Giữa lúc còi báo động sơ tán vẫn kêu, cảnh báo sóng thần liên tục đưa ra sau 2 giờ xảy ra động đất mạnh, một sự sống mới đã đến với thế giới này.
Người phụ nữ giấu tên mang thai ở tuần thứ 39, bất ngờ lên cơn đau đẻ vào khoảng 18h30 ngày 1/1, chỉ 2 tiếng đồng hồ sau trận động đất ở thành phố Nanao, tỉnh Ishikawa (Nhật Bản).
Trận động đất mạnh 7,6 độ richter khiến cả thành phố rung chuyển, cảnh báo sóng thần được đưa ra. Nếu chạy xe đến trung tâm y tế thì cô có thể sẽ bị sóng thần "nuốt chửng" trên đường đi. Tuy nhiên, việc sinh con ở nhà vào thời điểm đó cũng rất nguy hiểm.
Cô gọi điện đến bệnh viện Keiju ở thành phố Nanao để tìm kiếm sự giúp đỡ. Cô nói với nhân viên y tế rằng xe cấp cứu không thể đón cô do cảnh báo sóng thần.
Takanari Arai (60 tuổi) trưởng khoa Sản phụ khoa của bệnh viện đã quyết định tiếp nhận người phụ nữ đang mang thai ở tuần thứ 39. Ông nói với cô: "Hãy bảo vệ sự an toàn của chính mình trên đường đến đây".
Khoảng 19h30, cô có mặt ở bệnh viện sau khi chồng lái xe đưa đến. Do ảnh hưởng của trận động đất, các thiết bị trong phòng mổ rơi xuống sàn, trần nhà bị dột nên không thể sử dụng được.
Các nhân viên y tế chuyển cô sang phòng khác để chuẩn bị cho việc sinh nở. Họ cũng gọi một bác sĩ gây mê đến bệnh viện, đề phòng trường hợp phải mổ cấp cứu sản phụ.
Đến khoảng 2h sáng, người phụ nữ đã hạ sinh một bé gái nặng hơn 3,1kg.
Bác sĩ Takanari Arai cho biết: "Tôi sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm nếu có sự cố xảy ra khi tiếp nhận sản phụ giữa lúc có nhiều rủi ro. Nhưng để cứu sống cô ấy và đứa con, tôi quyết định để cô đến viện. Tôi thực sự hạnh phúc khi đứa bé chào đời an toàn, khoẻ mạnh".
Trong bối cảnh các cơn dư chấn đang diễn ra và các tình huống nghiêm trọng khác, tính đến ngày 4/1, bệnh viện đã tiếp nhận 6 người phụ nữ đang mang thai ở tuần thứ 36 trở lên. Ít nhất 1 người trong số họ được đội hỗ trợ y tế thảm họa chuyển đến viện.
Honami Yoshida, chuyên gia sản phụ khoa, giải thích: "Sau trận động đất lớn ở Nhật Bản vào năm 2011, người ta xác nhận rằng căng thẳng do sợ hãi và thay đổi môi trường khiến nhiều sản phụ bị doạ sảy thai hoặc dọa sinh non. Tôi khuyến khích phụ nữ có thai nên gọi ngay cấp cứu, không nên do dự khi có bất cứ triệu chứng nào".
Chuyện đánh thuế bất động sản đã được các chuyên gia kinh tế và Hiệp hội bất động sản đặt vấn đề từ nhiều năm trước đây và gần đây nhất là, tháng 4 năm 2018 Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo áp thuế 0,3% - 0,4% đối với nhà có giá trị xây dựng trên 700 triệu đồng.Tuy nhiên, dự án luật cần tiếp tục nghiên cứu thêm, bởi dư luận xã hội lo lắng sắc thuế mới sẽ tác động ảnh hưởng đến số đông dân cư trong điều kiện thu nhập bình quân còn ở mức thấp, nhiều người lao động, nhất là công nhân, người thu nhập thấp... chưa có nhà ở.
