Trải qua nhiều sự bắt đầu nếu không biết tiếng Trung
Sinh viên Mỹ tới Trung Quốc và có ý định học tiếng Trung ở đây lúc đầu sẽ cảm thấy mình đang tới một hành tinh khác. Tiếng Trung và tiếng Anh là 2 ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Bạn không thể nghe thấy bất cứ từ nào na ná, có chăng là Pepsi, iPhone hay tên một thương hiệu nào đó. Ở Trung Quốc, không có nhiều người nói tiếng Anh như các nước châu Âu. Vì thế, bạn nên học một lớp cơ bản trước khi đến Trung Quốc.
Họ bị nhòm ngó và chỉ trỏ
Sinh viên Mỹ ở Trung Quốc hay bị chú ý. Nếu bạn lại cao lớn hay mập ú nữa thì càng bị chỉ trỏ nhiều hơn. Người Trung Quốc đặc biệt thích những người tóc vàng, mắt xanh. Nếu bạn sở hữu những thứ đó, bạn sẽ giống ngôi sao ở đây.
Hãy chuẩn bị tâm lý rằng nhiều người sẽ muốn chụp ảnh với bạn – chuyện đó rất bình thường thôi. Đừng xem điều đó là kỳ dị. Trái lại, họ ngưỡng mộ bạn. Ở những thành phố lớn có nhiều du khách, người Trung Quốc sẽ phản ứng bình tĩnh hơn trước người nước ngoài. Nhưng nếu bạn tới tỉnh lẻ hoặc vùng nông thôn, bạn sẽ giống một siêu sao.
Họ sáng tạo trong học tập
Khi sinh viên Mỹ học tập tại các trường đại học Trung Quốc, họ phải trở nên sáng tạo. Hãy tưởng tượng bạn phải viết bài luận 1.000 từ bằng tiếng Trung về chủ đề văn học Trung Quốc chẳng hạn. Thật đáng sợ, phải không? Thế nhưng, nhiều người đã xoay sở để làm được. Vì thế, sáng tạo là thứ bạn cần có khi là sinh viên ở Trung Quốc.
Họ cảm thấy sự tử tế và thân thiện của người Trung Quốc
Nếu bạn lên tiếng nhờ vả, bạn sẽ được giúp đỡ. Ngay cả khi không biết nhiều tiếng Trung và cố gắng giải thích vấn đề bằng tiếng Anh, hoặc bằng cử chỉ, người dân ở đây cũng sẽ cố gắng giúp đỡ bạn. Điều quan trọng nhất là hãy tỏ ra thân thiện. Đôi khi một nụ cười có tác dụng hơn hàng ngàn lời nói. Hãy tránh một số cử chỉ mà người Mỹ coi là bình thường nhưng có thể gây khó chịu cho người Trung Quốc như vỗ nhẹ vào lưng, ôm…
Họ bị tẩu hỏa vì những âm thanh lớn
Người Trung Quốc nói chuyện rất to. Lần đầu nghe họ nói chuyện, bạn có thể nghĩ họ đang cãi nhau. Ngoài ra, họ còn khạc nhổ và ợ hơi rất nhiều. Đó là điều khiến nhiều người nước ngoài bị “sốc”. Tuy nhiên, bạn sẽ quen với những điều này. Chỉ trong vòng 1 tháng thôi, thậm chí bạn sẽ không còn để ý đến nó nữa.
Họ ăn những thứ mà bạn thậm chí không biết là có thể ăn được
Đồ ăn Trung Quốc mà bạn ăn ở nhà hàng bên Mỹ thì chẳng có gì đáng nói. Những thứ bạn sẽ nhìn thấy (và có thể là sẽ ăn) ở Trung Quốc rất khác. Đầu tiên, thức ăn rất cay! Bạn sẽ ăn và khóc trong lần đầu tiên. Thứ hai, đồ ăn ở nhiều quán ăn và quán cà phê trông rất khiếp. Nhưng như thế là bình thường ở Trung Quốc. Và cuối cùng, bạn sẽ nhìn thấy những thứ mà bạn nghĩ là không ăn được: đầu vịt, đầu các loài gặm nhấm, bò cạp chiên, gián, bọ, nhộng, rùa, ốc…
Đi qua 7 tầng địa ngục mới tìm ra cách truy cập Facebook hay YouTube
Twitter, YouTube, Facebook hay một số mạng xã hội khác sẽ không dễ dàng mà vào được. Nhiều trang web hay dịch vụ khác của Google có thể còn bị cấm. Hãy chuẩn bị cho điều này.
