Những mẫu xe cổ có một không hai tại Việt Nam,êmngưỡngnhữngmẫuxemáysiêucổtạiViệlịch đá la liga thuộc sở hữu của anh Dương Minh Chính, một người sinh sống tại thành phố Bắc Ninh.
Những mẫu xe cổ có một không hai tại Việt Nam,êmngưỡngnhữngmẫuxemáysiêucổtạiViệlịch đá la liga thuộc sở hữu của anh Dương Minh Chính, một người sinh sống tại thành phố Bắc Ninh.
Chị Trang chăm con trai sốt xuất huyết tại bệnh viện đã 8 ngày nay
Chị Thế Thị Thu Trang ở Đan Phượng, Hà Nội, chia sẻ, cách đây 8 ngày, cậu con trai lớn 6 tuổi đột ngột sốt cao 40-41 độ C, nôn. Gia đình cho uống hạ sốt, thân nhiệt chỉ giảm được một lúc rồi tăng trở lại. Khi đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng thăm khám, bé được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết.
Sau 3 ngày nằm viện, thấy tiểu cầu của con hạ thấp, chị xin chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị. Hiện tại, dù đã qua cơn nguy kịch nhưng bé vẫn mệt nhiều, không ăn được, dưới da còn nhiều chấm xuất huyết.
Sau đó, bố chị Trang và con trai út 4 tuổi của chị cũng phát hiện mắc sốt xuất huyết, đang theo dõi tại nhà.
TS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, độ tuổi trẻ mắc sốt xuất rất đa dạng, nhỏ nhất là trẻ sơ sinh vài ngày tuổi, mắc bệnh do mẹ truyền sang hoặc bị muỗi đốt.
Sốt xuất huyết ở trẻ em có biểu hiện khởi phát giống nhiều bệnh nhiễm trùng hay nhiễm virus khác nên một số trường hợp ở giai đoạn đầu có thể bị nhầm sốt virus.
Khi thấy con sốt, nhiều phụ huynh tự cho con hạ sốt tại nhà. Tuy nhiên, TS Lâm cảnh báo, cha mẹ tuyệt đối không dùng ibuprofen hay aspirin để hạ sốt vì có thể gây xuất huyết.
"Chúng tôi đã gặp nhiều phụ huynh sau khi dùng paracetamol để hạ sốt cho con nhưng không đỡ nên đã chuyển sang dùng ibuprofen, hậu quả trẻ phải nhập viện trong tình trạng xuất huyết tiêu hoá rất nặng”, bác sĩ Lâm cảnh báo.
TS Nguyễn Văn Lâm cảnh báo, tuyệt đối không dùng ibuprofen và aspirin để hạ sốt khi sốt xuất huyết
Aspirin và ibuprofen có tác dụng hạ sốt sâu, kéo dài nhưng có nhiều tác dụng phụ, ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu khiến bệnh nhân tăng nguy cơ chảy máu. Aspirin còn có tác dụng phụ gây loét dạ dày tá tràng và có thể gây xuất huyết dạ dày, ói ra máu.
Khi bệnh nhân uống 2 thuốc này, ở thể nhẹ có thể chỉ xuất huyết dưới da, thể nặng sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu răng, chảy máu cam thậm chí nôn ói ra máu, chảy máu ồ ạt.
Loại thuốc hạ sốt an toàn nhất khi trẻ mắc sốt xuất huyết là paracetamol, liều ở trẻ em 10-15 mg/kg cân nặng, mỗi liều cách nhau 4-6 giờ.
Song song với hạ sốt, phụ huynh cần để trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, ăn uống hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng để có sức khỏe chống lại virus.
Theo TS Lâm, trẻ bị sốt xuất huyết thường sốt cao 2-3 ngày đầu, có thể kèm theo ban xuất huyết, đau bụng, nôn ói, kém ăn, tiểu ít… các trường hợp nặng có thể xuất huyết tiêu hoá, rối loạn ý thức.
Do đó, cha mẹ cần thường xuyên quan sát con để khi có biểu hiện bất thường đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Các bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể cho trẻ nhập viện hoặc theo dõi tại nhà.
Với sốt xuất huyết, nguy hiểm nhất là giai đoạn ngày thứ 3-6, trong 4 ngày này, trẻ có thể gặp tình trạng sốc do mất dịch hoặc thừa dịch.
"Ngày thứ 3-4, trẻ mắc sốt xuất huyết có nguy cơ mất dịch nên cần bù dịch. Tuy nhiên, việc bù dịch cần có chỉ định của bác sĩ. Từ ngày thứ 5-6 là giai đoạn tái hấp thu và hồi phục, nếu bù dịch không đúng có thể gây tràn dịch đa màng, nguy hiểm tới tính mạng”, TS Lâm lưu ý.
Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua đã ghi nhận thêm 228 ca sốt xuất huyết, tăng 76 trường hợp so với tuần trước. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có hơn 1.800 trường hợp mắc, dù giảm so với cùng kỳ năm 2019, nhưng đến nay đã có 2 trường hợp tử vong.
Thúy Hạnh
Hà Nội ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong do mắc sốt xuất huyết trong vòng 2 tuần qua. Bệnh nhân sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
" alt=""/>Bác sĩ cảnh báo loại thuốc hạ sốt tuyệt đối không dùng khi sốt xuất huyếtChị Thủy cho hay, khi bà nội Như mất, có rất nhiều người xa lạ muốn đến nhận cháu về nuôi nhưng chị không đồng ý.
“Từ trước tới nay cháu nó đã thiệt thòi nhiều rồi. Bây giờ mà đi ở nhà người khác thì thương cho cháu quá. Dù ở với o (cô) có khó khăn thiếu thốn nhưng vẫn là máu mủ ruột thịt. Tình cảm của người thân vẫn ấm áp đối với cháu nó hơn. O nuôi con o như thế nào thì sẽ chăm cháu như thế”, chị Thủy tâm sự.
“Có cô giáo trong trường cũng muốn nhận cháu về nuôi nhưng tôi nói để cháu ở cùng tôi. Gia đình tôi rất biết ơn đến cô giáo đó”, chị trải lòng. Như rất ngoan, ngoài việc phụ giúp cô, dượng làm việc nhà, em còn trở thành “gia sư” cho những đứa em.
Hàng tháng, Như cũng trở về nhà bà nội để thắp hương cho bà và bố, quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Nhìn em cặm cụi dọn dẹp, mọi người không khỏi chạnh lòng. "Chúng tôi là người ngoài nhưng thấy cháu nó như vậy thì thương lắm. Mong có thêm người giúp đỡ cho cháu vững vàng hơn trong cuộc sống", bà Đặng Thị Hà, hàng xóm cũ của Như xúc động.
Cô Nguyễn Thị Kim Nhung, giáo viên chủ nhiệm lớp 7C Trường THCS Nguyễn Khắc Viện thông tin, Quỳnh Như hiện đang học lớp 7C. Dù hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng em vẫn đạt học sinh giỏi trong 2 năm vừa qua.
"Trước đây khi Như ở cùng bà với bố, gia đình em thuộc diện hộ nghèo. Như là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn nhất của trường nên luôn được thầy cô quan tâm. Kể từ ngày bố mất, Như vừa lo học tập vừa chăm sóc bà nội già yếu. Nay bà cũng qua đời, em chuyển đến ở nhà người o của mình. Để có tương lai tốt hơn, ổn định hơn, cô học trò đáng thương đang rất cần sự quan tâm của mọi người", cô Nhung nói.
Chị Phan Thị Hằng, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Sơn Ninh xác nhận, cháu Như có hoàn cảnh quá đỗi éo le. Hiện tại cháu đang nương tựa người cô ruột cũng không dư giả gì. “Hiện lực lượng Công an xã và Hội phụ nữ xã đã phối hợp hỗ trợ cháu mỗi tháng 600.000 đồng, mong cháu sẽ được cộng đồng giúp đỡ thêm”, chị Hằng nói.
Sỹ Thông - Thiện Lương
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bé Hà Ngọc Quỳnh Như, thôn Trà Sơn, xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT: 0972579105 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.226(Bé Quỳnh Như) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Theo Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn, một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của Bộ TT&TT giai đoạn chống dịch hiện nay là đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại các địa phương đang giãn cách.
Ngày 21/7, Bộ TT&TT đã phê duyệt 2 kế hoạch “Bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp bưu chính lớn tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội”, “Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông dân lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn”.
“Chúng tôi cũng đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành tạo điều kiện cho Vietnam Post, Viettel Post triển khai 2 kế hoạch tại địa phương và giao Sở TT&TT làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan cùng 2 doanh nghiệp bưu chính thực hiện các kế hoạch”, Thứ trưởng cho biết.
Hiện Vietnam Post và Viettel Post đều đã có phương án, kịch bản chi tiết triển khai.
Tại 19 tỉnh, thành phía Nam đang giãn cách, nông sản của các hộ sản xuất nông nghiệp tại các địa phương này đang ùn ứ rất nhiều.
