Đến năm 2016, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận chủ trương chuyển đổi từ dự án nhà ở sinh viên sang nhà ở xã hội. Chủ đầu tư thực hiện dự án là Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Phát triển hạ tầng Hợp Lực, địa chỉ tại TP.Sầm Sơn (Thanh Hóa).
Trong số 960 căn có 900 căn nhà ở xã hội và 60 căn nhà ở thương mại. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 450 tỷ đồng.
Tiếp đó, chủ đầu tư đã thực hiện xong việc xây thô một tòa nhà 16 tầng (xây dựng bổ sung phần còn lại của nhà ở sinh viên trước đó) với số lượng dự kiến hơn 300 căn hộ. Phần diện tích còn lại vẫn đang là bãi đất trống.
Theo đại diện lãnh đạo Phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Sở Xây dựng Thanh Hóa), tháng 10/2023, UBND tỉnh mới có quyết định về việc giao đất cho Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Phát triển hạ tầng Hợp Lực để thực hiện dự án.
Tổng diện tích được giao là gần 2,5ha, trong đó giao 8.700m2 để xây dựng nhà ở; 15.600m2 đất hạ tầng kỹ thuật dùng chung, gồm: khuôn viên cây xanh, sân đường giao thông nội bộ, nhà để xe, trạm điện.
Thời hạn hoàn thành không quá 24 tháng.
Theo đại diện Sở Xây Dựng, dự án chậm triển khai xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có công tác giải phóng mặt bằng chưa xác định chính xác ranh giới, dẫn đến phải điều chỉnh quy hoạch dự án.
Một phần nữa là do bên trong có đường điện cao thế chưa di chuyển được cũng khiến dự án bị chậm các hồ sơ, thủ tục thẩm định để bàn giao đất…
Hiện Sở Xây dựng đã phối hợp các đơn vị, sở ngành có liên quan đốc thúc chủ đầu tư hoàn thiện đầy đủ các thủ tục, khẩn trương triển khai thi công dự án.
" alt=""/>Nhà ở sinh viên thành nhà ở xã hội ở Thanh Hóa 14 năm chưa xây xongĂn một quả táo mỗi ngày giúp bạn không phải đi khám?
Không hẳn, nhưng táo giúp bạn khỏe mạnh. Một nghiên cứu với hơn 8.000 người trưởng thành không tìm thấy bằng chứng về việc ăn táo hằng ngày giúp giảm số lần đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, những người tham gia ít phải dùng thuốc theo đơn hơn.
Theo phòng khám Cleveland, táo chứa nhiều chất chống oxy hóa như quercetin, chất xơ hỗ trợ tiêu hóa góp phần ổn định đường huyết, giảm cholesterol, hạ huyết áp, giúp no lâu hơn, tăng tuổi thọ.
Thay đổi đầu tiên
Cơ thể tôi được cung cấp đầy đủ nước hơn sau khi ăn táo.
Hai tuần trước, tôi bắt đầu thử thách bổ sung nước, uống ít nhất 8 ly mỗi ngày. Nhưng sau đó, vào những dịp nghỉ lễ, tôi không duy trì được thói quen này. Tôi cảm thấy uể oải và bị ợ nóng, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Thực tế, bạn không cần uống 8 ly nước mỗi ngày bởi nước cũng có thể đến từ thực phẩm. Phòng khám Cleveland cho rằng 85% táo là nước, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi tôi cảm thấy ít khát hơn suốt cả ngày, ít bị chứng khó tiêu làm gián đoạn giấc ngủ hơn vào buổi tối.
Các thay đổi khác
Dạ dày cảm thấy dễ chịu hơn nhiều: Táo chứa nhiều chất xơ, có lợi cho đường tiêu hóa, giảm những cơn đau bụng, khó chịu. Tất nhiên, không chỉ riêng táo giúp bụng tôi thoải mái hơn vì tôi vẫn tiếp tục chế độ ăn lấy thực vật làm trung tâm, hạn chế natri và đường.
Giảm cảm giác đói: Trước đây, mặc dù ăn khá nhiều trong kỳ nghỉ nhưng tôi nhanh chóng cảm thấy đói sau những bữa ăn bao gồm bánh quy và khoai tây nghiền. Các chuyên gia đều khẳng định carbs tinh chế và đường bổ sung có thể gây no nhanh chóng và đói đột ngột. Táo, loại thực phẩm có đường và chất xơ tự nhiên, có thể giúp mọi người cảm thấy no lâu hơn.
Có thêm năng lượng: Đó có thể là kết quả của lượng đường trong máu ổn định hơn. Ăn táo khiến tôi bớt uể oải hơn, mang lại cho tôi nhiều năng lượng hơn cho việc tập luyện buổi sáng và cho con cái.
Sẽ tiếp tục ăn nhiều táo
Tôi không chắc liệu mình có tiếp tục ăn một quả táo mỗi ngày hay không nhưng sẽ bổ sung vào danh sách trái cây dùng thường xuyên. Táo rất đa dạng, có nhiều loại khác nhau để bạn cảm thấy như đang thưởng thức thứ gì đó khác biệt mỗi ngày. Ngoài ra, có rất nhiều cách để ăn táo như làm sinh tố, nước ép, trộn salad, hòa với bột yến mạch, sữa chua, làm bánh...
Táo cũng là niềm mơ ước của những người bận rộn. Bạn có thể thêm chúng vào công thức nấu ăn nhanh chóng và cũng dễ dàng mang đi.
