
Học xong đại học ra trường các con của tôi cũng lần lượt đi lấy chồng, giờ đây tất cả đã yên bề gia thất, chỉ còn cậu con út đi làm ăn xa.
![]() |
Ảnh: B.N |
Trong 5 cô con gái thì 4 cô đi lấy chồng xa, có một cô lấy được chồng gần. Thấy gia cảnh nhà tôi khó khăn, bóc ngắn cắn dài, chẳng có của ăn của để làm hồi môn cho con gái đi lấy chồng, nên ông thông gia liền mua 1500m2 đất ruộng ngay sau nhà tôi để cho con tôi và con rể đào ao thả cá.
Tôi mừng rơi nước mắt vì thấy ông ấy đối xử tốt với các con quá nên cũng quyết định chặt đi ba cây xoài để mở ngõ cho các con đi vào khu đất đó. Ông ấy tìm người lo thi công, còn tôi thì lo cơm nước cho cả hai gia đình. Tôi cũng bận công việc của mình nên không để ý, ông ấy múc qua cả phần đất tôi vạch ranh giới để cho các con, rồi múc luôn cả vào 1500m2 đất tôi đang thầu của công ty để trồng trọt.
Tôi liền bị giám đốc công ty gọi lên chất vấn, thấy cảnh tôi mẹ góa con côi cạy cục van xin thì giám đốc cũng bỏ qua cho. Tôi bảo với con rể rằng nếu lỡ đào vậy rồi thì hai vợ chồng sang tôi cho thuê lại ao mà làm ăn kinh tế. Làm thêm cái chòi, tôi ở đó phụ giúp trông nom, hàng ngày tôi bắt được con cá gì ăn con cá đấy, mẹ con dựa vào nhau mà sống. Ai ngờ làm xong cái chòi, tôi chưa kịp ở thì ông thông gia đã dọn luôn vào ở.
Tôi nhịn hết lần này đến lần khác để giữ hòa khí hai gia đình, ấy vậy mà đến khi tát ao, ông ấy phun hết cả bùn, cát vào ruộng nghệ của tôi, thấy vậy tôi tắt máy để bưng ống bơm nước đi chỗ khác, ông ấy lại liền đặt ống vào vườn của tôi, rồi ngang nhiên chặt mấy cây chuối của tôi để cho cá ăn chỉ để lại mấy cái búp. Tôi góp ý thì ông ấy bảo “bà chưa cho các con được cái gì, có mấy cây chuối mà cũng phải tiếc”.
Quá quắt hơn khi con gái tôi bế cháu sang nhà tôi chơi thì ông ấy liền gọi điện bắt bế cháu lên chòi ngủ với ông. Ngày rằm tháng 7 năm ngoái, tôi làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, mời con rể và con gái tôi sang ăn, vừa bưng bát cơm đặt vào mồm thì ông ấy liền gọi điện bắt về nấu cơm cho ông ấy ăn. Cứ hết chuyện này đến chuyện khác ông thông gia luôn đối đầu với tôi, có cái ngõ tôi cắt đất của mình để đắp cho ông ấy và các con đi vào ao cá, thì ông ấy không đi, cứ đi vào vườn nhà tôi.
Ông ấy bảo ngõ ấy nhiều cỏ dại mọc quá nên đi vào dậm chân, trời mưa thì đường hơi lầy lội. Tôi lại nhún nhịn nhổ hết cỏ rồi đắp đất, đắp đá cho sạch sẽ hơn.
Đến lần thứ ba tôi không chịu đựng được nữa mới bảo ông ấy: “Ông muốn đi sạch sẽ thì lo làm cỏ và đắp đất be đường vào mà đi chứ tôi già rồi không làm mãi cho ông đi được, đừng đi vào vườn nhà tôi nữa”, ấy vậy mà ông ấy sẵng giọng lên, văng tục.
Bà thông gia thấy vậy thì bảo tôi xây cổng, xây tường lên, ngăn chia ranh giới ra để hai bên đỡ lời qua tiếng lại, nhưng tôi nghĩ nếu làm vậy thì lại khổ con tôi mà thôi. Thực sự, tôi rất uất ức và khổ tâm, vì thương con, thương cháu nên tôi luôn cố gắng nhẫn nhịn, còn ông thông gia lúc nào cũng được nước lấn tới. Tôi không biết mình nên làm gì đây?
Con dâu chỉ về ở 30 ngày, mẹ chồng lấy tiền ăn không thiếu một đồng. Bà còn bắt tôi nộp thêm khoản tiền điện, nước với lý do "nuôi bà đẻ tốn kém".
