Renault Dauphine là một dự án táo bạo và đột phá của hãng Renault bắt đầu nhen nhóm từ năm 1949, nhắm đối đầu trực tiếp tới Volkswagen Beetle – chiếc ô tô đang được ưa chuộng trên thế giới. Nó bí mật đến mức các kỹ sư phải tiến hành thử nghiệm bí mật vào ban đêm (1952). Mãi đến ngày 6/3/1956, Dauphine ra mắt tại Paristrước 20 ngàn người tham dự, 2 ngày trước khi giới thiệu chính thức tại Geneva năm 1956.
Khi được giới thiệu, Dauphine được định vị là một mẫu xe mới hoàn toàn trên thị trường, kế nhiệm chiếc 4CV đã khá thành công trước đó. Chiếc xe 4 cửa này mang thiết kế mềm mại hơn trước, động cơ tiếp tục dùng loại làm mát bằng nước của 4CV nhưng tăng dung tích từ 760cc lên 845cc, góp phần tăng công suất từ 19 lên 32 mã lực.
Theo tạp chí Road & Track , Dauphine tăng tốc từ 0 tốc 110 km/h trong 32 giây với động cơ đặt phía sau (giống Volkswagen Beetle), và sử dụng hộp số tay 3 tốc độ.
![]() |
Trong số các mẫu ô tô cổ còn tồn tại ở Việt Nam, Renault Dauphine thuộc nhóm xe Pháp còn khá ít |
Dauphine được sản xuất từ năm 1956 đến 1967 và đạt kỷ lục với hơn 2 triệu chiếc xuất xưởng, trong khi người tiền nhiệm 4CV (sản xuất từ 1947 – 1961) chỉ hơn 1,1 triệu chiếc.
Một số lớn Renault Dauphine được nhập vào miền nam Việt Nam năm 1968 thông qua chương trình khuyến khích người dân sở hữu tài sản để làm kinh doanh taxi, vận chuyển của chính quyền cũ. Việc vay vốn dễ dàng, lãi thấp nên chỉ vài năm sau, lượng taxi chạy ở Sài Gòn phần lớn là loại xe này.Tại Mỹ năm 1958, một chiếc Renault Dauphine như thế có giá khoảng 1.650 USD.
![]() |
Renault Dauphine thiết kế động cơ đặt sau, cốp trước để đồ khá rộng |
Tuy nhiên theo thời gian, lượng lớn ô tô Pháp không chỉ Renault mà cả Peugeot, Citroen dần vắng bóng. Cộng đồng người chơi ô tô cổ đông đảo nhất tại Việt Nam hiện chỉ có hội xe “con bọ” Volkswagen Beetle hay Jeep (xe quân sự có nguồn gốc từ Mỹ). Nhưng về giá trị, những chiếc xe Pháp còn chạy tốt, mức độ “gin” cao lại có giá trị hơn xe Đức hay Mỹ.
![]() |
Renault Dauphine thiết kế theo kiểu 3 khoang, rất tiện dụng cho nhu cầu xe gia đình và chở khách thời bấy giờ |
Cụ thể trong bài viết này, chiếc Renault Dauphine đời 1956 đang thuộc sở hữu của một người chơi xe ở Hưng Yên được đánh giá còn nguyên vẹn và “dọn” đẹp đẽ. Chiếc xe sở hữu màu xanh ngọc với những miếng ốp mâm bánh xe, cản trước/sau bóng bẩy. Đây cũng là màu được ưa chuộng vào năm 1951 thông qua một cuộc khảo sát do Renaulttiến hành trước khi sản xuất 2 năm sau đó.
![]() |
Nội thất xe đơn giản giống Volkswagen Beetle nhưng bệ trung tâm dày dặn hơn |
![]() |
Ưu điểm của Renault Dauphine hay trước đó là mẫu 4CV là thiết kế 4 cửa, trục cơ sở dài giúp hàng ghế sau rộng rãi, dễ lên xuống so với xe "con bọ" |
![]() |
Renault Dauphine 1956 trang bị động cơ 845cc và hộp số tay 3 cấp |
Theo chủ xe hiện tại, chiếc Renault Dauphine còn hoạt động tốt, đăng kiểm đầy đủ. Giá trị của chiếc xe được định giá khoảng 400 triệu đồng. So với chiếc xe cùng thời là Volkswagen Beetle đang được giới chơi xe cổ bán truyền tay nhau, chiếc xe của Pháp có giá đắt gấp đôi.
