Khi biết chồng đã chết, người vợ ấy khóc nức nở, ghé sát tai chồng run rẩy: "Em không cố tình làm như thế này, anh để em đưa anh ra đồng rồi em chết theo anh". Nhưng anh chồng đã mãi mãi đi về thế giới bên kia, trước khi nhắm mắt, anh cũng không kịp trăng trối được lời nào, cũng không một lời trách mắng. Khi tiếp xúc hồ sơ vụ án này và nghe những tâm sự đẫm nước mắt của người vợ, chúng tôi hiểu rằng, đúng là cô vợ đã không cố ý cướp mạng chồng, nhưng những bức xúc, những dồn nén khi bị "ép phải yêu" quá đáng từ người chồng khiến cô ta không kìm chế được... Đau đớn là họ đã cướp đi mạng sống của nhau, ở cái thời khắc lẽ ra là để yêu thương, để dành cho nhau những ân ái mặn nồng.
Hôn nhân không tình yêu
Lan lấy chồng sớm, khi mới 18 tuổi. Chồng cô là bạn cùng làm thợ xây với người anh rể. Kể về cuộc hôn nhân này, Lan bảo, cô chưa định hình được thế nào là tình yêu thì đã trở thành vợ, rồi lần lượt làm mẹ của hai đứa con. Nhà có 3 chị em, Lan là con thứ hai, học xong lớp 9, cô nghỉ học, ở nhà làm công việc đồng áng. Anh Nguyễn Đức Bản (chồng Lan sau này), hơn cô 8 tuổi, là bạn làm cùng thợ xây với anh rể của Lan, thấy Lan xinh xắn, cao ráo thì đem lòng cảm mến và nhờ anh rể của Lan làm cầu nối.
Nhưng khi đó, Lan không hiểu lắm ý tứ của người lớn, mỗi lần "chú Bản" đến nhà chơi, Lan vẫn mặc quần đùi, chạy tung tăng trước mặt. Thành ra, anh Bản đến "cưa" Lan nhưng thực tế là chỉ ngồi trò chuyện với phụ huynh ở ngoài sân. Đi lại khoảng 2 năm thì cưới. "Hôm đó, bố anh ấy vào nói chuyện với bố mẹ em hẹn ngày ăn hỏi, sau đó thì cưới, chứ anh ấy cũng không ngỏ lời rằng muốn cưới em làm vợ. Bố mẹ em bảo, bố mẹ anh Bản sống tử tế lắm, được làm dâu nhà ấy thì đỡ khổ, với lại, sức khỏe em yếu lắm, lấy chồng già hơn mình thì được chiều chuộng. Em nghe lời thế thôi".
![]() |
Đối tượng Nguyễn Thị Hương Lan |
Ngày cưới, Lan vẫn chưa đủ tuổi kết hôn, đâu như thiếu một vài tháng gì đó. Theo lời cô thì cuộc hôn nhân ngọt ngào được đúng 3-4 tháng đầu. Sau đó thì anh Bản sa vào rượu chè, ngày nào cũng uống rượu, và mỗi khi uống rượu thì "bản lĩnh đàn ông" như được nhân đôi, khiến một cô gái chưa từng dạn dĩ với chuyện chăn gối nhiều phen phát hoảng.
Sau khi lấy nhau, anh Bản làm xây dựng trên Lào Cai, còn Lan ở nhà chăm sóc hai đứa con, 3-4 tháng anh Bản mới về một lần. "Vài năm sau thì Lan cũng theo chồng lên Lào Cai nấu cơm cho cánh thợ xây, có lúc cũng phải tời gạch, tời xi măng, lao động vất vả như đàn ông, để lại hai đứa con cho bà nội, bà ngoại thay nhau chăm sóc. Thế nhưng, hầu như tối nào cô cũng "bị" chồng đòi yêu. "Chuyện đó đã kéo dài cả chục năm nay rồi. Em bị xẹp một đốt sống lưng, anh H là con bác bên chồng em vẫn thường dặn anh ấy, vợ bị như thế này, quan hệ phải nhẹ nhàng... nhưng kể cả lúc em đến tháng, anh ấy cũng vẫn đòi hỏi..." - Lan vừa kể, vừa lau nước mắt.