" alt=""/>Thông gia khẩu chiến vì lợi ích kinh tếSau khi Xổ số quốc gia ra mắt vào năm 1994, mỗi tuần cô lại mua cho bố một tấm vé số. Cho đến khi ông không chơi nữa thì cô tiếp tục mua những con số với hi vọng một ngày nào đó, vận may sẽ đến với mình.
“Tôi có một niềm tin mạnh mẽ rằng tôi sẽ trúng số. Khi làm tóc cho khách hàng, tôi chưa bao giờ nói ‘nếu tôi trúng số’, mà luôn nói ‘khi tôi trúng số’”.
Susan kết hôn ở tuổi 22. Hai năm sau, cô sinh cậu con trai Jake. Năm cậu bé được 12 tuổi, cuộc hôn nhân đổ vỡ và 2 mẹ con cô phải dọn đến sống ở một căn nhà thuê.
“Tôi phải chi trả tất cả hoá đơn. Tiệm tóc lúc nào cũng bận rộn”.
Vào một ngày thứ 7, khi Susan đang pha trà thì đến giờ thông báo kết quả xổ số. Cô dừng lại và nhìn lên màn hình. Cô bắt đầu run lên khi nhìn những con số.
Cô bấm số điện thoại trên mặt sau của tấm vé nhưng bấm sai mấy lần vì quá bối rối. “Một người phụ nữ nhấc máy và nói ‘tôi nghĩ bạn đã trúng số’”.
Chưa thể biết chính xác mình sẽ nhận được khoản tiền bao nhiêu, thay vì ngồi chờ đợi, cô quyết định đi hát karaoke với bạn bè. “Tôi không thể ở nhà suốt đêm, vì thế tôi đặt tấm vé vào trong áo ngực và tới quán hát. Tôi không kể chuyện với bất kỳ ai. Thỉnh thoảng, tôi lại vào nhà vệ sinh để kiểm tra chiếc vé xem nó còn ở đó không”.
Đến nửa đêm, khi đã về đến nhà, Susan kiểm tra máy tính và thấy có 5 người cũng trúng số như cô. Và số tiền cô nhận được là gần 1,2 triệu bảng Anh.
“Không có sự hoảng loạn hay chạy quanh phòng la hét. Tôi chỉ thì thẩm ‘cảm ơn Chúa’. Cô biết rằng mình sẽ không phải chật vật kiếm tiền nữa nếu biết chi tiêu một cách thận trọng. Chuyện tài chính của cô sẽ vững chắc cho đến hết đời.
![]() |
Thứ xa xỉ duy nhất cô mua sau trúng số là chiếc xe hơi thể thao. |
Ngày hôm sau, cô mời bố mẹ tới để thông báo tin vui. Lúc ấy, cô mới oà khóc. Mẹ cô không nói lên lời, trong khi bố cô thì bật dậy và ôm lấy con gái.
Không vội vàng đi nghỉ dưỡng hay chi tiêu xa xỉ, suốt 6 tháng sau đó, Susan vẫn làm việc bình thường ở hiệu tóc.
Từ việc phải đắn đo xem có nên bật lò sưởi hay , Susan bỗng dưng có một số tiền khổng lồ trong tài khoản. “Điều đó thực sự kinh khủng. Cuộc sống của bạn đã thay đổi một cách khó tin. Nhưng tại thời điểm đó, tôi không muốn phần đời còn lại của mình thay đổi. Quán tóc vốn là nơi kiếm cơm của tôi. Trải qua tất cả những giai đoạn tồi tệ nhất, nó vẫn giúp tôi tiếp tục”.
9 tháng sau khi trúng số, Susan bắt đầu hẹn hò với ông chủ một trang trại lợn – Andrew, 53 tuổi. Andrew là bạn cũ của Susan và có cùng đam mê chơi xe thể thao với cô.
Susan biết rằng, nếu mối quan hệ tiến tới, cô sẽ phải chuyển tới sống ở trang trại của Andrew cách đó hơn 300km.
Tháng 8/2010, cô bán hiệu tóc của mình và chuyển đến trang trại vào tháng 3/2011.
Thứ xa xỉ duy nhất mà cô mua sau khi trúng số là một chiếc xe hơi thể thao để cô và Andrew cùng theo đuổi sở thích. Cô cũng đưa bố mẹ và các chị em đi du lịch.