Tuy nhiên, đừng tuyệt vọng. Vẫn có một số cách để truy cập chúng.
Hy vọng rằng danh sách này không làm nhiều sinh viên nước ngoài sợ hãi. Bạn chỉ cần vượt qua những “cú sốc văn hóa” trước khi đem lòng cảm mến đất nước này.
Robot NAO sẽ được ứng dụng vào việc hỗ trợ dạy tiếng Anh tại Việt Nam. |
Cụ thể thời gian đầu sẽ thử nghiệm bằng việc các robot này sẽ giúp giáo viên tại hai đơn vị trực thuộc Tổ chức giáo dục Hoa Kỳ là Học viện Anh ngữ EQuest và Anh ngữ Việt Mỹ VATC tổ chức các hoạt động lớp học, giao lưu tương tác với học viên, hỗ trợ các bài kiểm tra nghe nói và cùng học viên thực hành các tình huống giao tiếp.
Bà Nguyễn Thị Quang Ngọc, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục Hoa Kỳ (IAE) cho biết: “Cùng với ứng dụng công nghệ, việc đưa robot vào giảng dạy, chúng tôi kỳ vọng sẽ mang lại những dấu ấn mới trong lĩnh vực giáo dục. Những chú robot NAO có thể tạo cảm hứng, kích thích sự tò mò và yêu thích môn học tiếng Anh hơn đối với học viên”.
Theo đánh giá của SoftBank, Việt Nam sẽ không nằm ngoài xu thế chung của thế giới trong việc đưa robot ứng dụng vào đời sống. Mặc dù các sản phẩm robot hình người đã được giới thiệu tại Việt Nam từ những năm 2004, nhưng đến nay mới chỉ dừng lại ở các mục đích nghiên cứu, đào tạo. SoftBank sẽ là đơn vị tiên phong đưa robot vào ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống hàng ngày.
Giải thích lý do lựa chọn NAO là sản phẩm robot đầu tiên đưa vào Việt Nam, đại diện SoftBank cho biết, đây là một robot thông minh với 4 khu vực cảm biến, có khả năng nhận dạng giọng nói, hình ảnh, khả năng biểu cảm, sao chép hành vi con người. Ngoài ra, có thể tự động kết nối Internet và có thể nói 19 loại ngôn ngữ khác nhau, sản phẩm dùng hệ điều hành tương tác tập trung NAOqi dễ điều khiển, lập trình và tùy biến ứng dụng.
Tại Việt Nam, mỗi robot NAO được được bán với giá từ 10.000 USD và có thể phát triển tùy biến với nhu cầu, mục đích của từng khách hàng.
Đại diện SoftBank cũng tiết lộ, sau NAO, thời gian tới hãng sẽ tiếp tục giới thiệu robot PEPPER đến thị trường Việt Nam.
Thanh Hùng
" alt=""/>Doanh nghiệp Nhật đưa robot ứng dụng dạy học tiếng Anh đến Việt NamTrước hết, từ nguồn nhà máy cấp nước, PV đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Tốn – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nước sạch Vinaconex, ông Tốn khẳng định đường ống nước không có sự cố gì.
“Mấy ngày trước chúng tôi chỉ giảm áp để sửa chữa bảo dưỡng, xong là cấp nước bình thường và chỉ giảm áp mấy tiếng vào ban đêm. Cấp nước bình thường 2 ngày nay rồi. Áp lực cấp nước của chúng tôi vẫn bình thường, lượng nước cấp cho Hà Nội với 220.000m3/ngày đêm”, ông Tốn cho biết.
