Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, những nét văn hóa truyền thống của đất nước cũng đang dần bị ảnh hưởng và mai một bởi yếu tố ngoại lai. Giới trẻ bây giờ dường như thích các ngày Tết Dương lịch, Giáng sinh, Halloween, Valentine hơn là những ngày lễ Tết truyền thống. Thậm chí còn có ý kiến muốn gộp Tết ta vào Tết Tây, ăn Tết theo Dương lịch. Đó là một thực tế rất đáng buồn.
Gần đây, tôi thấy xuất hiện ngày một nhiều những tư tưởng mới về cách đón Tết cổ truyền trong thời đại mới. Có người nói Tết hiện đại không cần phải về quê. Nhiều người trẻ ngày nay chọn ăn Tết xa nhà, thậm chí xách vali đi du lịch xuyên Tết. Bây giờ người ta quan niệm là "nghỉ Tết", "chơi Tết" chứ không còn là "ăn Tết", cho rằng "cả năm thiếu gì dịp về thăm nhà, cứ gì cứ phải chờ đến Tết?".
Đúng là như vậy, không khó để mỗi chúng ta có thể trở về trong năm, vừa đỡ cảnh chen chúc lại chi phí rẻ hơn. Nhưng để gia đình đông đủ đoàn tụ với nhau, có lẽ không đâu bằng Tết. Ngày thường, rất hiếm khi tất cả các thành viên trong gia đình có mặt đông đủ. Chỉ có ngày Tết mọi người trong gia đình mới có cơ hội để quây quần bên nhau, cùng ăn cơm và cùng hàn huyên tâm sự, sẻ chia với nhau những buồn vui sau cả một năm xa cách. Do vậy, Tết là ngày của sự đoàn tụ, để mọi người trở về với gia đình của mình.
Trong đời sống hiện đại, việc sắm Tết cũng đang bị ảnh hưởng văn hóa phương Tây. Xung quanh tôi, nhiều gia đình không còn tự tay chuẩn bị mâm cơm ngày Tết nữa, họ chọn ra chợ, đi siêu thị mua đồ ăn sẵn, mua thịt xông khói, xúc xích, bít tết, mỳ Ý về ăn Tết thay vì bánh chưng, giò lụa, gà luộc... Tất nhiên, ăn gì là quyền của mỗi người, tự làm cơm hay mua cỗ cúng làm sẵn là tùy điều kiện kinh tế và sở thích của mỗi cá nhân, nhưng có những thứ thuộc về nét đẹp văn hóa truyền thống thì cũng không nên bị phá bỏ hoàn toàn như vậy. Tết sẽ còn lại gì khi không có những món ăn truyền thống dâng lên bàn thờ tổ tiên?
>> Cả Tết ăn đồ thừa
Ngày nay, nhiều chị em phụ nữ vùng lên đòi nữ quyền, bình đẳng giới, nhưng đôi khi nó đi hơi quá giới hạn. Có người nói, Tết là để nghỉ ngơi, phụ nữ không cần vào bếp nấu nướng món này, món kia cho mất công, mà ăn cũng chẳng được mấy. Cá nhân tôi cũng là một phụ nữ nhưng không đồng tình với quan điểm đó. Với tôi, nấu nướng ngày Tết không chỉ có giá trị về mặt vật chất mà còn thể hiện lòng thành tâm của mình. Đó cũng là dịp để tôi dạy cho các con về cách làm những món ăn truyền thống ngày Tết, một cách để lưu giữ giá trị văn hóa của dân tộc. Đó cũng là dịp để vợ chồng, con cái chúng tôi xích lại gần nhau hơn, cùng nhau tìm thấy niềm vui trong lao động.
Sẽ có nhiều định nghĩa khác nhau về một cái Tết hiện đại. Cũng rất khó để nói thế nào mới là đúng, là chuẩn mực? Tuy nhiên, với riêng tôi, Tết vẫn phải là gia đình đoàn tụ, cùng nhau dọn dẹp nhà cửa đón Tết, làm mâm cơm cúng dâng lên ông bà tổ tiên, thăm chúc anh em họ hàng, đi lễ chùa đầu năm cầu bình an... Đó là những hương vị rất riêng của Tết, không có gì thay thế được. Khi bạn đón Tết với một tâm thế hân hoan, mọi mệt mỏi sẽ được tan biến.
Đúng là Tết Việt cần có nhiều thay đổi để phù hợp với thời đại. Những hủ tục lạc hậu trong trong dịp Tết Nguyên đán, như mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè, lãng phí, các lễ hội phản cảm... cần phải được loại bỏ. Nhưng về cơ bản, vẫn còn đó những giá trị cần được lưu giữ cho đời sau. Nếu chúng ta cứ vin vào hiện đại mà xóa sạch truyền thống, sẽ đến một ngày, thế hệ trẻ sẽ chẳng còn biết thế nào là Tết cổ truyền?
