Những năm tiếp theo, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ căn cứ vào diện tích xây mới thực tế để tăng quy mô đào tạo tại Hòa Lạc nhằm giảm sự quá tải tại nội thành Hà Nội.
Tổ hợp 2 công trình HT1, HT2 thuộc Zone 4 của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên sắp đi vào hoạt động.
Cũng tại cuộc họp, ban lãnh đạo đã bàn sâu đến phương án hoàn thiện cơ sở vật chất của giảng đường, khu sáng tạo, thư viện, không gian học sống và học tập cho sinh viên, giảng viên; giao thông nội khu, kết nối hệ thống xe buýt nội thành; hệ thống ký túc xá với các phòng ở, phòng sinh hoạt chung như nhà bếp, phòng tự học cho sinh viên theo chuẩn hiện đại, chất lượng cao với hệ thống điều hòa không khí,…
Giám đốc Lê Quân nhấn mạnh, tổ hợp các tòa nhà HT1 (quy mô 15.000m2 sàn xây dựng), HT2 (quy mô 20.000m2 sàn xây dựng) của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, khu Ký túc xá số 4 đã sẵn sàng đáp ứng để tiếp nhận theo quy mô thiết kế là gần 4.000 sinh viên học tập và sinh sống với môi trường đại học hiện đại, tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế.
Ban Giám đốc cũng yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp với Ban Đào tạo chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh năm 2022. Các chương trình đào tạo cần thiết kế theo hướng giáo dục khai phóng; sinh viên có thể được tùy chỉnh lựa chọn nhiều ngành học; chương trình đào tạo cũng phải gắn với chuyển đổi số nhằm thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu của năm học mà ĐH Quốc gia Hà Nội đã đặt ra.
Dự án đầu tư xây dựng ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc bao gồm 21 dự án thành phần với quy mô khoảng 65.000 học sinh, sinh viên; diện tích sử dụng đất sử dụng đất khoảng 1.113,7 ha, trong đó khu các dự án thành phần ĐH Quốc gia Hà Nội là 887,9 ha; khu các cơ sở nghiên cứu cao cấp là 112,1 ha; khu tái định cư là 113,7 ha.
Thúy Nga
Thủ tướng Chỉnh phủ vừa ban hành quyết định về việc chuyển giao Dự án đầu tư xây dựng ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc từ Bộ Xây dựng sang ĐH Quốc gia Hà Nội.
" alt=""/>ĐH Quốc gia Hà Nội chuyển sinh viên lên Hòa Lạc học tập![]() |
Ảnh: B.N |
Tôi nghĩ, mình làm ra tiền cũng là để nuôi con, cho các con có cuộc sống thoải mái nên không bao giờ tính toán. Các con thích gì tôi cũng chiều, miễn là trong khả năng kinh tế.
Tuy vậy, chồng tôi lại là người keo kiệt, tằn tiện đến mức cực đoan. Các con quá 1 tuổi, anh cắt hết các khoản sữa và đồ ăn vặt. Quần áo của các con, anh chỉ cho mua một lần duy nhất vào dịp Tết. Nhiều năm anh còn đi xin về để đỡ tốn tiền.
Bữa cơm chỉ có rau và 1 đĩa thức ăn mặn. Anh mua 3 lạng thịt, chia đều cho 4 người.
Thi thoảng, con đòi ăn bim bim hay sữa chua, anh không cho. Theo anh, những đồ ăn vặt đó có hại cho sức khỏe. Tôi biết, thực ra chồng tiếc tiền là chính.
Hôm nào anh đi vắng, tôi ở nhà mua cho con bằng tiền riêng của mình, cũng bị anh chì chiết không ngớt.
Chồng quy định, lương của tôi lo tiền điện, nước và đóng tiền học cho con. Lương anh mua thức ăn hàng ngày.
Anh tính mỗi tháng gia đình dùng hết 1 chai dầu ăn, 1 chai mắm, 2 gói gia vị, 1 gói đường. Khi nào hết, phải đợi đến tháng sau mua.
Tôi nghĩ, nếu kể câu chuyện này ra, mọi người sẽ bất ngờ. Bởi thời nay, cuộc sống dù vất vả cũng không đến nỗi phải tính toán như vậy.