Theo số thống kê, hiện cả nước có khoảng 30 triệu hộ gia đình, vói gần 100 triệu dân, trong đó gần 70% sống ở khu vực nông nghiệp nông thôn. Người làm công ăn lương, công nhân lao động ở thành phố đa số chỉ đủ ăn đủ mặc, ban đầu hầu hết phải thuê nhà, tích cóp hàng chục năm trời cộng với tiền vay mượn mới đủ mua căn nhà trong ngõ diện tích vài chục mét vuông. Nhiều người lao động cả cuộc đời, từ khi đi làm đến lúc nghỉ hưu cũng không có đủ tiền mua nhà, phải ở nhà thuê. Vì vậy, nếu đánh thuế với những căn nhà phổ thông dễ gây hệ lụy, làm giảm cơ hội có nhà của người lao động, nhất là người có thu nhập thấp.
Từ trước đến nay, Việt Nam chưa ban hành Luật Thuế tài sản, chưa có thuế bất động sản nhưng trên thực tế đã có nhiều loại thuế đánh vào bất động sản. Khi cấp đất, người dân phải nộp tiền sử dụng đất (tương đương tiền mua đất); Hàng năm, chủ nhà đất phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 0,03% trên giá trị đất theo bảng giá do UBND tỉnh quy định. Khi đăng ký quyền sử dụng đất phải nộp lệ phí trước bạ 0,5% trị giá. Trường hợp chuyển đổi căn nhà, người dân phải nộp thuế thu nhập 2% trên giá trị chuyển nhượng. Rõ ràng, chính sách tài chính hiện hành tuy không gọi là thuế tài sản (hay thuế bất động sản) nhưng về cơ bản đã đảm bảo hành lang pháp lý để quản lý và điều tiết đối với thị trường nhà đất.
>> 'Thuế bất động sản thứ hai có đánh nhầm người mua nhà để dành cho con?'
Về ý tưởng của Hiệp hội kinh doanh bất động sản kiến nghị đánh thuế tài sản đối với người có nhà ở thứ hai trở lên, đã được nhiều chuyên gia phân tích cho thấy còn nhiều bất cập.Bởi người có hai nhà diện tích nhỏ bị đánh thuế sẽ bất hợp lý so với người có một nhà nhưng diện tích lớn hơn cả hai nhà cộng lại. Đối với người có một nhà nhưng có con lớn, muốn mua thêm căn nhà chuẩn bị cho con ra ở riêng...hoàn toàn là nhu cầu thực, sao lại đánh thuế cao?
Trường hợp người ở các tỉnh lân cận lên thành phố mua nhà, thì có tính nhà ở thứ hai? Và như vậy chi phí hành chính rất lớn, trong khi số thu thuế nhà đất vào ngân sách nhà nước không đáng kể. Cùng với đó việc xác định trị giá nhà rất phức tạp, do nhà ở Việt Nam được xây dựng dưới nhiều cấp độ (nhà kiên cố, nhà cấp 3 cấp 4, nhà tạm). Qua mỗi năm nhà xuống cấp, phải tính khấu hao...nên khó xác định trị giá tính thuế, dễ phát sinh tiêu cực.
Vì vậy, trước mắt chưa nên thu thuế nhà mà tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên toàn quốc (trọng tâm là các thành phố lớn) để thiết lập cơ sở thu đúng thu đủ đối với người sử dụng, mua bán và chuyển quyền sử dụng đất, đảm bảo công khai, minh bạch.
" alt=""/>Đánh thuế lũy tiến người có nhiều nhà đấtTập đoàn Toyota đang tìm cách phá vỡ kỷ lục sản xuất của mình trong năm nay bằng mục tiêu xuất xưởng 10,2 triệu xe trên toàn cầu.
Nếu thành hiện thực, đây sẽ là lần đầu tiên lượng xe sản xuất dưới thương hiệu Toyota và Lexus đạt trên 10 triệu chiếc trong một năm dương lịch. Kỷ lục hiện tại là 9,05 triệu xe được thiết lập vào năm 2019.
Hiện tại, Toyota đã có mục tiêu sản xuất khoảng 3,4 triệu xe mang nhãn hiệu Toyota và Lexus tại thị trường Nhật Bản và khoảng 6,8 triệu xe tại các thị trường nước ngoài, tăng lần lượt 30% và gần 10% so với năm ngoái.