Ngày định mệnh xảy đến vào trước hôm hai vợ chồng lên Lào Cai để tiếp tục công việc. Trước đó, vợ chồng Lan về nhà ở Phú Thọ để làm thủ tục hủy hợp đồng bảo hiểm P mà cô đã mua từ năm 2004. Vì nợ nần nhiều nên anh Bản bàn với vợ hủy hợp đồng để lấy về hơn 12 triệu, nhưng vì giấy chứng minh nhân dân của Lan đã hết thời hạn nên không rút được, hai vợ chồng đành về nhà và chuẩn bị hôm sau quay lên Lào Cai. Trưa hôm đó, theo lời Lan nói thì anh Bản đã đòi "yêu" vợ rồi. Đến tối, biết là "kịch bản" sẽ lại xảy ra nên Lan rào trước: "Mai đi Lào Cai rồi, anh để em ngủ giữ sức khỏe, ngày mai phải ngồi ôtô cả ngày, em say lắm".
Vừa chợp mắt được một lúc, Lan giật mình khi thấy chồng ngồi dậy đi hút thuốc. Khi hút xong quay vào giường, anh Bản lại "đòi hỏi". Mắt nhắm mắt mở, Lan tặc lưỡi, nhủ thầm, thôi thì chiều nốt lần này cho xong và giục chồng: "Anh nhanh nhanh để em ngủ, mai còn phải đi xe đường dài". Nhưng cũng chỉ sau đó không lâu, khi Lan mệt mỏi chìm vào giấc ngủ thì chồng cô lại tiếp tục thể hiện "bản lĩnh đàn ông". Lần này thì cô đã cáu thực sự...
Ám ảnh vì được chồng "yêu"
Đêm đó, ở nhà chỉ có vợ chồng Lan và một đứa con nhỏ, đứa lớn sang ngủ với ông bà nội. Và câu chuyện đau lòng đã xảy ra. "Anh ấy bắt em phải làm theo kiểu của anh ấy, em đẩy ra nói, anh đừng quá đáng, em phải ngồi ôtô cả ngày mai. Hai vợ chồng giằng co một lúc rồi anh ấy cũng chịu nằm im. Khi em vừa thiu thiu thì chồng em lại tiếp tục. Em hét lên, anh bỏ ra, tôi là con người chứ không phải con vật. Nghe thế, anh ấy lôi em xuống nền nhà...". Sợ hãi trước người chồng đang muốn thể hiện bản lĩnh, Lan dọa: "Bỏ ra không em gọi con dậy, em gọi mẹ sang cho anh xấu hổ". Nghe thế, anh Bản chồm lên bóp cổ vợ. "Em gồng người chống đỡ không được, đành nghĩ thầm, thôi bóp chết thì thôi" - Lan kể lại trong tiếng nấc nghẹn, nước mắt ào ra chứa chan tủi hổ.
Nếu sự việc chỉ dừng lại ở đó thì có lẽ cũng không xảy ra hậu quả gì nghiêm trọng, nhưng anh Bản đã có những hành động mà Lan cho rằng rất quá đáng, tỏ ra không tôn trọng vợ khiến cô cảm thấy nhục nhã vì bị đối xử như với một ả điếm. Trong lúc hai vợ chồng xô xát, vô tình thò tay lên phía đầu, Lan vớ được đoạn cây và dùng luôn đoạn cây đó vụt vào mặt chồng. "Bị em đánh, anh ấy chửi em rồi nói, tao sẽ giết chết mày. Em không nghĩ gì nữa, cứ thế cầm cây vụt. Em đánh nhiều hay ít, đánh như thế nào em cũng không biết nữa, chỉ biết là khi dừng tay thì anh ấy đã gục xuống" - Lan nói.
