Nội dung của dòng trạng thái này nói về các vấn đề của Bitcoin và Bitcoin Cash hiện tại: “Tôi không muốn công khai, nhưng có một vấn đề với SegWit. Nếu nó không ổn định thì sẽ không có gì và tôi sẽ thất bại. Chỉ có một cách mà Bitcoin tồn tại và điều quan trọng với tôi Bitcoin là nó phải hoạt động”.
Tám thiết bị của D-link bao gồm DWR-116, DIR-140L, DIR-640L, DWR-512, DWR-712, DWR-912, DWR-921, DWR-111. Qua tra cứu, VietNamNet thấy nhiều sản phẩm trong số này có phân phối tại Việt Nam.
Đáng chú ý là chuyên gia bảo mật Błażej Adamczyk - người phát hiện ba lỗ hổng này - đã thông báo cho D-Link từ hồi tháng 5 về ba lỗ hổng này nhưng D-Link chỉ tung bản vá cho hai mẫu DWR-116 và DWR-111 mà thôi. Các mẫu router còn lại theo D-Link phản hồi là đã hết thời hạn hỗ trợ của D-Link và sẽ không nhận được bản vá lỗi.
Cũng theo Błażej, ba lỗ hổng bảo mật này rất dễ khai thác. Chúng đơn giản đến mức có thể được phân phối thông qua một trang web “phishing”. Hacker chỉ cần dụ người dùng truy xuất vào một trang web nhúng mã độc khai thác từ ba lỗ hổng trên là đã có thể chiếm quyền kiểm soát thiết bị.
Trên đây là video chi tiết mà Błażej cung cấp làm bằng chứng cho thấy lỗ hổng dễ khai thác đến mức nào. Người dùng cần chú ý kiểm tra lại router của mình có nằm trong số các mẫu dính lỗ hổng bảo mật hay không, đặc biệt là các mẫu hoàn toàn không có bản cập nhật vá lỗi.
An Nhiên - Lê Hường - Thu Trang (theo Bleeping Computer)
" alt=""/>Phát hiện lỗ hổng bảo mật trên 8 mẫu router của DTP.HCM sẽ chi hơn 2.340 tỷ tăng thu nhập cho cán bộ, công chức
Lộ thiết kế mới tòa nhà UBND TP.HCM
TP.HCM triển khai 4 trung tâm thuộc đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025, tính đến nay đã tròn 1 năm.
Theo ông Lê Quốc Cường - Phó GĐ Sở TT&TT TP.HCM, 4 trung tâm này gồm: Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở; Trung tâm điều hành đô thị thông minh thành phố, Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội thành phố, Trung tâm An toàn thông tin của thành phố.
Về triển khai xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở, ông Cường cho biết, tháng 1/2019, kho dữ liệu dùng chung của TP - giai đoạn 1 đi vào hoạt động tại Công viên phần mềm Quang Trung trên cơ sở tích hợp các dữ liệu hiện có của các sở, ngành của TP.
![]() |
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM Dương Anh Đức tại buổi họp báo |
Tháng 1/2019, TP sẽ vận hành Trung tâm điều hành đô thị thông minh (giai đoạn 1) tại UBND TP trên cơ sở tích hợp thông tin từ các hệ thống camera hiện có của Văn phòng UBND TP và các sở ngành, các trung tâm, hệ thống liên thông tổng đài khẩn cấp 113-114-115 và hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh sự cố hạ tầng kỹ thuật đô thị 1022 vào Trung tâm điều hành chung của UBND.TP.
Quý 1 năm 2019, TP sẽ phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh.
Về xây dựng Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội, tháng 1/2019, TP công bố thành lập Phòng mô phỏng dự báo kinh tế xã hội của TP (giai đoạn 1) tại Viện Nghiên cứu phát triển TP, phục vụ cho việc xây dựng văn kiện Đại hội Đảng bộ TP.
Đến quý 1 năm 2019, sẽ tổ chức phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi xây dựng Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế xã hội.
Về thành lập Trung tâm An toàn thông tin, ông Lê Quốc Cường cho hay, tháng 12/2018, UBND TP phê duyệt Đề án thành lập Công ty Cổ phần vận hành Trung tâm An toàn thông tin TP.
![]() |
TP.HCM đang trên con đường xây dựng TP thông minh |
Trên cơ sở đề án được phê duyệt, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn hoàn thành việc thành lập công ty này trong quý 1 năm 2019.
Phó GĐ Sở TT&TT TP.HCM khẳng định, cuối tháng 12/2018, TP sẽ tổ chức sơ kết việc triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ trong quản lý, quản trị đơn vị tại các sở ngành, quận huyện, phường xã, thị trấn.
Đến quý 3 năm 2019, TP sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng Kho dữ liệu dùng chung - giai đoạn 2 (hoàn chỉnh). Đồng thời, TP sẽ phê duyệt Khung kiến trúc đô thị thông minh, tổ chức triển khai trong toàn TP.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, việc xây dựng đô thị thông minh là một quá trình liên tục và mang tính chất mở, đòi hỏi phải có sự chung tay của các nguồn lực xã hội.
TP mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp, hiến kế từ người dân và doanh nghiệp về các giải pháp thiết thực, hiệu quả để triển khai xây dựng thành công đô thị thông minh.
Theo ông Đức, đề án sẽ thường xuyên được cập nhật, bổ sung, hoàn chỉnh căn cứ vào tình hình thực tiễn của TP, ý kiến góp ý của người dân và doanh nghiệp, đồng thời phù hợp với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và xu thế phát triển đô thị thông minh trên thế giới.
Quận 1, 12 và khu đô thị mới Thủ Thiêm là 3 đơn vị triển khai thí điểm đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh.
" alt=""/>TP.HCM làm được gì sau 1 năm triển khai đề án đô thị thông minh