
Chính vì vậy, cộng đồng mạng tranh luận và hoài nghi về đám cưới, nhận định cô dâu lấy chồng vì anh ta giàu có.
Trước những bình luận trên mạng xã hội, cô dâu đáp trả đánh thép: "Anh ấy luôn yêu thương và nhường nhịn tôi. Ngay cả khi cãi nhau, anh ấy cũng vẫn đề nghị nấu cơm cho tôi ăn vì sợ tôi bị đói".
Cô dâu cũng tin rằng, ngoại hình không phải điều quan trọng, nhân cách con người mới là thứ cô để tâm. Một cuộc hôn nhân cần nhất là hai người yêu thương, hiểu và trân trọng nhau. Người đàn ông cô chọn dù ngoại hình không nổi trội nhưng lại có tất cả những phẩm chất tốt đẹp ở người chồng cô mong muốn.
Cô khẳng định, ngoại hình chỉ là bề nổi, nhân cách là giá trị bên trong trường tồn, có chiều sâu. "Một người thực sự yêu bạn, hiểu bạn, có cùng quan điểm sống với bạn chính là chìa khóa giúp hôn nhân hạnh phúc", cô nói thêm.
Dù vậy, cuộc hôn nhân của cô vẫn là đề tài bán tán xôn xao. Điều này được lý giải bởi từng có nhiều cặp đôi chênh lệch ngoại hình chấp nhận kết hôn vì vấn đề vật chất.
“Cô ấy khẳng định yêu người đàn ông bên cạnh bởi phẩm chất của anh ta, đó là điều đáng quý. Đừng nghi ngờ tất cả. Trên đời vẫn còn thứ tình yêu chân thành không vụ lợi tiền bạc. Cũng đừng vì họ chênh lệch ngoại hình mà vội phán xét. Mong cô dâu chú rể mãi hạnh phúc bên nhau”, một người bình luận.
Người dân báo cáo rằng, nhà sư Thanakorn đã “gây ra tình trạng hỗn loạn” tại khu chợ.
“Ông ta say rượu nhưng nói với các sĩ quan rằng rượu whisky giúp ông ta ngăn ngừa được Covid-19” - trung tá cảnh sát Peerapong Raksi nói về vụ việc xảy ra hôm 20/7 ở tỉnh Loei, miền bắc Thái Lan.
Mọi chuyện bắt đầu khi nhà sư Phra Thanakorn, 63 tuổi, có mặt ở một khu chợ để xin tiền người dân địa phương. Tuy nhiên, ông xuất hiện trong bộ dạng say xỉn, vì vậy người dân đã gọi cho cảnh sát.
Theo luật pháp địa phương, các nhà sư bị cấm sử dụng rượu.
“Người dân nói với chúng tôi rằng một nhà sư đang gây náo loạn khu chợ, vì vậy chúng tôi đã cử một số cảnh sát đến kiểm tra”, Peerapong nói. Đoạn phim đi kèm cho thấy các nhà chức trách vây quanh người đàn ông đang ngồi trong xe có biểu hiện say xỉn.
“Tôi đã dùng một chút chanh với rượu whisky, nhưng tôi phải lái xe vì tài xế của chúng tôi gặp tai nạn”, nhà sư giải thích. Một cuộc kiểm tra hơi thở sau đó xác nhận rằng Thanakorn đã sử dụng rượu.
Khi được hỏi về lý do sử dụng rượu, nhà sư giải thích rằng chúng “giúp ông miễn nhiễm với coronavirus”.
Sau đó, cảnh sát đã liên lạc với sư trụ trì tại chùa Mabinthabat - nơi Thanakorn đang sinh hoạt - để xin cung cấp thông tin chi tiết về nhà sư.
Cảnh sát đề xuất rằng, Thanakorn phải bị tước bỏ mọi danh xưng và chức vụ vì vi phạm luật chống uống rượu.
Hiện vẫn chưa rõ liệu nhà sư có bị phạt vì lái xe trong tình trạng say rượu hay không. Nếu bị phạt, số tiền có thể lên tới 200.000 baht (tương đương hơn 127 triệu đồng) và án tù lên đến 10 năm, mặc dù cảnh sát và tòa án thường sẽ khoan hồng sau đó.
Đây không phải là lần đầu tiên một người lái xe say rượu viện ra cái cớ “kỳ lạ” cho hành vi của họ. Vào tháng 1/2020, một phụ nữ ở Nebraska, Mỹ khi bị bắt vì lái xe trong tình trạng say xỉn đã nói với cảnh sát rằng đừng lo lắng vì cô ấy “là một người nghiện rượu chuyên nghiệp”.