Toyota tin rằng họ cần sản xuất trong nước ít nhất 3 triệu chiếc ô tô để duy trì việc làm tại Nhật Bản cũng như bảo tồn nghề thủ công monozukuri độc đáo của nước này. Đây sẽ là lần đầu tiên sau 4 năm Toyota đạt đến ngưỡng đó.
Trong 7 tháng đầu năm, Toyota đã nâng sản lượng sản xuất 12% so với một năm trước đó, lên 5,7 triệu xe. Công ty có kế hoạch đẩy nhanh tốc độ bằng cách sản xuất trung bình 900.000 xe mỗi tháng từ giai đoạn tháng 8 đến tháng 12 của năm nay.
Hồi tháng 1, Toyota đưa ra mục tiêu sản lượng cơ bản từ 9,5 triệu đến 10,6 triệu xe. Nhưng vào ngày 29/8, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã thông báo cho các nhà cung cấp lớn về mục tiêu sản xuất cụ thể trong năm nay là 10,2 triệu xe.
Kế hoạch trung hạn dự kiến sản lượng sản xuất khoảng 10,7 triệu xe vào năm tới và khoảng 11 triệu chiếc vào năm 2025. Nguyên nhân lớn nhất giúp Toyota tăng sản lượng là tình trạng thiếu linh kiện, đặc biệt là chất bán dẫn ô tô đã được cải thiện.
Năm 2020, sản lượng của Toyota giảm xuống còn 7,9 triệu xe do sự bùng phát của COVID-19 và đại dịch dẫn đến tình trạng khan hiếm linh kiện kéo dài. Nhưng sau đó, sản lượng đã phục hồi lên 9,02 triệu xe vào năm ngoái, mặc dù vẫn thấp hơn gần 30.000 xe so với kỷ lục của năm 2019.
Toyota cũng đang có doanh số bán xe hybrid tăng trưởng mạnh mẽ, hiện hãng chiếm được 60% thị phần toàn cầu trong số các xe hybrid. Theo công ty nghiên cứu GlobalData, nhu cầu toàn cầu về xe hybrid dự kiến sẽ đạt 8,06 triệu xe vào năm 2025, tăng 85% so với 3,7 triệu chiếc được bán ra vào năm 2022.
Trong số các xe hybrid của nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, Toyota Prius đang có doanh số bán tốt ở Nhật Bản. Lexus RX đang tăng trưởng mạnh ở Mỹ và mẫu minivan Toyota Sienna đã gặt hái thành công ở Trung Quốc.
Nhưng thị trường ô tô Trung Quốc là rủi ro lớn nhất đối với môi trường kinh doanh toàn cầu của Toyota. Doanh số bán hàng tại Trung Quốc của hãng xe Nhật Bản trong tháng 7 đã giảm 15% so với một năm trước do sự cạnh tranh từ BYD và các nhà sản xuất xe điện địa phương khác. Một giám đốc điều hành của Toyota cho biết: “Môi trường cạnh tranh đang trở nên khắc nghiệt hơn dự đoán”.
Một thách thức khác là việc tự phát triển xe điện. Toyota đặt mục tiêu bán được 1,5 triệu xe điện mỗi năm vào năm 2026, nhưng trong 7 tháng của năm nay, họ chỉ bán được 50.000 chiếc. Toyota sẽ vẫn cần mở rộng đáng kể cơ sở hạ tầng sản xuất xe điện để đáp ứng mục tiêu năm 2026.
Đồng thời, lợi nhuận trên mỗi chiếc xe từ xe hybrid đã tăng ngang bằng với xe chạy xăng nhờ nỗ lực cắt giảm chi phí trong nhiều năm qua. Toyota càng sản xuất và bán nhiều xe hybrid thì công ty càng có thể phân bổ nhiều tiền hơn để củng cố chiến lược xe điện của mình.
Hôm thứ Ba, Toyota đã đình chỉ hoạt động tại tất cả 14 nhà máy ở Nhật Bản do lỗi hệ thống. Sự kiện này đóng vai trò như một lời nhắc nhở về những rủi ro tiêu cực có thể xuất hiện từ chuỗi cung ứng và môi trường cạnh tranh.
Theo Nikkei
Bạn có bình luận thế nào về góc nhìn trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!