![]() |
Hiện trường vụ án. |
Ám ảnh về việc được chồng "yêu" khiến Lan rất sợ, mỗi lần nằm gần chồng là một lần cô run rẩy và luôn phải mặc cả "một lần thôi nhé". Ban ngày đã rất mệt mỏi vì phải làm việc nặng nhọc, nhưng đêm đến mới là thời gian đáng sợ đối với người phụ nữ này. Trong cuộc sống hằng ngày, anh Bản được mọi người yêu quý vì bản tính hiền lành, tử tế, chính Lan cũng thừa nhận anh rất chăm chỉ, thương con, nhưng anh lại uống quá nhiều rượu. Ngay cả lúc đang xây, cứ giải lao là anh này lại xuống ngửa cổ nốc rượu. Và có lẽ, rượu chính là nguyên nhân khiến anh không làm chủ được "tốc độ" và có những hành xử thái quá.
Chuyện tế nhị này, đã nhiều lần Lan kể với người thân và mong họ có lời khuyên anh Bản hãy bỏ rượu vì sức khỏe của vợ, thậm chí theo lời Lan thì cô còn đề nghị mẹ chồng phải tổ chức họp họ để mọi người khuyên anh Bản cai rượu. Nhưng ở xó quê mà cái ăn vẫn là thứ đáng lo nhất thì chuyện chồng phải "đối xử" nhẹ nhàng, nâng niu vợ vẫn là điều gì đó vô cùng xa xỉ. Mọi người chỉ tặc lưỡi khuyên Lan, phải biết chiều chồng thì mới giữ gìn được hạnh phúc gia đình.
Theo tìm hiểu của chúng tôi từ phía cơ quan điều tra thì còn một nguyên nhân nữa khiến anh Bản thường "yêu" vợ quá đà, là vì anh nghe dư luận đồn thổi vợ mình có tình ý với một anh thợ cũng trong nhóm đi xây cùng mình nên có chút ghen tuông.
Thấy chồng gục xuống, Lan sợ hãi cuống quýt chạy sang nhà bố mẹ chồng rồi cùng mọi người đưa anh Bản lên Bệnh viện huyện Cẩm Khê cấp cứu. Khi đó, anh Bản vẫn tỉnh nhưng bác sĩ bảo phải đưa lên Bệnh viện TP Việt Trì. Đến 12h trưa hôm sau thì anh Bản qua đời. Ngay chiều hôm đó, cơ quan Công an gọi Lan lên trụ sở UBND xã, gọi cả bố mẹ chồng cô lên. Lan ra sức chối tội, cô nói mình không liên quan đến cái chết của chồng, sau đó cô được đưa về Công an tỉnh và tại đây, biết là không giấu được nữa, Lan đã khai nhận tội lỗi.
