Cũng theo VAMA, nhóm xe đa dụng gầm cao (SUV/Crossover) bán ra 7.465 chiếc, chiếm 42,5% tổng doanh số của các dòng xe du lịch trong tháng 2/2022 tại thị trường Việt Nam.
Thống trị bảng xếp hạng vẫn là cái tên quen thuộc Toyota Corolla Cross, bám sát ngay phía sau là mẫu Crossover thương hiệu Hàn Quốc KIA Seltos.
Sau 1 tháng có doanh số khá cao và xếp thứ 3 phân khúc, mẫu xe mới được ra mắt thế hệ mới là Hyundai Tucson đã không giữ được phong độ và "bật" khỏi top 5, nhường chỗ cho 2 cái tên là Toyota Fortuner và tân binh KIA Sonet.
Ngoài ra, trong top 5 mẫu bán chạy nhất phân khúc xe đa dụng tháng 2/2022 vẫn có những cái tên quen thuộc như Mazda CX-5 hay Hyundai SantaFe.
Dưới đây là top 5 mẫu xe đa dụng bán chạy nhất tháng 2/2022:
1. Toyota Corolla Cross: 1.358 chiếc
![]() |
Toyota Corolla Cross không chỉ vẫn vững vàng dẫn đầu phân khúc mà còn là mẫu xe bán chạy nhất thị trường trong tháng 2. |
Trong khi tháng 1/2022, Toyota Corolla Cross có doanh số 1.715 chiếc thì tháng 2 vừa qua, mẫu xe này chỉ đạt 1.358 chiếc, giảm đến hơn 20%. Tuy vậy, đây vẫn là mẫu xe bán chạy nhất thị trường ô tô trong nước tháng 2/2022.
Toyota Corolla Cross ra mắt thị trường Việt Nam từ tháng 8/2020 và trở thành mẫu xe mới thành công nhất của Toyota Việt Nam khi thường xuyên có mặt trong top 10. Toyota Corolla Cross có 3 phiên bản, trong đó có cả bản Hybrid, giá bán dao động từ 720-918 triệu đồng, tất cả đều được nhập khẩu từ Thái Lan.
2. KIA Seltos: 1.255 chiếc
![]() |
KIA Seltos vẫn là mẫu xe bán chạy nhất của thương hiệu KIA tại Việt Nam |
Trong tháng 2 vừa qua, KIA Seltos đạt doanh số 1.255 chiếc, giảm 13,5% so với tháng trước (với 1.450 chiếc). Tuy vậy, doanh số này vẫn giúp mẫu Crossover hạng B của KIA xếp thứ 2 trong phân khúc xe đa dụng, bám khá sát Toyota Corolla Cross.
Hiện tại, giá KIA Seltos được THACO lắp ráp trong nước với 3 phiên bản, giá bán từ 589 - 719 triệu đồng. Ở một số thời điểm, các đại lý của KIA không có đủ xe để giao đúng hẹn cho khách hàng.
3. Mazda CX-5: 1.054 chiếc
![]() |
Mazda CX-5 có doanh số giảm 8,5% so với tháng trước. |
So với 1.216 chiếc bán ra trong tháng 1, Mazda CX-5 đã giảm nhẹ 8,5% doanh số trong tháng 2/2022. Tuy vậy, mẫu Crossover này vẫn tăng 1 bậc trong bảng xếp hạng. CX-5 cũng là cái tên nổi bật nhất trong dải sản phẩm của thương hiệu Mazda tại Việt Nam.
Mazda CX-5 hiện có tới 7 phiên bản lắp ráp trong nước cùng 2 tuỳ chọn động cơ là 2.0 và 2.5 lít với giá bán từ 839 triệu đến 1,059 tỷ đồng.
4. Hyundai SantaFe: 1.093 chiếc
![]() |
Hyundai SantaFe vẫn dẫn đầu phân khúc SUV 7 chỗ tại thị trường Việt Nam. |
Tháng 1/2022 vừa qua, Hyundai SantaFe bán ra 1.093 chiếc, giảm tới 47,5% so với tháng trước (tháng 12/2021 có doanh số 2.078 chiếc). Tuy vậy, với hơn 1.000 chiếc bán ra trong tháng, Hyundai SantaFe vẫn góp mặt trong top 5 xe đa dụng bán chạy, đồng thời dẫn đầu phân khúc xe SUV 7 chỗ tại Việt Nam.