Trường TH&THCS thị trấn Mù Cang Chải là một trong những đơn vị điểm thực hiện chuyển đổi số (CĐS) của ngành GD&ĐT huyện vùng cao Mù Cang Chải. Nhà trường xác định CĐS được triển khai thực hiện trong dạy học và quản lý.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường ban hành kế hoạch, quy chế tổ chức dạy học trực tuyến. Ôn luyện học sinh giỏi, các thầy cô ngoài ôn trực tiếp ở trường còn tổ chức các tiết ôn luyện trực tuyến vào buổi tối, ngày nghỉ.
Nhà trường còn kết nối với nhóm "Chắp cánh Bách khoa” của sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức ôn luyện học sinh giỏi, ôn thi vào THPT môn Toán cho nhóm học sinh THCS qua hình thức trực tuyến; kết nối với cô Lương Quỳnh Trang - giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội hỗ trợ ôn luyện cho các em thi học sinh giỏi khối lớp 8, lớp 9 mỗi tuần 1 buổi hoàn toàn miễn phí… Ngoài ra, nhà trường xây dựng Kho học liệu số liên kết với Kho học liệu số của Phòng GD&ĐT huyện.
Cô giáo Lương Thị Hồng Hạnh - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nhà trường luôn quan tâm thực hiện công tác CĐS, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia tập huấn, bồi dưỡng. Đến nay, 100% cán bộ, giáo viên có tài khoản LMS, khai thác hiệu quả học liệu số. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có trên 13.000 tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin.
Tất cả phòng học có máy chiếu, tivi kết nối Internet và 12 phòng học có bảng tương tác sử dụng. Nhà trường sử dụng các phần mềm trong quản lý nhân sự, hồ sơ chuyên môn, hồ sơ kế toán, quản lý cơ sở vật chất thiết bị dạy học, hồ sơ y tế; triển khai học bạ số; sử dụng phòng học không giấy tờ.
Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức nhiều cuộc thi trực tuyến như thiết kế bưu thiếp điện tử, ảnh "Khoảnh khắc bên thầy cô”, cuộc thi "Đọc sách để thay đổi”…
Mới đây, nhà trường triển khai cuộc thi "Mù Cang Chải trong tôi” cho học sinh thiết kế pano, inforgraphic tuyên truyền, làm các video quảng bá du lịch, văn hóa.
Nhờ đó, chất lượng giáo dục toàn diện tăng dần qua các năm học, chất lượng giáo dục mũi nhọn có nhiều chuyển biến tích cực. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 29 học sinh giỏi cấp huyện, điểm thi THPT tăng từ 5,38 điểm (năm học 2022 - 2023) lên 6,18 điểm (năm học 2023 - 2024); khối tiểu học có học sinh đạt giải cấp quốc gia các cuộc thi trên Internet.
Năm học 2023 - 2024, lần đầu tiên nhà trường có học sinh đỗ lớp chuyên Toán, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành.
Đó là một trong những kết quả CĐS của ngành GD&ĐT huyện Mù Cang Chải với việc chú trọng quán triệt, triển khai nghiêm túc, bài bản các nghị quyết, đề án, kế hoạch về CĐS của các cấp giai đoạn 2021 - 2025, đến năm 2030 và kế hoạch cụ thể từng năm; phối hợp với các cơ quản quản lý Nhà nước, các đơn vị cung ứng dịch vụ viễn thông, cung ứng nền tảng, phần mềm phục vụ CĐS... đến các đơn vị trường.
Đồng thời, Phòng tổ chức bồi dưỡng, tập huấn CĐS cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý ngành giáo dục theo cách vừa mở tư duy, cung cấp kiến thức vừa rèn kỹ năng theo cách "cầm tay chỉ việc”; tham mưu, đề xuất với các cấp lồng ghép hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa để đầu tư nâng cấp hạ tầng CĐS cho các trường.
Năm học 2023 - 2024, toàn ngành thực hiện 114.726 tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin, dạy học theo hướng CĐS và 1.368 tiết học không biên giới; tăng cường dạy học trực tuyến, dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến đã góp phần tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh toàn huyện thiếu giáo viên, nhất là giáo viên Tiếng Anh.
Ông Nguyễn Anh Thủy - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải chia sẻ: "Năm học 2024 - 2025, toàn ngành tập trung chỉ đạo đẩy mạnh CĐS trong các đơn vị trường học, trong đội ngũ nhà giáo; đẩy mạnh xây dựng "Trường học số”, triển khai áp dụng công nghệ AI trong các hoạt động giáo dục; áp dụng các hình thức dạy học trực tuyến, trực tiếp kết hợp trực tuyến, dạy học liên cấp, liên trường phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương; tiếp tục xây dựng kiểm duyệt và triển khai sử dụng học liệu số, xây dựng Kho học liệu số của ngành giáo dục… rút ngắn quá trình đổi mới gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, đóng góp tích cực vào quá trình CĐS của địa phương”.
Nỗ lực vượt khó, ngành GD&ĐT huyện Mù Cang Chải quyết tâm đổi mới tư duy, phương pháp lãnh đạo, quản lý của ngành giáo dục; góp phần thúc đẩy hiện đại hóa, số hóa và nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu về CĐS chung của xã hội số và CĐS trong lĩnh vực GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.
Đến nay, 100% trường phổ thông và mầm non áp dụng hiệu quả hệ thống quản trị nhà trường VnEdu; 100% trường tiểu học thực hiện học bạ số; 100% đơn vị trường thực hiện xử lý hồ sơ công việc tại các cơ sở giáo dục được giao dịch và giải quyết trên môi trường số (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật); 100% đơn vị trường hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng phần mềm Kho học liệu số; 100% đơn vị trường phổ thông có Phòng Tin học…" alt=""/>Mù Cang Chải tập trung xây dựng 'Trường học số”