Tại Trại tạm giam Công an tỉnh Phú Thọ, chúng tôi đã có cuộc tiếp xúc với nữ bị cạn Nguyễn Thị Hương Lan, SN 1982, ở khu 9, xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Lan khóc rất nhiều, mỗi câu nói là mội lần nước mắt chứa chan: - Sự việc xảy ra đối với gia đình chị thật đáng buồn, nhưng lẽ ra đã có thể ngăn chặn nếu chị nhờ người khác khuyên can chồng mình? Chuyện này nói ra em xấu hổ lắm, kể với ai họ cũng bảo, thôi chồng mày thế rồi thì chịu khó chiều nó thôi. Họ cũng khuyên chồng em uống bớt rượu đi nhưng anh ấy vẫn thế. - Ngoài lý do tế nhị này thì còn mâu thuẫn nào khác giữa hai vợ chồng không? Vợ chồng em nợ nần nhiều lắm, giờ vẫn còn nợ hơn 130 triệu đồng, nhà em vay lãi ngân hàng để làm nhà. Căn nhà xây 10 năm nay rồi nhưng vẫn không hoàn thiện được, người ta đi qua đi lại đều chửi, vợ chồng nhà này ăn hết tiền hay sao mà không hoàn thiện nốt đi, nhục nhã lắm chị ạ. - Trước khi nhắm mắt, anh Bản có trách cứ gì chị không? Không, anh ấy chỉ nhìn em không nói gì, em có nói với anh ấy là, anh để em đưa anh ra đồng rồi sẽ chết theo anh. - Chị được gia đình nhà chồng đối xử như thế nào? (khóc)... Em nhờ chị nói với bố mẹ chồng em: "Từ trước đến giờ bố mẹ vẫn luôn bênh con, để chồng con phải nói là: Con Lan mới là con đẻ của bố mẹ. Cho dù thế nào thì con vẫn là kẻ có tội. Con mong bố mẹ tha thứ cho con". |
Mẹ ruột tôi vào thăm cháu ngoại, rồi bà con hai bên đến thăm, ôm thằng béchưa được dăm phút thì mẹ chồng tôi đã vội vã “giựt” cháu lại, mang ra chỗ khác.Cháu mới bảy tháng tuổi mà được bà nội nhiều lần to nhỏ vào tai: “Cháu bà là sốmột, sau này có một tá cháu bà cũng chỉ yêu mỗi cháu thôi. Cái nhà này, cơ ngơinày bà dành cho cháu hết”. Tôi nhiều lần toan phân tích cho mẹ hiểu những hànhvi không đúng đó, nhưng liền sau đó mẹ chiến tranh lạnh với tôi có khi cả tháng.Chồng tôi vào cuộc thì mẹ lại khóc than “anh hùa theo vợ”. Tôi bị stress vìnhững cảnh đó, con mình mà mình không được quyền chăm sóc. Nhưng chẳng lẽ vì vậymà tôi đòi ly hôn để được bên con nhiều hơn...” Vậy nên chị Hương đã tìm đếnchuyên gia tâm lý, nhờ giúp chị tìm hướng ra cho gia đình.
Chuyên gia tâm lý Hồ Thị Tuyết Mai, trung tâm Tư vấn tình yêu – hôn nhân –gia đình TP.HCM (thuộc hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam) đã khuyên chị: “Thườngđó là tâm lý chung của những người bà khi có đứa cháu đầu tiên trong gia đình.Yêu thương cuồng nhiệt, không thể cất đâu cho hết tình cảm đó đã làm cho conngười ta trở nên ích kỷ. Để giữ hoà khí, trước tiên người con dâu phải thôngcảm với mẹ chồng, rồi dần dà sẽ tìm cách lý giải, khuyên can cho bà hiểu. Có thểcần sự đóng góp từ những thành viên khác như chồng, bố chồng và các anh chị bênnhà chồng. Sau một giai đoạn, bà nội sẽ tự nhận ra tình cảm thái quá này và sẽthay đổi. Đôi khi, người mẹ cũng phải quyết liệt với việc chăm sóc, yêu thươngmột đứa trẻ như thế nào cho đúng cách. Bởi, chỉ có người mẹ mới biết được đứacon cần những gì, và làm những gì tốt nhất cho con. Bà nội, bà ngoại chỉ nênđứng bên cạnh hỗ trợ khi cần thiết”.