Nhiều lần vợ chồng tôi mâu thuẫn, cãi cọ cũng vì chuyện “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” của chồng.
Bố mẹ vợ lên chơi 10 ngày. Ba hôm đầu anh mua đồ ăn tiếp đón tử tế. Thế nhưng, sang ngày thứ 4, anh đi chợ hay mua bán gì đều bảo ông bà đưa tiền.
Bố mẹ tôi biết tính con rể, chẳng trách giận gì. Ông bà chỉ thở dài, thương con gái.
Ba tháng trước, nhà máy tôi làm giải thể. Trong lúc chờ xin công việc mới, tôi nghỉ ở nhà. Thời gian này tôi không làm ra tiền. Mọi chi tiêu đều phụ thuộc vào lương của chồng.
Khi mới lấy nhau, tôi có lập một thẻ ATM. Mỗi tháng chúng tôi trích vào đó một ít tiền tiết kiệm.
Tài khoản này đứng tên tôi nhưng tin nhắn thông báo giao dịch lại gửi về điện thoại chồng. Anh đòi làm như thế để hai vợ chồng cùng được quản lý tài khoản. Hiện số tiền cũng được vài chục triệu.
Hai vợ chồng tôi thống nhất, khi nào rút tiền trong tài khoản ra tiêu, phải bàn bạc với nhau.
Vừa rồi, hai con vào năm học mới. Lương chồng chưa có, nhà trường lại yêu cầu nộp 500 nghìn đóng tiền may đồng phục cho con.
Tôi gọi cho chồng. Anh bận hay để máy điện thoại ở đâu nên không biết vợ gọi. Tôi nghĩ có 500 nghìn đồng, chẳng đáng là bao nên ra cây ATM rút.
Chẳng ngờ, 30 phút sau, chồng tôi nhắn tin mạt sát vợ vì tiêu hoang. Anh nói tôi tự tiện rút tiền mà không hỏi, bảo tôi ăn bám còn hoang phí.
Tôi giải thích, số tiền đó đóng tiền đồng phục cho con. Chồng tôi không tin còn đổ cho tôi dấm dúi để gửi về cho nhà ngoại.
“Cô lúc nào cũng lý do. Tháng trước bố mẹ cô lên chơi, tôi mua bán ăn uống, thâm hụt mất 700 nghìn đồng. Tháng này, cô tự ý rút 500 nghìn đồng. Tháng sau, cô nhịn ăn mà bù vào”, chồng giận dữ nói.
Những lời chồng nói như vết dao, cứa vào tâm can tôi. Tôi cũng đi làm, gánh vác kinh tế gia đình cùng anh. Chỉ 3 tháng nay là tôi chịu cảnh thất nghiệp.
Vậy mà anh nói như thể tôi ăn bám từ ngày lấy nhau. Tôi nghĩ, việc tằn tiện chi tiêu là đúng nhưng kiểu keo kiệt, bủn xỉn như anh ấy là cách sống tiêu cực.
Với đồng nghiệp, chồng tôi lại là người hào phóng. Vốn bản tính sĩ diện, anh sẵn sàng móc ví, trả tiền cho bữa nhậu hay mua tặng bạn cái áo không chút đắn đo... Tôi nhiều lần khuyên anh bớt tính đó lại, để tiền nuôi con.
Chồng nổi cáu, trách tôi là đàn bà ở xó bếp, không biết gì. Theo anh nói, đó là việc ngoại giao bên ngoài của đàn ông, phục vụ cho làm ăn.
Tôi không hiểu sao ngày xưa lại đồng ý lấy người đàn ông như vậy. Tôi thu dọn quần áo, đưa 2 con sang nhà chị gái ở. Chồng tôi nhắn: “Cô tự ý đi thì tự về, không có chuyện tôi sang đón đâu”.
Tin nhắn của chồng khiến tôi càng chán nản, nghĩ đến hôn nhân mà ứa nước mắt. Chẳng nhẽ tôi lại ly hôn…
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Lúc thanh toán, thấy đồ ăn còn thừa nhiều, nồi lẩu gọi ra gần như còn nguyên, mẹ em xin nhân viên túi nilon để mang về. Không ngờ, việc làm đó khiến chồng em tức giận.
