![]() | ![]() |
Trước đó, hai vị khách Mỹ đã tới một số quán ăn ở TPHCM, nếm thử hai món vỉa hè là bún chả giá 5.000 đồng/suất và bánh canh cua 350.000 đồng/tô.
Sonny cho hay, anh muốn trải nghiệm các món ăn từ siêu rẻ đến siêu đắt ở Việt Nam để đưa ra những nhận xét chân thực về hương vị, cũng như tiềm năng nâng tầm văn hóa ẩm thực nơi đây.
Theo đầu bếp Lê Trung - bếp trưởng điều hành của nhà hàng, kiêm người sáng tạo ra món phở “đắt nhất Việt Nam”, món ăn này đã ra mắt và phục vụ thực khách được khoảng 5 năm.
Anh Trung và các cộng sự mong muốn mang đến một phiên bản đặc biệt và cao cấp hơn cho món ăn “quốc hồn quốc túy” ở Việt Nam, từ đó giúp du khách có trải nghiệm ẩm thực độc đáo, mới mẻ.
Vị đầu bếp này cũng tiết lộ, món phở giá hơn 4 triệu đồng được chế biến từ nhiều nguyên liệu cao cấp, song vẫn giữ được hương vị truyền thống của phở Việt Nam.
“Chúng tôi giữ cách nấu truyền thống của phở với phần nước dùng được ninh từ xương ống, đuôi bò, nạm sườn, sau đó cho thêm xương gà và chân gà để tạo độ sánh, tăng vị đậm đà, ngọt thanh. Các nguyên liệu được đun ở nhiệt độ cao trong 3 giờ, sau đó tiếp tục đun nhỏ lửa suốt 48 tiếng”, đầu bếp Lê Trung nói.
Sau cuộc trò chuyện, Sonny và Calvin bày tỏ sự háo hức, nóng lòng chờ đợi để thưởng thức món phở đắt đỏ được thực khách ví von là “Phở King” hay “Phở chọc trời”.
Theo quan sát của hai vị khách Mỹ, phở ở đây chế biến cầu kỳ từ những nguyên liệu nhập ngoại đắt tiền, được ưa chuộng nhất thế giới như: Thịt bò Wagyu, nấm truffle, gan ngỗng và vàng lá.
Trong đó, nấm kim cương (truffle) tươi nhập khẩu từ Úc là nguyên liệu đắt giá nhất trong bát phở King. Đây cũng được mệnh danh là loại nấm đắt nhất thế giới, giá khoảng 45 triệu đồng/kg.
Nấm truffle tươi được bào lát trực tiếp ngay trước mặt thực khách, sau đó mới rót phần nước dùng nóng hổi vào. Trong lúc chờ đợi, nhân viên phục vụ giới thiệu chi tiết về các nguyên liệu hảo hạng của món ăn.
Sonny nhận xét, mùi vị đầu tiên anh cảm nhận được là của nấm truffle. Loại nấm này được tìm thấy ở dưới mặt đất nên có hương nồng từ đất rất đặc trưng, song khi kết hợp với nước dùng đậm đà lại tạo ra hương vị hấp dẫn.
Vị khách Mỹ đánh giá cao phần nước dùng được chế biến tinh tế, tỏa ra mùi thơm hài hòa.
Còn Calvin miêu tả món ăn là sự kết hợp hoàn hảo giữa các nguyên liệu cao cấp và nước dùng truyền thống. Điều này giúp món phở Việt Nam được nâng tầm, nhưng vẫn giữ hương vị vốn có.
“Có những thành phần tưởng không liên quan mà khi kết hợp với nhau lại ngon khó tả. Thịt bò có độ hài hòa giữa nạc và mỡ, mềm như tan chảy trong khoang miệng”, Calvin nói.
Vị khách cũng bày tỏ sự ấn tượng với phần phở tươi được làm thủ công bởi một gia đình gốc Bắc có hơn 30 năm kinh nghiệm chế biến phở, hiện sống ở TPHCM.
“Nhiều người nhận xét rằng chỉ ăn phở bình dân là đủ mà vẫn ngon, nhưng tôi lại thấy vui khi món ăn mang tính biểu tượng này đã được nâng lên một tầm cao mới. Tôi cũng tự hào khi thấy ẩm thực Việt Nam không chỉ là những món ăn rẻ mà còn có cả các món cao cấp đắt tiền”, Calvin chia sẻ.
Cùng nhận định, Sonny cho rằng du khách có thể ăn những món vỉa hè siêu rẻ hay món đắt tiền được phục vụ trong nhà hàng, để cảm nhận sự thú vị với ẩm thực Việt Nam.
“Tôi rất ấn tượng với việc có thể tìm thấy đủ món ngon từ siêu rẻ đến cực kỳ đắt đỏ ở TPHCM. Những người dân địa phương đang nỗ lực từng ngày để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật ẩm thực đặc sắc”, YouTuber người Mỹ bày tỏ.
Nén Danang được trao tặng sao Xanh Michelin đầu tiên tại Việt Nam cho những cam kết trong lĩnh vực ẩm thực và tính bền vững của nhà hàng.
Chia sẻ với VietNamNet, đầu bếp Sam Aisbett đến từ Akuna cho biết, nhà hàng không cảm thấy áp lực sau khi nhận sao từ Michelin. “Chúng tôi chỉ tập trung vào việc mang đến ẩm thực tốt nhất cho khách hàng của mình.