Không sinh con thứ, ngại chia tình cảm
Nhiều người mẹ trẻ sau khi sinh con đầu lòng, không muốn nghĩ đến chuyệnsinh đứa nữa. Họ không muốn san sẻ tình yêu mà họ trót dành cho đứa đầu tiên.Suy nghĩ này gặp không ít trở ngại, nhất là trong những đại gia đình hiếm con.Lê Hằng, chuyên viên truyền thông, cho biết: “Con gái tôi được bốn tuổi. Thờiđiểm này tôi có thể sinh đứa tiếp theo, nhưng tôi không muốn. Con gái tôi nhưthiên thần từ lúc mới chào đời. Tôi sinh thường rất dễ dàng, đau bụng chỉ haitiếng đồng hồ là gặp em bé ngay. Mọi sự nuôi dưỡng, chăm sóc con với tôi đều rấtnhẹ nhàng, chẳng một ngày căng thẳng. Nhưng quan trọng, cứ nhìn con là tôi mêđắm mê cuồng. Xa con dăm mười phút tôi chịu không nổi. Ông xã bảo chúng tôi nênsinh đứa nữa để tôi bớt chứng cuồng con. Tôi sợ lắm, sợ trong nhà xuất hiện thêmem bé thì tình cảm của tôi dành cho con sẽ giảm đi”.
Không ít bà mẹ trẻ cùng suy nghĩ như chị Lê Hằng, không muốn sinh đứa thứ haikhông phải vì kinh tế, sức khoẻ không cho phép, mà vì sợ làm tổn thương tìnhyêu dành cho con đầu lòng. Hiện tượng này được chuyên viên tâm lý Trần VănDương, giám đốc trung tâm Tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em TP.HCM, lý giải:“Đứa con đầu lòng lúc nào cũng đem lại những ấn tượng quá đặc biệt đối với chamẹ, ông bà. Chính vì sự đặc biệt này, nhiều cha mẹ, ông bà mới nghĩ rằng đây làđứa trẻ của họ, và chỉ duy nhất đứa trẻ này mà thôi. Tuy nhiên, sau một thờigian khi trẻ lớn lên, thì người mẹ sẽ nhận ra họ nên hay không nên sinh thêm đứanữa. Đừng sợ tình cảm giữa những đứa con không được như nhau, vì bản năng làmcha mẹ sẽ giúp bạn cân bằng tình cảm dành cho các con. Nên nhớ rằng, có thêm đứacon nữa, tình cảm của bạn sẽ được bồi đắp gấp đôi. Đừng vì những suy nghĩ nhấtthời rồi yêu thương con trẻ một cách mù quáng, có khi tác động không tốt đến tâmlý trẻ thơ”.
Kim Ngân, 30 tuổi, Bình Tân, TP.HCM: Coi chừng trẻ bội thực tình thương
Quá nhiều tình cảm dồn cho một đứa trẻ sẽ có nguy cơ khiến bé bị bội thực. Hệ luỵ này thể hiện ở chỗ: trẻ luôn nghĩ nó là người quan trọng nhất, từ đó đưa cái tôi lên đầu, muốn gì là phải có bằng được. Nhiều trường hợp nhà có ba, bốn đứa con, nhưng vẫn dành nhiều tình cảm nhất cho đứa đầu tiên, vì đó là đứa trẻ gây nhiều ấn tượng nhất. Không nên như vậy, kẻo một đứa bị bội thực, những trẻ còn lại thì bị tổn thương. Mạnh Đạt, 32 tuổi, quận 1, TP.HCM: Nhà hai trẻ vui hơn
Đúng là có một vài bà mẹ trẻ nhất quyết không sinh thêm con vì quá yêu đứa con đầu lòng của họ. Chúng ta cũng không thể chê trách hay xét nét loại tình cảm này. Tuy nhiên, mẹ và những người thân khác cần nhận thức đúng: đứa trẻ nào cũng cần được yêu thương như nhau, sự thiên vị sẽ là nỗi tổn thương vô cùng nặng trong tâm lý trẻ khi chúng nhận ra sự không công bằng. Theo tôi, dù sao trong gia đình có hai đứa trẻ thì sẽ vui hơn, ấm áp hơn những gia đình chỉ độc một con. |
(Theo SGTT)
" alt=""/>Chứng cuồng con đầu lòng![]() |
(Ảnh: camau.gov.vn) |
Người dân đi chợ 2 ngày/lần; không được ra đường từ 21h đến 4h
Theo quy định mới, tỉnh Cà Mau tiếp tục siết chặt việc người dân ra đường. Theo đó, tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cấp giấy đi chợ cho người dân 2 ngày/lần/hộ. Người dân được yêu cầu chỉ ra đường khi thật sự cần thiết và không tập trung quá 10 người ở nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Đặc biệt, người dân không được ra đường từ 21h hôm trước đến 4h hôm sau, trừ những trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép.