Hyundai SantaFe thế hệ mới ra mắt vào tháng 5/2021, được TC Motor lắp ráp trong nước với 2 lựa chọn động cơ: 2.2L diesel và 2.5L máy xăng, cho ra tất cả 6 phiên bản, đi kèm hộp số tự động 6 cấp. Giá bán niêm yết của Hyundai SantaFe đang dao động từ 1,03-1,34 tỷ đồng.
5. Toyota Fortuner và KIA Sonet: 478 chiếc
Lần đầu tiên vị trí thứ 5 trong top xe đa dụng bán chạy lại có đến 2 cái tên là mẫu SUV 7 chỗ Toyota Fortuner và "tân binh" của phân khúc A-SUV là KIA Sonet. Hai mẫu xe này cùng bán được 478 chiếc trong tháng 2 vừa qua.
Tuy xếp thứ hạng cao nhưng công bằng mà nói, cả Fortuner và Sonet đều có doanh số khá sa sút so với tháng trước. Trong tháng 1, Fortuner bán ra 911 chiếc, còn mẫu SUV cỡ nhỏ của KIA có 620 chiếc đến tay khách hàng.
Toyota Fortuner hiện được đưa ra thị trường tới 7 phiên bản bao gồm 3 bản máy dầu 2.4 lít, 2 bản máy xăng 2.8 lít lắp ráp trong nước và 2 bản máy xăng 2.7 lít nhập khẩu từ Thái Lan. Giá bán của mẫu xe này dao động từ 995 triệu đến 1,426 tỷ đồng.
KIA Sonet mới được THACO-KIA ra mắt vào cuối năm 2021 vừa qua và ngay lập tức thu hút được sự chú ý. Hiện, Sonet được lắp ráp trong nước với 4 phiên bản bao gồm 1 bản số sàn và 3 bản số tự, giá bán dao động từ 499-609 triệu.
Ngoài các mẫu xe có mặt trong top 5, doanh số của một số cái tên khác trong phân khúc SUV/Crossover tháng 2/2022 như sau:
- Honda CR-V: 476 chiếc;
- Toyota Raize: 412 chiếc;
- Suzuki XL7: 376 chiếc;
- KIA Sorento: 361 chiếc;
- Mazda CX-8: 332 chiếc;
- Hyundai Tucson: 287 chiếc;
- Hyundai Kona: 265 chiếc;
- Vinfast Lux SA2.0: 234 chiếc;
- Ford Explorer: 127 chiếc;...
Hoàng Hiệp
Bạn đánh giá gì về 5 mẫu xe bán chạy nói trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet theo địa chỉ email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Toyota Corolla Cross trở lại với vị trí số 1 quen thuộc sau tháng đầu năm bị tụt hạng. Trong khi đó, VinFast Fadil, Honda City và đặc biệt là Hyundai Tucson có doanh số bết bát nhất sau nhiều năm, đành cay đắng bật khỏi top 10.
" alt=""/>Xe đa dụng tháng 2: Tucson mất hút, Fortuner 'dắt tay' Sonet vào top 5Việc sản xuất các sản phẩm phức tạp như chip ở quy mô lớn, không có khuyết điểm, là vô cùng khó khăn. Vì vậy, nếu có vấn đề trong sản xuất tại Đài Loan (Trung Quốc), đó sẽ là thảm họa đối với cả Mỹ và châu Âu. Đây là lý do vì sao các nước ngày nay chạy đua để xây dựng các nhà máy chip trên lãnh thổ của mình.
Qualcomm không thể cứu Intel
Đây cũng là lý do tại sao sự sụt giảm của Intel rất đáng lo ngại. Intel là công ty Mỹ duy nhất biết cách sản xuất chip mạnh mẽ ở quy mô lớn. Cuối tuần trước,Thời báo Phố Wallđưa tin Qualcomm đã tiếp cận Intel về một vụ thâu tóm.