Đến giờ này, con cháu tôi đã tề tựu đông đủ sau một năm quá nhiều biến cố, may mắn tất cả đều bình an và mạnh khỏe. Với một người đầu hai thứ tóc như tôi, đó là một niềm hạnh phúc. Nồi bánh chưng cũng đã sẵn sàng để cả nhà cùng đón giao thừa. Mâm cỗ Tết cũng đã xong xuôi các bước chuẩn bị cuối cùng chờ năm mới. Tôi thấy thật vui khi cái Tết đúng nghĩa của dân tộc vẫn hiện hữu trong chính căn nhà mình. Chúc cho tất cả chúng ta sẽ đón một năm mới nhiều an vui, tài lộc. Và đặc biệt, hãy giữ cho cái Tết cổ truyền mãi trọn vẹn.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Ăn Tết hay chơi TếtTrong thâm tâm tôi mong một mái ấm giống như của bố mẹ mình, hai ông bà sống rất tình cảm, đến tuổi này rồi gọi nhau vẫn một điều anh, hai điều em. Bố thích ăn đồ mẹ nấu và mẹ kiếm được công thức món mới nào đều làm cho bố ăn thử. Ngày hai anh em tôi còn nhỏ, mẹ cũng là người có mặt rất nhiều bên hai anh em, chăm sóc chúng tôi từ bữa ăn giấc ngủ. Ngày đó thấy mẹ chăm bố con tôi rất nhẹ nhàng, đơn giản, mà vẫn vô cùng ấm áp.
Vợ tôi thì hay rồi, không hiểu bản năng làm mẹ của em ở đâu mà từ khi em sinh con, nhà cửa đảo lộn lên tất cả.
Lúc còn là vợ chồng son em đã hiếm khi nấu ăn cho tôi rồi, toàn tôi đi làm về thì vào bếp nấu chính, em chỉ cắm nồi cơm ngồi đợi chồng về. Hôm nào tôi không nấu là em gọi ngay shipper mang thức ăn bên ngoài đến. Bây giờ chúng tôi có con, em chỉ ở nhà quanh quẩn với con thôi cũng cảm thấy ngộp thở.
Em thường xuyên ca thán với tôi biết thế này không đẻ nữa, mỗi khi con khóc em đều cuống cả lên, mất kiên nhẫn hô tôi pha sữa cho con uống, lấy bỉm để em thay… mà thực sự con khóc vì cái gì thì hình như em không hiểu. Đưa bình tới miệng con càng ưỡn lên quấy không chịu bú, bỉm thì chưa thấy nặng, đến lúc tôi bảo "hay em cho con ti xem sao" thì em mới thử, rồi thằng bé lại chịu. Ra nó gắt ngủ nên quấy, ngậm được ti mẹ chưa đầy mấy phút đã ngủ say.
Vợ tôi luôn than có con khiến em trầm cảm quá, ôm con cho bú cả ngày thì còn gì là ngực nữa, em không thích hợp để làm một người mẹ. Thực sự tôi đã làm hết cách, thuê cả người giúp việc đỡ đần, nhưng vẫn không thỏa lòng em vì giúp việc không chăm bé buổi đêm, thằng bé vẫn làm em mất ngủ. Được một tháng người giúp việc không chịu được tính khí gắt gỏng của em nên nói khéo xin về.
Bố mẹ tôi mấy lần sang chơi nhà thấy cửa nhà bừa bộn, quần áo khăn tã lộn cả lên đầu, mùi hôi khai, yếm khí ngập phòng thì rất không hài lòng với con dâu. Bố mẹ có góp ý vợ tôi là giờ em bé được vài tháng rồi, không cần kiêng cữ nữa cũng nên để ý đến nhà cửa một chút cho gọn gàng.
Thế mà vợ tôi tức tối, bố mẹ về thì nói với tôi rằng ông bà trước giờ luôn điều khiển, giáo huấn con dâu, ở riêng rồi mà vẫn còn can thiệp. Em gọi điện khóc lóc với bố mẹ đẻ, cứ như em đi lấy chồng bị ngược đãi, sống khổ sở lắm. Bố mẹ vợ tôi quen nuông chiều em từ nhỏ, nghe em khóc gọi điện thì lập tức đến đón em về, không cần biết sự thể ra sao.
Tôi giận vợ nên không sang đón, trong khi bố mẹ vợ còn muốn tôi sang xin lỗi vợ mới được đón vợ về. Tôi chẳng biết nên xin lỗi vì cái gì, tôi có làm gì sai đâu. Chẳng lẽ cho cô ấy ở lại bên ngoại luôn để gia đình tan vỡ, chứ có người vợ thế này, đến hết đời tôi cũng khổ phải không?
Theo Dân trí
Vợ tôi là tiểu thư cành vàng lá ngọc của một gia đình rất giàu và có máu mặt. Bố mẹ vợ là chủ một tập đoàn kinh tế làm ăn đủ lĩnh vực. Họ không thiếu tiền, thế lực cũng rất lớn.
" alt=""/>Lấy phải một cô vợ tiểu thư, tôi chỉ muốn trả luôn cho nhà ngoại![]() |
Nhiều đặc sản quê đã được quảng bá qua hội chợ của diễn đàn lamchame.com. Ảnh: lamchame.com |