một hòn non bộ trước nhà nhằm giải tỏa ánh nắng chói chang từ trên cao chiếu thẳng xuống dòng sông, mang nhiều điều không tốt hắt vào nhà. Ông Lân ở được vài năm thì qua đời. Ngôi nhà được chuyển giao cho con là ông Trần Văn Hổ (tự Đẩu) là một đốc phủ sứ (tương đương chủ tịch tỉnh bây giờ) thời Pháp thuộc.
Chân dung ông Trần Văn Hổ (1881 - 1957). |
Ông Tới cho biết thêm, nhà được xây dựng theo hình chữ Đinh nhưng sau nhiều biến cố, căn nhà bị hư hại một phần. Hiện nhà chỉ còn lại 3 gian 2 chái với 6 hàng cột tròn từ trước ra sau, mỗi hàng là 6 cột được kê toàn bộ trên đá tảng, nền lát gạch tàu.
Phía bên trái ngôi nhà có 3 cửa thông ra ngoài. Hai bên hông và mặt hậu của ngôi nhà xây tường gạch. Mái lợp ngói âm dương phủ kín rêu phong… Vật dụng trong nhà tuy có thất lạc đôi chút nhưng cơ bản vẫn còn giữ được những nét đặc trưng của sinh hoạt thời xa xưa.
Một chút bùi ngùi
Gian giữa nhà thờ là nơi thờ cúng rất trang nghiêm. Từ ngoài nhìn vào, gian bên trái thờ họ nội và bên phải thờ họ ngoại. Trên mỗi bàn thờ đều có tranh thờ với tên gọi là 'Hạc Toán' (tuổi Hạc), bức bên đề 'Qui Linh' (rùa thiêng). Hai bên là câu đối.
Gian thờ. Ở giữa thờ tổ tiên, bên trái thờ họ nội bên phải thờ họ ngoại. |
Hình thức bài trí thờ cúng và trang trí các bao lam, cửa vòng, liễn đối, hoành phi được chạm khắc tinh vi. Bên trong nhà, ở lớp cửa thứ 2, những chạm trổ, những câu đối thể hiện được cảnh phồn hoa của chốn cung đình. Những khung cửa, bên trên chạm hình ảnh tứ thời với mai, lan, cúc trúc bên dưới là câu đối rất hài hòa sinh động.
Ông Mai Văn Tới bên câu đối viết kiểu chữ 'Chân lư' – một loại chữ mà ông cho rằng đến nay ít ai đọc được. |
Ông Trần Văn Lân vốn là người tinh thông Hán tự, ông giỏi địa lý, kiến trúc nên trong ngôi nhà của ông mang rất nhiều nét đặc trưng văn hóa phương Đông.
Phía sau nhà là phòng ngủ. Bên nam bên nữ mỗi bên đều có tấm phản gỗ. Trên hai cửa phòng có mấy chữ Hán: Ngự dược, Diên phi (cá nhảy, diều bay: Có ý mong thi đậu hoặc thăng quan lên chức). Ngoài ra, còn có một phòng để tấm phản lớn được ông Tới giải thích là tấm phản ăn. Ngày xưa ít ai ngồi bàn mà thường trải chiếu trên phản và mọi người ngồi lên để ăn.
Tấm phản dùng để ngồi ăn khi có tiệc. |
Chúng tôi bước ra ngoài. Phía sau 2 ngôi mộ được xây bằng đá kiên cố. Đây là mộ phần của chủ nhân ngôi nhà. Bà nằm bên trái, ông bên phải. Tấm bia trên mộ ông có dòng chữ: Cụ Trần Văn Hổ tự Đẩu, Đốc phủ sứ thượng hạng, Ngũ đẳng bửu tinh kim khánh, sinh 16/6/1881, T. Bình Điền, L. Phú Cường, Thủ Dầu Một.
Sau 1975, hệ phái ông Trần Văn Lân không còn ai ở Việt Nam nên ngôi nhà được Ban Quản lý di tích Bình Dương quản lý. Năm 1993, ngôi nhà được công nhận là Di tích quốc gia.