Tuy nhiên, Insider nhận định, ngay cả khi thương vụ thành công, cũng không giải quyết được vấn đề sản xuất chip của Mỹ. Qualcomm có lẽ không quan tâm đến hoạt động sản xuất của Intel. Theo truyền thông, họ quan tâm đến một số hoạt động thiết kế chip.
Intel có hai mảng kinh doanh chính: Một là thiết kế chip cho PC, máy chủ trung tâm dữ liệu và các mục đích sử dụng khác; hai là sản xuất chip.
Trong nhiều thập kỷ, các hoạt động thiết kế và sản xuất của Intel được tích hợp chặt chẽ. Do đó, công ty có thể thiết lập các nhà máy theo các thông số kỹ thuật chính xác của các nhà thiết kế chip nội bộ.
Song, thế giới chuyển sang một cách tiếp cận khác, tiên phong là TSMC. Thay vì vừa thiết kế vừa chế tạo chip, tại sao không chỉ vận hành các nhà máy và sản xuất chip cho các công ty khác?
Vào cuối những năm 1980, khi TSMC ra đời, ý tưởng này đã bị cười nhạo. Nhưng cách tiếp cận của TSMC đã chứng minh tính đúng đắn của nó.
Bước ngoặt xảy ra khi Intel bỏ lỡ cơ hội sản xuất chip cho iPhone đầu tiên. Apple cuối cùng bắt tay với TSMC. Qualcomm cũng là một hãng thiết kế chip lớn và thuê TSMC sản xuất hầu hết. Các hãng thiết kế chip khác, bao gồm AMD, bắt đầu chuyển sang công ty Đài Loan.
Nó mang đến cho TSMC những đơn hàng “khủng”, đa dạng cần thiết để học cách tạo ra chip tốt hơn bất kỳ ai khác. Trong một bài báo năm 2018, cây bút Ian King của Bloomberg mô tả như sau:
“Với hàng tỷ bóng bán dẫn trên chip, chỉ một vấn đề trên một lượng nhỏ các công tắc nhỏ bé đó có thể khiến toàn bộ thành phần trở nên vô dụng. Quá trình sản xuất có thể mất đến 6 tháng và bao gồm hàng trăm bước đòi hỏi sự chú ý điên cuồng đến từng chi tiết. Mỗi khi có sai sót, nhà máy có cơ hội tinh chỉnh và thử một cách tiếp cận mới. Nếu có hiệu quả, thông tin đó sẽ được giữ lại để thử lần sau. Càng sản xuất nhiều, càng tốt. Và TSMC có nhiều (đơn hàng) nhất hiện nay”.
Nếu như TSMC học hỏi từ rất nhiều khách hàng, hoạt động sản xuất của Intel bị mắc kẹt với một khách hàng duy nhất: chính nó.
Khi chip smartphone lên ngôi, Intel không thể theo kịp TSMC. AI làm cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.
“Chướng khí” của Intel
Việc loại bỏ “chướng khí” vây quanh Intel sẽ là một nỗ lực tốn kém, rủi ro và phức tạp. Intel thậm chí còn bắt đầu trả tiền cho TSMC để sản xuất một số chip của mình.
Gần đây, Intel đã tách mảng kinh doanh đúc chip (foundry) ra khỏi mảng thiết kế chip, giúp khách hàng có thể tự tin giao phó việc sản xuất cho Intel mà không lo sợ phải cạnh tranh với họ. Song, thách thức tiếp theo mới là điều quan trọng: thực sự giỏi trong chế tạo chip.
Mảng foundry của Intel sẽ không thể đấu với TSMC cho đến khi họ có vài khách hàng lớn. Để trở thành chuyên gia trong sản xuất chip, họ cần khối lượng đơn hàng lớn, đa dạng để phát hiện lỗi, thay đổi quy trình và áp dụng kiến thức đó trở lại nhà máy.