Trong khi đó, vào năm 2018, một người đàn ông ở Florida, Mỹ nói với cảnh sát rằng anh ta không uống rượu khi lái xe - vì anh ta luôn đợi cho đến khi xe của mình dừng lại ở các biển báo dừng rồi mới uống một ngụm rượu whisky.
Theo New York Post
Chuyện là nhà chồng tôi có ba anh em trai. Chồng tôi là con út. Hai vợ chồng tôi lấy nhau và ở lại Hà Nội để sinh sống, làm việc. Năm 2017, tôi bàn với chồng xây sửa lại căn nhà ở quê cho bố mẹ vì nay đã rất cũ kỹ, xập xệ, mất an toàn.
Lúc đó, hai chúng tôi có về nói chuyện với hai người anh của chồng. Bác cả bấy giờ còn sinh sống ở trong Nam, nói rằng 'không có ý định quay về quê' nên không tham gia vào chuyện này, để vợ chồng tôi tự xử lý. Còn bác Hai cũng nói 'sẽ làm nhà ở riêng tại khu đất ngoài', nên cũng không có ý kiến gì.
Sau khi trao đổi thống nhất, bố mẹ và các anh chồng nói ý với vợ chồng tôi rằng 'cứ tự bỏ tiền ra làm nhà rồi sau này về đấy mà ở', mọi người sẽ không tham gia, đóng góp, hay đòi hỏi gì về ngôi nhà này. Nghĩ nhà đã quá cũ, cứ để ông bà ở đấy tôi cũng không yên tâm, nên tôi bàn với chồng quyết xây lại nhà vì trước là để ông bà ở, rồi sau này có cũng là của mình, coi như có chỗ cho chúng tôi đi về.
>> Tôi không chia thừa kế sớm cho con vì sợ thành người ở ké, ăn bám
Vì tài chính không đủ, lại không được ai hỗ trợ nên vợ chồng tôi phải vay mượn thêm bên ngoài, được gần 500 triệu đồng. Cố gắng xoay xở, cuối chúng tôi cũng làm xong được căn nhà mái thái khang trang cho bố mẹ chồng ở, tiện trông nom nhà cửa cho mình sau này.
Đến giữa năm 2023, nhà bác cả làm ăn không thuận lợi, vợ chồng lục đục rồi ly hôn. Sau đó, bác mang con về ở chung với ông bà trong căn nhà chúng tôi xây lúc trước. Vấn đề là từ đó đến nay, ông bà vẫn không hề sang tên cho vợ chồng tôi căn nhà đó. Nghĩa là về mặt luật pháp, đó vẫn là nhà của ông bà chứ không phải của chúng tôi.
Vừa rồi, bố mẹ cứ giục chúng tôi làm nhà riêng ra phía ngoài, còn căn nhà này coi như của ông bà, sau này để lại cho bác cả. Bức xúc nhưng nghĩ người một nhà nên cũng không muốn làm căng, tôi nói với bố mẹ chồng: 'Chúng con làm nhà mới cũng được, nhưng ông bà làm sổ và sang tên luôn chỗ đất bên ngoài cho bọn con. Có sổ thì con sẽ làm nhà mới".
Thế nhưng, đến giờ ông bà vẫn chưa chịu sang tên đất cho vợ chồng tôi. Nói thật, tính tôi luôn nhường nhịn để cho nhà cửa yên ấm, nghĩ cũng mấy năm làm dâu cư xử, chăm sóc bố mẹ chồng mà không hề tính toán gì. Giờ ông bà bảo tôi làm nhà mới, nhưng nhỡ làm xong, đất vẫn đứng tên ông bà như căn nhà tôi xây lúc trước thì sao? Không lẽ chúng tôi lại bỏ công, bỏ tiền ra để ông bà mang đi cho người khác hay sao?".
Đó là chia sẻ của độc giả Thùy Linh về trường hợp của bản thânsau bài viết "Bi kịch vì chia thừa kế sớm". Thời gian qua, có nhiều ý kiến tranh luận trái chiều xung quanh câu hỏi "Có nên chia thừa kế sớm cho con?". Một số người cho rằng tài sản thừa kế sẽ chỉ có giá trị khi con cái còn trẻ, cần một số vốn để vào đời. Tuy nhiên, số khác lại phản biện rằng người già cần tự lo được cho bản thân trước thay vì sớm phân chia tài sản rồi sống phụ thuộc vào con cái.
" alt=""/>'Cú lừa' thừa kế căn nhà dưỡng già của bố mẹ chồng
|