2 ngôi mộ của chủ nhân ngôi nhà được xây bằng đá kiên cố. |
Hiện nay, nhà cổ Trần Văn Hổ được xây tường rào bảo vệ. Ban Quản lý di tích Bình Dương đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo tồn những ngôi nhà cổ này. Tuy nhiên, điều mong mỏi nhất của bà con là chính quyền cũng nên có một giải pháp thỏa đáng để có thể công nhận di tích nhà cổ Xã Tề - ngôi nhà duy nhất trong 3 ngôi nhà chưa được công nhận - lọt bên trong chợ Thủ, cách đó không xa...
(Còn tiếp)
Ngoài những miệt vườn sai trĩu quả, chợ nổi bán nhiều loại nông sản, miền Tây còn thu hút du khách bởi những biệt thự cổ mang nét kiến trúc pha trộn văn hoá Đông Tây.
" alt=""/>Ngôi nhà toàn gỗ quý của ông chủ giàu có ở Bình DươngDù đơn giản chỉ ở nhà nội trợ, chăm con nhưng Huyền hạnh phúc được bên cạnh bên người mình thương yêu.
21 tuổi kết hôn trong khi bạn bè vẫn bay nhảy ở bầu trời rộng lớn kia, Nguyễn Ngọc Huyền (23 tuổi, Bắc Ninh) vẫn không hề hối hận về quyết định của mình bởi cô cảm thấy được nhiều hơn là mất. Cô có được tổ ấm nhỏ hạnh phúc, người chồng hết mực yêu thương, được khám phá một đất nước hồi giáo Iraq hoàn toàn khác với suy nghĩ của mọi người khi sang đây sinh sống cùng chồng.
Kết bạn vì muốn tăng lượt “like” nào ngờ gặp ngay định mệnh
Nguyễn Ngọc Huyền và ông xã hơn 11 tuổi Nguyễn Văn Biên cùng lớn lên và sinh ra ở Bắc Ninh. Tuy nhiên, cả 2 lại quen nhau vô cùng đặc biệt nhờ mạng xã hội kết nối khi một người đang ở TP. HCM còn một người ở tận Iraq xa xôi.
Nhớ lại ngày đầu quen nhau, Ngọc Huyền lại cười, bởi cô là người chủ động kết bạn với Biên trước chỉ vì mục đích tăng lượt “like”. Khi ấy, Huyền là sinh viên năm 2 của Cao đẳng Y Thái Nguyên, trong một buổi tối khi vào thăm bố mẹ ở Tp. HCM, cô lướt zalo phần địa phương Bắc Ninh tìm người kết bạn và vô tình gặp anh.
Chỉ đơn giản để vơi nỗi buồn chia tay bạn trai cũ 2 tháng, hơn nữa thấy ảnh Biên ưa nhìn, điển trai nên Huyền đã chủ động gửi lời mời kết bạn mà không hề hay biết người ấy đang làm việc ở tận Iraq.
“Mình là người kết bạn trước nhưng chồng lại là người nhắn tin trước. Vì chồng hơn 11 tuổi nên mới bắt đầu nhắn tin mình xưng hô “chú – cháu”. Mình được biết, trước đây anh làm ở Ả Rập Xê Út 3 năm. Không biết một từ tiếng Anh nào nhưng anh cố gắng phấn đấu để lên làm quản lý. Năm 2016, anh chuyển sang Sulaymaiyah, Iraq làm kỹ sư bình thường nhưng công ty có chế độ đãi ngộ tốt lắm”, Huyền chia sẻ.
Nói chuyện được 1 tháng, Huyền nhận lời yêu Biên. Huyền kể, vì ám ảnh chuyện tình cảm trước nên suốt một tháng trò chuyện nhiều lần Huyền lảng tránh khi Biên chuẩn bị nói lời yêu cho đến một ngày Biên nản lòng, định dừng lại, cô mới khóc nức nở nhận ra tình cảm của mình.
“Hay anh dừng tại đây vậy, vì anh sợ…” - tin nhắn ấy của Biên vừa gửi đi khiến Huyền ngồi bật dậy khóc như mưa, cô chẳng hiểu sao mình lại buồn đến thế, cái cảm giác hối hận tràn đầy khi cô không nắm bắt cơ hội.
Huyền nhắn lại trong tức giận “Anh nói anh hẹn gặp tôi. Anh hẹn đã đời rồi nói thế này à. Anh không thoát khỏi tay tôi đâu”.