" alt=""/>Tâm sự người vợ rút 500 nghìn mua quần áo mới cho con bị chồng chì chiếtCháu bị đánh là chị cả, sau có 2 em gái, một bé học lớp 5, bé còn lại 2 tuổi rưỡi
“Ngày 22/3, tôi đang ở nhà thì thấy hàng xóm nói lên trường ngay xem cháu bị đánh thế nào. Tôi bèn tức tốc lên thì được thông tin là đánh sơ sơ chứ cũng không có gì nghiêm trọng cả. Tôi cũng chỉ biết nghe vậy. Thấy mọi người bảo có clip nên tôi hỏi cho xem thì nhà trường bảo đã bị xóa hết rồi. Clip cũng mờ không nhìn thấy cái gì nên người nhà cứ yên tâm. Thầy hiệu trưởng còn nói với tôi không có gì phải lo, gia đình cứ cho cháu đi học bình thường”.
Cũng theo anh Doanh, trong cuộc họp kỷ luật, nhà trường quyết định đình chỉ 5 học sinh đánh hội đồng bạn 1 tuần.
“Lúc đó, không biết clip này như thế nào mà chỉ nắm được tình hình thông qua bản tường trình nên tôi cũng xin tha cho các cháu. Gia đình tôi cũng không yêu cầu kỷ luật gì để làm ảnh hưởng đến việc học tập của các cháu. Tôi cũng chỉ nghĩ là đến cuối cấp rồi, thôi tha cho các cháu ôn luyện để không ảnh hưởng đến học tập. Tôi xin như thế thì thầy hiệu trưởng Phong cũng nói: “Chú của cháu có một tấm lòng quá cao thượng”. Đến khi tôi về nhà thì nghe hàng xóm bảo: “Sao chúng nó đánh cháu mà lại để vậy?”. Đến 10 giờ tối, có một người ở nước ngoài gửi cho. Tôi xem clip mà không cầm được nước mắt”.
![]() |
Anh Doanh bên chiếc áo bị rách toạc của cháu. Ảnh: Thúy Nga |
Vì quá bức xúc, ngày hôm sau, anh Doanh lên gặp nhà trường để hỏi rõ câu chuyện.
“Tại sao nhà trường biết được clip nhẫn tâm như vậy mà thầy cô lại không báo để gia đình đưa cháu đi chụp chiếu?”, anh Doanh đặt câu hỏi.
Anh cho rằng, điều này khiến cháu mình bị tổn thương sâu sắc về tinh thần. Dù rất thương cháu nhưng người chú cũng không biết phải làm thế nào.
“Mấy ngày về nhà cháu sợ không dám nói gì. Nhiều đêm nằm mê, cháu giật mình thon thót. Cháu cũng sợ không dám đi đâu và rất ngại gặp bạn bè”.
Cũng theo anh Doanh, cháu từng bị nhóm bạn bắt nạt rất nhiều lần, nhưng nhà trường không hay biết.
Bản thân cháu cũng sợ không dám kể với gia đình.
Những lần trước, cháu thường bị các bạn bắt trực nhật, quét lớp thay. Đây là lần cháu bị đánh dã man nhất.
Trong lần đưa cháu đến bệnh viện, anh Doanh có hỏi thì cháu kể đã từng bị bạn đánh hồi giữa học kỳ. Cháu đã thưa với cô giáo nhưng các bạn cũng chỉ bị phạt trực nhật.
![]() |
Nhà nữ sinh bị bạn đánh hội đồng |
Đến trưa ngày 22/3, cháu bị đánh; buổi chiều lại tiếp tục bị đánh lần 2. Dù vậy, về nhà cháu lại sợ, không dám báo với gia đình.
Vì quá xót cháu, anh Doanh thay mặt gia đình kiến nghị các cơ quan chức năng xác minh, xử lý các hành vi bạo lực theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, anh Doanh cũng mong muốn các gia đình có học sinh đánh cháu phải có hình thức bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần.
Thúy Nga - Thanh Hùng
Mọi sự hỗ trợ xin liên hệ
|
Cô giáo cho biết, trong số 5 học sinh đánh bạn, có 2 em chuyển từ nơi khác đến và 2 em chuyển từ lớp khác sang.
" alt=""/>Chú ruột nữ sinh Hưng Yên: 'Tôi không cầm được nước mắt khi xem cháu bị lột quần áo'