Đại diện Sở TT&TT Kiên Giang cho biết, cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, tỉnh cần tiêu thụ khoảng 244.000 tấn lúa, trên 15.000 tấn gừng, 2.500 tấn chuối và 500 tấn khoai lang.
Ngoài ra, Kiên Giang cũng cần sự hỗ trợ để đưa đi tiêu thụ hơn 6.000 tấn tôm sú, 4.000 tấn tôm thẻ, gần 4.000 tấn cua biển và 200 tấn cá bớp, cá mú tươi sống.
Theo Phó Giám đốc Sở TT&TT Đồng Tháp Nguyễn Lâm Thanh Thủy, nhiều nông sản của tỉnh như khoai lang, nhãn, mít đang vào vụ thu hoạch. Chỉ riêng sản lượng nhãn đã khoảng 53.000 tấn. Trong khi dịch bệnh Covid-19 ở Đồng Tháp cũng đang diễn biến phức tạp.
“Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, các huyện sẽ giữ vùng xanh trên địa bàn quản lý. Do đó, xe của bưu chính cũng ít nhiều vướng ở cửa ngõ của một số huyện. Nắm được tình hình này, Sở TT&TT đã đề nghị các huyện tạo điều kiện cho doanh nghiệp bưu chính vận chuyển hàng hóa”, bà Thủy thông tin.
![]() |
Nhân viên Bưu điện tỉnh Đồng Tháp đã hỗ trợ nông dân đưa nhãn lên tiêu thụ trên sàn Postmart. |
Bà Nguyễn Lâm Thanh Thủy cho biết thêm, hiện việc tiêu thụ một số mặt hàng nông sản trên sàn TMĐT của các doanh nghiệp bưu chính khá tốt. Chẳng hạn, tiêu thụ khoai lang qua sàn Vỏ Sò của Viettel Post đang ở mức 2 tấn/ngày. Tuy nhiên, về mặt hàng nhãn thì còn hạn chế do khó khăn trong khâu đóng gói, chưa thể đẩy mạnh tiêu thụ.
Khai thác kinh nghiệm của Bắc Giang để duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa vùng dịch
Điểm lại cách thức triển khai, nhất là sự vào cuộc thần tốc của liên Bộ NN&PTNT, Công Thương và TT&TT trong chiến dịch hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang khi tỉnh này là “tâm dịch”, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý doanh nghiệp cho rằng, các tỉnh phía Nam đang giãn cách có thể khai thác kinh nghiệm thành công của Bắc Giang để vừa tiêu thụ tốt nông sản, vừa phòng chống dịch bệnh.
![]() |
Hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản các tỉnh phía Nam đang được Vỏ Sò và Postmart triển khai. |
Các bài học kinh nghiệm của Bắc Giang trong tiêu thụ vải thiều gồm có: Đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại vùng sản xuất, tạo điều kiện – “luồng xanh” cho hoạt động thu hoạch, tiêu thụ nông sản trên địa bàn; đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành, các tỉnh mở “luồng xanh” cho khâu lưu thông, logistics, tiêu thụ.
Cùng với việc chú trọng truyền thông, quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm, Bắc Giang cũng đã phát huy kênh tiêu thụ truyền thống, song song với khai thác hiệu quả kênh số là các sàn TMĐT. Đào tạo hướng dẫn kỹ năng số cho hộ sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn mở tài khoản bán hàng trên sàn TMĐT.
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn đề nghị các Sở TT&TT nghiên cứu kỹ và lên phương án cụ thể để triển khai 2 kế hoạch Bộ đã phê duyệt, theo đặc thù của tỉnh mình: “Trước mắt, Sở TT&TT tập trung cùng các sở, ngành khác và 2 doanh nghiệp bưu chính rà soát sản lượng của từng sản phẩm nông sản và khả năng hỗ trợ tiêu thụ của 2 sàn”.
Yêu cầu các Sở TT&TT coi hỗ trợ tiêu thụ nông sản là việc của mình, Thứ trưởng cũng đề nghị các Sở tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp đảm bảo duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa. Ngoài ra, Sở TT&TT còn là đầu mối tiếp nhận các thông tin về tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân để chuyển Bộ TT&TT chủ trì, triển khai chiến dịch truyền thông qua các kênh: Tin nhắn, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại, báo chí…
Vân Anh - Duy Vũ
VietnamPost và Viettel Post, 2 doanh nghiệp sở hữu các sàn Postmart, Vỏ Sò được Bộ TT&TT giao chủ trì triển khai kế hoạch “Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông dân lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn”.
" alt=""/>Postmart, Vỏ Sò vào cuộc tiêu thụ nông sản cho nông dân 19 địa phương vùng dịch