Và đúng từ câu nói ấy, Biên không thoát khỏi tay Huyền. Cả 2 yêu nhau và trở thành một cặp cho đến tận bây giờ.
![]() |
Mới đầu nghe chồng làm việc ở Iraq, Huyền đã rất sợ.
Mặc dù nhận lời yêu chỉ sau 1 tháng trò chuyện nhưng mãi đến hơn 1 tháng sau, Huyền và Biên mới cuộc hẹn đầu tiên ở Thái Nguyên trong lần anh nghỉ phép về nước. Cuộc gặp ấy trái tim của Huyền và cả Biên đều bị loạn nhịp khi nhìn thấy nhau. Huyền ngại ngùng chẳng dám nhìn mặt anh còn Biên run run đến nỗi đỗ nhầm xe bị bà chủ phải nhắc.
“Anh ấn tượng nhất với mình về khoản ăn uống. Buổi tối đi ăn, mình cầm điện thoại trả lời tin nhắn bạn, anh nhắc mình “em có thể tập trung ăn trước được không?”. Thế là mình đặt điện thoại xuống và “oánh chén” vô tư không ngẩng đầu lên nhìn anh một cái.
Anh cứ chăm chú nhìn mình ăn còn bồi bàn cứ cười. Mình ăn xong ngẩng lên nhìn bên mình quá trời xương còn bên anh thì… Mình hỏi, anh chỉ bảo “nhìn em ăn là đủ rồi”.
Anh nói sao mình không giống những cô gái khác anh gặp trước đây luôn chụp ảnh đồ ăn rồi mới ăn, không đòi anh xe SH, hay Iphone dù anh có đủ điều kiện mua.
Trái lại, mình rất ấn tượng về sự ga lăng, lãng mạn, để ý từng ly từng ý của anh. Không mua được hoa lần đầu gặp mặt anh cũng xin lỗi, một bên khuyên tai mình bị rơi mất, anh không nhớ để mua cũng xin lỗi trong khi mình không hề quan tâm điều ấy”, Huyền cười nhớ lại.
![]() |
Cô nhận lời yêu sau một tháng nói chuyện với Biên.
Đám cưới chóng vánh và cuộc sống "sốc nhiệt" ở Iraq
Sau lần gặp mặt đầu tiên, Huyền và Biên yêu xa 6 tháng. Trong suốt khoảng thời gian ấy, cả 2 gửi những nhớ thương của mình qua những cuộc trò chuyện mỗi ngày. Hễ giải lao Biên lại gọi cho Huyền. Chẳng hiểu sao đủ thứ chuyện trên trời dưới biển không đầu không cuối cũng khiến cả 2 cuốn hút có thể tám chuyện 6-7 tiếng/ngày không hết. Từ đó, giấc mơ về một happy ending cứ thế cháy bỏng trong lòng Huyền và Biên.
Vậy là nửa năm sau, Biên quay về Việt Nam. Vì lần về phép này chỉ có nửa tháng nên cả 2 phải gấp rút để 2 bên gia đình gặp gỡ, tổ chức ăn hỏi, đăng ký kết hôn. Và tháng 30/4-1/5/2018 sau khi ra trường, Huyền và Biên đã có một đám cưới hạnh phúc trước sự chúc phúc của gia đình bạn bè.
“Sau lễ ăn hỏi, mình lên Bắc Kạn thực tập, anh đưa mình lên đấy có ở mấy hôm và cầu hôn mình sau đó. Nhắc lại cầu hôn... mình xấu hổ thật.
Khi đi ăn lẩu, anh quỳ gối xuống cầu hôn và đeo nhẫn cho mình như trong phim. Vì được cầu hôn, mình vui vẻ uống 2 cốc bia trong khi không uống được. Bia ngấm mình nói đủ thứ nôn ra hết cửa quán.
Hôm sau, vợ chồng mình đi ăn 20/10 với đám bạn ở quán đó nhưng không được. Chồng mình có bảo vì mình nôn ở cửa quán nên nay họ nhìn thấy không cho vào”, Huyền cười.
![]() |
Cả 2 tổ chức đám cưới vào năm 2018.