Theo ông Tốn, việc khu Linh Đàm thiếu nước thì cần xem nguồn nước cấp từ Viwaco và nguồn nước của HUDS là thế nào.
![]() |
Thiếu nước sinh hoạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân chung cư khu Tây nam Linh Đàm. |
Về phía quản lý hạ tầng khu đô thị Linh Đàm, PV Infonetđã trao đổi với ông Lương Hữu Công, Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ và quản lý đô thị HUD3S thì được biết: “Đối với khu đô thị Linh Đàm, hiện đang dùng 3 nguồn nước: Một nguồn do HUD3S tự sản xuất bằng trạm cục bộ, nguồn thứ 2 từ trạm Pháp Vân và nguồn thứ 3 là cấp của Viwaco từ nước sông Đà. Riêng Viwaco cấp 50% cho khu đô thị Linh Đàm cũ, còn khu Tây nam Linh Đàm thì dùng 100% nguồn nước của sông Đà đấu bằng hệ thống đường ống riêng không liên quan đến khu Linh Đàm”.
Theo ông Công, trong mấy ngày vừa qua, do bên sông Đà giảm áp cung cấp nên nước bị thiếu.
“Thiếu nước toàn bộ khu vực phía Tây Hà Nội chứ không riêng gì mỗi khu Tây nam Linh Đàm. Các khu vực Láng, Cổ Nhuế, Mỹ Đình đều trong tình trạng thiếu nước. Thông thường sau nỗi lần giảm áp như thế thì phải vài hôm nữa nước mới ổn định trở lại được”, ông Công cho biết thêm.
Riêng hệ thống đường ống ở Tây nam Linh Đàm, ông Công cho biết, HUD3S chỉ đang quản lý vận hành phía sau đồng hồ tổng Viwaco cấp vào. Toàn bộ hao tổn trên đường ống vào chi phí nhân công vận hành Tổng Công ty HUD chi trả cho người dân, nước Viwaco bơm vào bao nhiêu thì chảy thẳng vào bể sử dụng của khách hàng, hoàn toàn từ nguồn nước sông Đà.
Tuy nhiên, trao đổi với PV Báo điện tử Infonet, ông Nguyễn Anh Việt, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch Viwaco cho biết, tại khu vực Linh đàm, Viwaco chỉ cấp nước cho các khu “chung cư ông Thản”, còn lại là do Huds cung cấp là chính.
Theo ông Việt, ở các tòa chung cư khác Viwaco chỉ cấp lượng nước rất ít như khu Hud3 chỉ cấp bổ sung khoảng 10-15%.
Liên quan đến thông tin phía lãnh đạo Viwaco trả lời chỉ cấp bổ sung một phần nước cho khu Linh Đàm, còn chủ yếu là do HUD3S cấp, ông Công cho rằng, ông Nguyễn Anh Việt - Giám đốc Viwaco đã không nắm được hết hết thông tin, bởi cùng là Linh Đàm nhưng chia ra các khu khác nhau.
“Cụ thể, ở khu Linh đàm cũ thì Viwaco cấp nước cho khu HH, VP3, VP5 và VP6. Còn các tòa còn lại do HUDS cấp bằng nguồn sản xuất của HUDS từ 2 trạm, 1 trạm cục bộ ở Linh Đàm và 1 trạm cục bộ ở Pháp Vân dùng không hết cấp về Linh Đàm và nguồn nữa là mua từ Viwaco. Riêng khu Tây nam Linh đàm thì 100% sử dụng đường ống nước của sông Đà cấp vào. HUDS chỉ quản lý vận hành cho Tổng Công ty HUD trong thời gian chưa bàn giao hệ thống này cho Viwaco quản lý thôi”, ông Công nói.