![]() |
Susan trên cánh đồng cùng người bạn đời mới và con riêng của anh. |
Nhưng vẫn như xưa, cô vẫn dậy từ 6 giờ 30 phút sáng, sau đó lao vào làm việc trong trang trại lợn. Cô vẫn ngồi ghế hạng bình thường khi đi máy bay, mua sắm ở những cửa hàng bình dân, thậm chí là ở các cửa hàng đồ cũ. “Lúc nào tôi cũng ngửi thấy mùi lợn. Tiền không làm tôi thay đổi”.
“Khi bạn đã lao động thì bạn sẽ không nghĩ rằng mình nên dừng lại. Bạn cần một mục đích để thức dậy mỗi sáng”.
Susan biết rằng rất nhiều người trúng số đã mất tất cả trong một thời gian ngắn. “Tôi tự nhủ rằng, khi đã có được mà để mất thì còn tệ hơn là không có gì”.
Cô cũng khẳng định, người chồng mới đối xử với cô như bình thường mặc dù biết cô trúng số.
Tờ vé số biến chàng trai 23 tuổi thành triệu phú USD và hiện thực hóa giấc mơ có một trang trại, nhưng anh vẫn tiếp tục cuộc đời cao bồi.
" alt=""/>Người phụ nữ trúng số triệu đô vẫn làm nông, nuôi lợnKhánh năm nay 14 tuổi, vừa học xong lớp 7 và đã ở chùa An Xá (xã Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) với thầy Oanh từ khi mới 8 tháng tuổi.
Khánh vốn là con của một cặp vợ chồng ở Hà Giang - người nhà của một Phật tử địa phương thường xuyên lui tới chùa.
Tám tháng tuổi, bố mẹ em bỏ nhau. Lúc ấy, Khánh vẫn còn chưa cai sữa. Mẹ em bỏ đi, để lại người bố lóng ngóng không biết làm gì với cô con gái suốt ngày kêu khóc. Thương hoàn cảnh gà trống nuôi con, người Phật tử này kể chuyện với sư Oanh, mong sư cứu giúp.
“Lúc đầu, thầy chỉ định nhận nuôi cho ít ngày để con bé đỡ khóc. Nhưng sau cứ cho về với bố thì con bé lại khóc ngặt, thế là mọi người lại đưa nó về chùa. Từ đó, nó ở đây với thầy cho tới bây giờ”.
Sư Oanh kể, “nuôi con bé này dễ lắm. Chẳng ốm đau gì bao giờ”.
Coi những đứa trẻ ở chùa như con mình, sư Oanh yêu thương nhưng cũng rất nghiêm khắc trong sinh hoạt hằng ngày. Nhờ thế mà cô bé Khánh rất thạo việc nhà. “Mỗi ngày, thầy yêu cầu 3 lần tụng kinh: 5h sáng, 4h chiều và 8h tối”.
Sáng dậy, Khánh phải lau bàn ghế, quét sân, ăn cơm xong phải rửa bát. “Con bé nấu cơm ngon lắm, biết làm mọi việc trong chùa. Ngoài những công việc ấy ra, hằng ngày Khánh vẫn đi học như những đứa trẻ khác”.
![]() |
Sư thầy Thích Đàm Oanh - trụ trì chùa An Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên - người đã cưu mang nhiều hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Nói về bố mẹ Khánh, sư Oanh kể, chỉ có người bố là thỉnh thoảng gọi điện hỏi thăm con, còn người mẹ thì biệt tích. Cả hai đều đã lấy vợ, lấy chồng mới và có con riêng.
Sư Oanh biết người mẹ đang sống ở một khu vực heo hút của tỉnh Hà Giang. Nhưng sư chưa bao giờ kể về bố mẹ cho Khánh nghe vì sợ con buồn. Tuy nhiên bản năng tìm mẹ trỗi dậy năm cô bé 9 tuổi.
Lần đó, Khánh âm thầm đập con lợn tiết kiệm mà em dự định “nuôi” để đi làm từ thiện. Tổng số tiền được 2,7 triệu đồng. Ra quán gần đó ăn một bát bún xong, Khánh bắt xe lên Hà Nội tìm mẹ.
Sư Oanh dáo dác báo công an và huy động người đi tìm cô bé. Ba, bốn ngày sau vẫn không có dấu vết gì của Khánh. Thế rồi, một buổi chiều, Khánh bỗng nhiên xuất hiện ở chùa sau khi đã tiêu hết số tiền mà vẫn không tìm được mẹ.
Khao khát tìm mẹ của Khánh chưa bị dập tắt. Cô bé lại bỏ chùa đi lần thứ hai. Mỗi lần về, Khánh lại quỳ gối xin thầy tha tội.