Sau khi kết hôn, Huyền được chồng bảo lãnh sang Iraq sống cùng. Tuy nhiên, lúc đó tình hình ở Sulaymaiyah khá nhạy cảm, có chút trục trặc, nên phải 3 tháng sau khi mọi thứ ổn định, sân bay mở cửa trở lại cô mới được sang hội ngộ cùng chồng.
Vợ chồng Huyền thuê một chung cư riêng ở đây. Hàng ngày Biên đi làm còn cô ở nhà vun vén gia đình. Huyền cho biết, khoảng thời gian đầu mới sang cô dự định sẽ xin vào làm ở một bệnh viện, tuy nhiên mọi dự định của cô đều tiêu tan khi có sự xuất hiện của em bé.
Nhớ lại khoảng thời gian ấy, cô lại sợ vì bị khủng hoảng trầm trọng, khó chịu với đồ ăn, cáu gắt thường xuyên hơn. Đặc biệt, cô bị khủng hoảng về vấn đề ăn uống khi không có quán bún, phở, cháo, trà sữa, đồ ăn vặt... giống như ở Việt Nam. Thậm chí, thịt lợn, nước mắm cũng không hề có ở đất nước Hồi giáo này. Ngay cả hải sản cũng trở nên đắt đỏ đến cả triệu vì phải nhập từ nơi có biển về.
Đó chưa kể, những văn hóa ở nơi đây như không được tự do yêu đương, đàn ông được lấy 4 vợ, luôn phải xin phép khi chụp ảnh một ai và nhiều luật lệ nữa khiến cô bị sốc văn hóa.
Trong khi, vợ chồng Huyền đều không biết về sự xuất hiện của thành viên nhí nên Biên đã nghĩ vợ không hợp Iraq. Anh đã từng có ý định đưa cô quay trở về Việt Nam sống.
May mắn sống ở khu vực an ninh an toàn, người dân thân thiện, và cởi mở, phụ nữ được đi làm, ăn mặc thoải mái, không phải mặc những trang phục truyền thống gò bó, nóng bức khiến Huyền thoải mái hơn phần nào.
“Trong thời gian nghén hầu như mình không làm gì, chồng vừa đi làm vừa về nấu cơm rửa bát, dọn dẹp tận giường cho mình. Sau đó mình về sinh em bé ở Việt Nam. Hiện nay, mình và con đã sang đây với chồng”, Huyền chia sẻ.
![]() |
Mỗi sáng thức dậy cô luôn có cảm giác được ở một nơi xa, được học hỏi và sáng tạo những điều mới lạ về văn hóa, lối sống, ẩm thực trên mảnh đất cách Việt Nam 7000km.
Ở Iraq thực phẩm khiêm tốn, rau củ quả không nhiều, vì muốn bù đắp cho chồng nên hàng ngày Huyền cứ lên mạng tìm hiểu, mày mò cách làm bánh chưng không cần lá, làm bánh trung thu không có khuôn và làm cả trà sữa trân châu, đậu hũ, sữa chua để chồng vơi nỗi nhớ quê nhà. Cô muốn mỗi ngày chồng về nhà được nhìn thấy cơm canh tươm tất để vơi đi mệt mỏi.
Chia sẻ về bí quyết giữ lửa hạnh phúc, Huyền tâm sự, vợ chồng cô từ khi yêu nhau đến bây giờ chưa bao giờ nói lời chưa tay. Dù giận hay cáu gắt chồng cô luôn im lặng đợi khi cô nguôi ngoai mới phân tích mọi chuyện. Cô cảm thấy mình may mắn vì có một người chồng tâm lý, hiểu mình hơn cả bố mẹ đẻ, yêu thương, chiều chuộng vợ con.
"Xin lỗi anh vì nhiều lúc em hay bốc đồng, không kiềm chế cảm xúc, nói những lời làm anh buồn nhưng anh và con trai là 2 người em yêu thương, quan trọng nhất trong cuộc sống này. Mai sau dù có chuyện gì mình vẫn mãi luôn bên cạnh nhau, nắm tay nhau cho đến cuối đời anh nhé”, Huyền nhắn gửi đến ông xã.
‘Trải qua những ngã rẽ cuộc đời, may mắn gặp được người tốt, tôi mới trở thành người có ích, sống cuộc đời lương thiện', anh Sáng xúc động nói.
" alt=""/>Theo chồng sang Iraq làm vợ, 9X Kinh Bắc 'sốc' văn hóa