" alt=""/>Dân Hưng Yên chơi Renault Dauphine đời 1956 định giá 400 triệuTập đoàn P&G đã quyết định thu hồi hơn 3000 sản phẩm tampon nhãn hiệu Tampax và băng vệ sinh nhãn hiệu Always tại Pháp và Canada.
Những sản phẩm sử dụng lõi bông như băng vệ sinh và tampon khác được quảng cáo "hữu cơ" trong khi phân tích các mẫu lại phát hiện có glyphosate, một hoạt chất chủ đạo trong thuốc diệt cỏ Roundup.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dioxin là chất nguy hiểm, có khả năng gây ung thư cao, gây ra các vấn đề sinh sản như vô sinh, dị dạng bào thai, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Còn chất glyphosate có trong thuốc diệt cỏ Roundup được đánh giá về khả năng gây ung thư trên thang điểm 2,4-D - là mức rất cao. |
Vì vậy, Tập đoàn vẫn quyết định thu hồi lại lô 3.100 sản phẩn đã xuất sang thị trường Pháp và Canada.
Nghiên cứu của Tạp chí "60 triệu người tiêu dùng" còn chỉ ra rằng, trên các lõi bông của Tampax Compak Active Regular Fresh và băng vệ sinh Always có tồn dư hợp chất của thuốc trừ sâu.
Trả lời vấn đề này với tạp chí Independent, P&G vẫn tái khẳng định tính an toàn của sản phẩm và cho rằng phát hiện trên là một sự "nhầm lẫn".
Viện nghiên cứu Bảo vệ người tiêu dùng Pháp đã vào cuộc và yêu cầu chính phủ kiểm soát chặt hơn các sản phẩm vệ sinh dành cho phụ nữ.
Họ kiến nghị các công ty liệt kê thành phần của sản phẩm trên nhãn mác để phụ nữ có thể nắm được các nguy cơ về sức khỏe khi sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên tại thời điểm này, chưa có nhà sản xuất nào thực hiện được.
![]() |
Mélanie Doerflinger là người đã khởi xướng bản đề xuất với hơn 210.000 chữ kí, yêu cầu các nhà sản xuất ghi rõ thành phần trong sản phẩm vệ sinh dành cho phụ nữ.
Chị nói: "Khi chúng tôi mua mỹ phẩm, chúng tôi biết rõ trong đó có những thành phần nào, được chiết xuất ra sao.
Vậy mà khi mua những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với phần "nhạy cảm" và dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể phụ nữ, chúng tôi lại không có chút thông tin gì về nó"!
Mới đây, dư luận đang nóng lên việc Tập đoàn Johnson & Jonhson phải bồi thường 72 triệu USD sau cái chết của một phụ nữ liên quan đến việc sử dụng phấn rôm và sữa tắm của hãng này.
10 triệu USD Mỹ đã được bồi thường cho gia đình nạn nhân và 62 triệu USD nộp phạt.
Johnson & Johnson đang đối diện với những cáo buộc vì lợi nhuận mà không cảnh báo người tiêu dùng về việc phấn rôm của họ chứa những thành phần có thể gây ung thư.
Những vụ việc lùm xùm gần đây của các "ông lớn" trong ngành hàng tiêu dùng cho phụ nữ và trẻ em đã đánh thức thói quen cảnh giác trước những lời mời chào "hoa mỹ" về sự an toàn của sản phẩm.
Các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn gốc xuất xứ và các nhà sản xuất buộc phải công khai minh bạch sự thật phía sau các sản phẩm của mình.
(Theo Independent/Trí thức trẻ)
Hóa điên vì... thiếu sex" alt=""/>Băng vệ sinh chứa 2 chất gây ung thư, P&G vẫn khẳng định an toàn