Biết không thể giấu cô bé cá tính này được mãi, sư Oanh quyết định nhờ người đưa Khánh lên Hà Giang gặp mẹ. Lúc này, người mẹ đang sống cùng đứa con thứ 2 ở một nơi heo hút, hẻo lánh.
Nhưng ở với mẹ được từ sáng đến chiều, Khánh chỉ khóc đòi về chùa. Mẹ cô bé lại gọi cho sư Oanh, nhờ thầy lên đón về. “Từ đó, con bé mới không đòi đi tìm mẹ nữa”.
“Khi về, thầy có nói với con rằng, thầy đi tu, thầy không bao giờ bắt con phải bỏ bố mẹ. Nhưng bố mẹ đã bỏ con, thầy muốn trong mắt con, bố mẹ lúc nào cũng là những người tốt đẹp nhất, lý tưởng nhất. Thầy đợi đến khi con trưởng thành sẽ nói để con tự tìm hiểu về bố mẹ mình, như thế sẽ hay hơn. Nhưng vì con kiên quyết muốn đi tìm mẹ nên thầy phải đưa con lên gặp”.
![]() |
Một phần khuôn viên chùa An Xá. Ảnh: Ngọc Trang |
Không giống như những trường hợp khác chỉ ở chùa vài ba năm, sư Oanh nuôi Khánh đến nay đã 14 năm. Vì thế, ni sư cũng phải xử lý đủ các vấn đề tâm sinh lý của đứa trẻ như một người mẹ.
“Hai mùa hè gần đây, chị ấy lại nghĩ ra trò bán hàng trên mạng. Thầy chỉ cho dùng điện thoại ‘cục gạch’ để liên lạc thôi, nhưng mỗi khi có Phật tử đến chùa, con bé lại mượn điện thoại thông minh, liên hệ mua bán. Thế rồi chị ấy bị người ta lừa mất mấy triệu đồng, đến chùa đòi tiền”.
“Năm ngoái, phát hiện ra, thầy đã phạt không cho đi đâu, bắt sám hối trong vòng một tuần. Tiền thầy trả hộ nhưng yêu cầu mỗi khi có ai cho, phải tiết kiệm để trả lại thầy”.
“Năm nay Khánh chuẩn bị vay tiền để đi buôn tiếp thì thầy lại phát hiện ra” - sư Oanh kể những chuyện khiến thầy “đau đầu” về cô bé Khánh.
Nhưng sư Oanh cũng hài hước ghi nhận: “Năm nay Khánh có vẻ ngoan hơn, thầy chưa bị trường mời lên lần nào. Năm ngoái, thầy bị mời lên 4 lần chỉ vì tội nghịch ngợm, hay nói chuyện, gây mất trật tự trong lớp”.
Có lẽ, Khánh là cô bé mà sư Oanh gắn bó nhất. Còn nếu tính chính xác thì sư đã cưu mang hàng chục đứa trẻ, những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật. Nhưng hầu hết mọi người chỉ sống vài ba năm là xin ra khỏi chùa.
Nhiều đứa trẻ bây giờ đã trưởng thành, lấy vợ lấy chồng, có công ăn việc làm ổn định, tự lo được cho bản thân. “Có đứa sống quanh đây, thỉnh thoảng vẫn gọi điện hỏi thăm thầy; có đứa thì sống ở Hải Phòng, Hà Giang…”.
Hiện tại, ngoài Khánh, ở chùa còn có một bé trai 17 tuổi được gửi vào chùa ở nhờ đến nay đã 2 năm. Chùa cũng cưu mang 2 bà vãi có hoàn cảnh khó khăn suốt hơn 20 năm nay.
Sư Oanh bảo, 2 bà tuy không phải người khuyết tật nhưng không được khôn ngoan như người khác, không thể tự lo cho mình nếu sống bơ vơ một mình. Bây giờ, 2 bà vẫn đang sống trong chùa, phụ giúp chùa các việc vặt như quét dọn, nấu nước hằng ngày.
Nói về những việc làm của mình, ni sư Thích Đàm Oanh bảo, những việc thầy làm còn rất nhỏ bé, không có gì đáng kể. “Thầy chỉ làm những việc nên làm và trong khả năng của mình thôi”.
Ni sư Thích Diệu Nhân từng hóa trang thành người phụ nữ ăn mày, giả điên, tìm cách làm quen với những đứa trẻ bụi đời và rủ các em về chùa sống.
" alt=""/>Ni sư nhận nuôi cô bé cá tính, một năm bị trường mời lên 4 lần