Thông tin thêm, ông Công còn cho biết, tòa CT3 - HUD, cũng lấy nguồn nước từ hệ thống khu Tây nam Linh Đàm và là nguồn sông Đà, nhưng do ở cuối nguồn nên HUD3 ký thêm hợp đồng thẳng với Viwaco nên hiện nay tòa CT3 đang dùng 2 nguồn nước, đó là một nguồn nằm trong hệ thống Tây nam Linh Đàm và một nguồn ký thẳng với Viwaco. Do vậy, hoàn toàn phụ thuộc nước của Viwaco hết, chứ không liên quan đến việc sản xuất nước của HUDS.
“Còn tòa Rainbow cũng làm đường nước riêng, ký thẳng với nước sông Đà, các tòa nhà ở xã hội Bắc – Trung – Nam Rice City dùng nước trong hệ thống khu đô thị Tây nam Linh Đàm, cũng do nguồn sông Đà cấp. HUDS chỉ là quản lý vận hành, thu tiền hộ Viwaco. Khu vực Linh đàm là khu cuối nguồn, nguồn đầu vào không có hoặc ít quá và do nhu cầu sử dụng của khu Tây nam Linh đàm cũng mới nên sử dụng vượt quá khả năng cung cấp của đơn vị nên mới thiếu nước”, ông Công cho hay.
Cũng theo vị Giám đốc này, từ đầu năm nay Công ty cũng đã có mấy văn bản gửi Viwaco đề nghị Viwaco tăng cường cấp nước cho cả khu Tây nam Linh Đàm và khu Linh đàm cũ thêm 25.000m3/tháng nữa.
Để khẳng định rõ thêm, chúng tôi tiếp tục làm việc với đơn vị phân phối nước Viwaco, ông Bế Thành – Phó Giám đốc Ban kỹ thuật Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch Viwaco cho biết: Khu đô thị Linh đàm nói chung Viwaco đang cấp qua 3 đồng hồ tổng, gồm: khu Tây nam Linh đàm, bán đảo Linh đàm và tòa Hud3.
Theo ông Thành, khu đô thị Linh đàm được cung cấp nước sạch từ nguồn nước do Huds tự sản xuất khoảng 2.150m3/ngày đêm, tương đương 50,6% và nguồn nước sạch sông Đà do Viwaco cung cấp qua đồng hồ tổng cho HUDS là khoảng 2.100m3/ngày đêm, tương đương 49,4%.
“Còn việc phân chia đi các khu Tây nam Linh đàm hay bán đảo Linh Đàm như thế nào là do đơn vị quản lý khu đô thị HUDS3.Do đơn vị cấp nguồn nước giảm áp nên nước ở khu vực Linh đàm những ngày qua thiếu hụt chứ không mất, còn việc dân vặn vòi không có nước là do sự phân phối của tòa nhà. Viwaco chỉ bán đến đồng hồ tổng”, ông Thành nói.
Cũng theo ông Thành, ngày 27/7, Viwaco đã xuống phối hợp với Ban quản lý tòa nhà HUD3 để kiểm tra thực tế và xác nhận đồng hồ hoạt động bình thường. Đồng thời, chốt chỉ số để xác định sản lượng cấp 1 ngày là bao nhiêu để đối chiếu với sản lượng dùng hàng tháng trước đó, theo tính toán tòa HUD3 dùng trung bình khoảng 80-90m3/ngày đêm.
“Ngày 28/7 chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc để chốt chỉ số và so sánh sản lượng hiện nay đang cấp so với trước đây có thay đổi gì không. Còn đường ống cấp nước của tòa nhà không có vấn đề gì cả”, ông Thành cho biết thêm.
Theo Infonet
![]() Vì sao Linh Đàm thiếu nước sạch?Thời tiết nắng nóng nhu cầu dùng nước sạch của cư dân bán đảo Linh Đàm lại thiếu, có tòa nhà mất nước 3 ngày liên tục. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? " alt=""/>Hàng vạn cư dân Linh Đàm 'khát' nước: Công ty cấp nước nói gì?
|