Nền ẩm thực Việt Nam đang rất phát triển so với cách đây vài năm. Tôi nghĩ, nền ẩm thực Việt Nam sẽ ngày càng mở rộng, lớn mạnh hơn, sẽ tiếp thu thêm những tinh hoa ẩm thực thế giới”, anh nói.
Ông Gwendal Poullennec, Giám đốc Quốc tế của Michelin Guide nhận xét: "Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ ẩm thực thế giới trong mắt du khách".
Theo Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Hà Văn Siêu, du lịch ẩm thực hiện là hướng đi chiến lược của ngành du lịch Việt Nam.
"Ngành du lịch xác định ẩm thực là thế mạnh nổi trội, là sản phẩm đặc trưng của các vùng miền, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh và thương hiệu du lịch Việt Nam. Sau lần công bố năm 2023, khoảng một năm qua chúng tôi đã ghi nhận phản ứng tích cực từ du khách.
Năm nay, việc ngày càng nhiều nhà hàng tại Việt Nam góp mặt trong Michelin Guide là nền tảng quan trọng cho thấy ẩm thực Việt Nam được ghi nhận, đạt chuẩn mực quốc tế và được định vị thương hiệu toàn cầu; từ đó xây dựng niềm tin và lôi cuốn khách du lịch từ khắp thế giới đến Việt Nam".
58 nhà hàng đạt giải Bid Gourmand và 99 nhà hàng Michelin Selected
Số lượng cơ sở ăn uống đạt Bib Gourmand tăng gấp đôi so với năm ngoái, với 18 quán ăn, nhà hàng ở Hà Nội, 24 ở TPHCM và 16 ở Đà Nẵng. Trong số 29 địa điểm mới năm nay có 16 quán đến từ Đà Nẵng, 5 quán từ Hà Nội và 8 quán từ TPHCM.
Đầu bếp Adrian Chong đến từ Sol Kitchen & Bar, nhà hàng nhận giải thưởng trong hạng mục Bib Gourmand cho biết: "Dù được nhận sao Michelin hay chưa thì áp lực của chúng tôi vẫn như vậy.
Điều quan trọng là khách hàng đến với chúng tôi và chúng tôi thấy, hiểu được phản ứng - cảm nhận của họ về món ăn. Chúng tôi sẽ tập trung vào việc mang đến trải nghiệm ẩm thực tốt nhất cho thực khách của mình".
Số nhà hàng Michelin Selected cũng gần gấp đôi so với năm ngoái, và có 40 cơ sở mới. Trong đó, Hà Nội có 33 nhà hàng được vinh danh (có 5 cơ sở mới), TPHCM có 47 nhà hàng (16 cơ sở mới) và Đà Nẵng có 19 nhà hàng.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Theo Michelin Guide, Đà Nẵng là thành phố mới trong cẩm nang ẩm thực Michelin Guide tại Việt Nam và là đại diện cho ẩm thực khu vực miền Trung, đồng thời phản ánh ảnh hưởng từ ẩm thực Pháp, Trung Quốc cũng như Đông Nam Á.
16 cơ sở ăn uống mới đến từ Đà Nẵng trong danh sách đạt giải Bib Gourmand 2024 có những cái tên đã quen thuộc với du khách trong nước, quốc tế như như Bé Ni 2, Indian Aroma Restaurant, Mì Quảng Sứa Hồng Vân. Trong khi đó, trong số 19 nhà hàng Đà Nẵng lọt vào Michelin Selected có các tên tuổi "quen mặt" như Năm Đảnh, mỳ Quảng Cô Sáu.
Tại buổi lễ, Michelin Guide cũng trao các giải thưởng khác. Giải Đầu bếp trẻ xuất sắc (Young Chef Award) được trao cho Duy Nguyễn đến từ Little Bear, một nhà hàng đạt giải trong hạng mục Michelin Selected tại TPHCM. Chuyên gia nếm rượu (Sommelier Award) được trao cho Toàn Nguyễn đến từ La Maison 1888, Đà Nẵng. Anh Nguyễn đến từ Si Dining - nhà hàng ở Đà Nẵng đạt Michelin Selected, được trao giải Cống hiến (Service Award) vì có kỹ năng phục vụ xuất sắc.
2024 là năm thứ 2 Michelin Guide đến Hà Nội, TPHCM và lần đầu đến Đà Nẵng để trao sao hoặc đề xuất các quán ăn vào cẩm nang.
Tất cả các cơ sở ăn uống thuộc danh sách tuyển chọn đều được đánh giá và xếp hạng theo 5 tiêu chí nhất quán trên toàn cầu gồm chất lượng nguyên liệu; tài nghệ nấu ăn; sự hài hòa hương vị; cá tính của đầu bếp được thể hiện qua món ăn; sự nhất quán của món ăn theo thời gian và trên toàn thực đơn.
Hiện, cẩm nang Michelin đã đến hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ. Cuốn cẩm nang này được Công ty lốp xe Michelin, Pháp, ra mắt lần đầu vào năm 1900 với cam kết cung cấp đến du khách quốc tế, thực khách địa phương những nhà hàng tốt nhất thế giới, tôn vinh nền ẩm thực và quảng bá du lịch.
" alt=""/>3 nhà hàng Việt Nam mới đạt sao Michelin phục vụ món ăn nào?