Nó là bài toán “con gà – quả trứng”. Nếu không có đơn hàng lớn, khách hàng bên ngoài không tự tin với năng lực sản xuất của Intel. Nhưng nếu không có khách hàng, Intel không thể cải thiện.
Theo CNBC, một giải pháp để phá vỡ bế tắc là đề nghị chính phủ Mỹ thuyết phục các công ty khác sử dụng xưởng đúc của Intel. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đang cố gắng kêu gọi các hãng như Nvidia và Apple nhận ra lợi ích kinh tế của việc có một xưởng đúc chip tại Mỹ.
Intel đang xây dựng các nhà máy tại 4 bang của Mỹ. Đầu năm nay, công ty được tài trợ 8,5 tỷ USD theo Đạo luật CHIPS và Khoa học và có thể được vay thêm 11 tỷ USD theo một quy định thông qua năm 2022.
Intel vừa tuyên bố hợp tác với Amazon, sản xuất chip AI cho Amazon Web Services (AWS). AWS là nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất và họ thiết kế một lượng lớn chip để sử dụng trong các trung tâm dữ liệu khổng lồ của mình. Đây là khối lượng đơn hàng mà Intel cần.
Về mặt công nghệ, Intel có một nút (node) quy trình mới mang tên 18A. Đây là một bộ quy tắc thiết kế chip và hệ thống sản xuất đi kèm. Nếu mọi thứ suôn sẻ trong những năm tới, nó có thể giúp Intel cạnh tranh hơn với các nút hàng đầu của TSMC.
Quan hệ đối tác AWS dựa trên công nghệ 18A này và Microsoft cho biết vào đầu năm nay rằng họ cũng sẽ sản xuất một chip tự thiết kế trên nút quy trình này.
Không chỉ cần khách hàng, Intel cần công nghệ 18A phải thực sự tốt. Trong khi đó, Qualcomm dường như không muốn mua lại phần này. Điều này làm dấy lên tin đồn về việc Intel bị chia tách trong những tháng gần đây.
Theo truyền thông Mỹ, Qualcomm quan tâm đến một số hoạt động thiết kế chip, trong khi Thời báo Phố Wallđưa tin Qualcomm có thể sẽ bán một số bộ phận của Intel cho những người mua khác.
Hoạt động đúc chip của Intel sẽ hoạt động như thế nào với tư cách là một công ty riêng biệt, tách ra khỏi các bộ phận thiết kế? Vấn đề một lần nữa lại nằm ở khối lượng đơn hàng. Nếu không có, họ sẽ không thể học hỏi được gì, không thể đứng vững do thiếu quy mô.
(Theo WSJ, Insider, CNBC)
" alt=""/>Intel và Qualcomm không thể vá những 'vết thương' của bán dẫn MỹTheo thông tin ban đầu, khoảng 24h ngày 24/6, các phòng nghiệp vụ của Công an tỉnh Đắk Lắk tiến hành kiểm tra quán bar Monaco ở phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột thì phát hiện dưới gầm ghế của Dũng đang ngồi có 1 khẩu súng và 25 viên đạn. Lúc này, Dũng khai nhận súng và số đạn trên là của Dũng.
Vào đầu năm 2021, vì có sở thích đam mê chơi súng nên Dũng đã nhờ một người bạn mua khẩu súng trên cùng 43 viên đạn với số tiền 33 triệu đồng.
Sau đó, Dũng đưa về bắn thử 7 viên, 11 viên bị mất. Còn lại 25 viên đạn và khẩu súng, Dũng luôn mang theo bên người.
Đến tối 24/6, Dũng đến quán bar chơi, khi lực lượng công an xuất hiện, vì sợ bị phát hiện nên Dũng đã giấu súng và đạn dưới gầm ghế mình ngồi.
Kết quả giám định của Phân viện khoa học hình sự tại TP Đà Nẵng thì khẩu súng trên là súng tự chế nhưng có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng con người, thuộc vũ khí quân dụng.
Sau một thời gian điều tra, củng cố chứng cứ, đến nay Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố bị can Trần Tiến Dũng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
" alt=""/>Phát hiện người đàn ông mang súng và 25 viên đạn vào quán bar