Từ 0h ngày 7/9, toàn tỉnh Cà Mau tạm dừng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ quán bar, vũ trường, karaoke, phòng game; rạp chiếu phim; cơ sở massage; cơ sở dịch vụ làm đẹp (bao gồm tiệm cắt tóc, uốn tóc); phòng tập gym, yoga, phòng tập thể hình, thể dục dụng cụ; sân bóng đá, hồ bơi, thư viện; các hoạt động văn nghệ, thể thao có tập trung trên 10 người; dịch vụ tham quan, du lịch; chợ đêm, chợ tự phát; mua bán hàng rong, mua, bán, thu, lượm phế liệu; các hoạt động trực tiếp đi tiếp thị, giới thiệu sản phẩm; các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng tập trung; hoạt động vận tải hành khách công cộng...
Người dân Cà Mau đồng thời được yêu cầu không di chuyển ra khỏi tỉnh (trừ trường hợp được Chủ tịch UBND tỉnh cho phép); tất cả người và các loại phương tiện vận chuyển hàng hóa vào địa bàn tỉnh phải được kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch.
Đối với việc di chuyển, đi lại hằng ngày, người dân chỉ được lưu thông nội tỉnh đối với các trường hợp cấp thiết và phải được Chủ tịch UBND cấp xã cấp giấy đi đường (trừ trường hợp bệnh tật, cấp cứu và các trường hợp khẩn cấp). Giấy phải ghi rõ cung đường cụ thể (điểm đi, điểm đến).
Nhiều hàng quán chỉ được bán mang về
Cũng từ 0h ngày 7/9, các dịch vụ kinh doanh ăn uống không sử dụng rượu, bia được hoạt động, nhưng phải thực hiện nghiêm nguyên tắc mỗi bàn không quá 4 người, khoảng cách giữa các bàn tối thiểu 2m.
Riêng địa bàn các phường: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, Tân Xuyên, xã Lý Văn Lâm, xã Tắc Vân, một phần xã Định Bình (phần tiếp giáp với Quốc lộ 1, đoạn từ xã Tắc Vân đến phường 6) thuộc TP. Cà Mau và các thị trấn thuộc các huyện chỉ được bán mang về.
Hoạt động giao, nhận hàng hóa bằng xe (kể cả xe 2 bánh), phương tiện thủy chưa được cấp mã QR-Code chỉ được hoạt động trong phạm vi huyện hoặc thành phố; chỉ được vận chuyển để giao: gas, nước lọc (loại bình lớn), cung cấp giống, vật tư, thức ăn, thuốc, hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, vật tư phục vụ xây dựng công trình, thu mua, thu hoạch nông sản; khi có nhu cầu phải được Chủ tịch UBND cấp xã cấp giấy đi đường và định kỳ xét nghiệm (bằng RT-PCR hoặc Test nhanh, mẫu gộp) 3 ngày/lần.
Trường hợp đơn vị giao, nhận hàng hóa muốn hoạt động sang địa bàn huyện, thành phố khác thì phải được Chủ tịch UBND huyện, thành phố đó (nơi đến) đồng ý bằng văn bản.
Doanh nghiệp tự cấp giấy đi đường cho công nhân
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp (trong đó có chế biến thủy sản), cơ sở sơ chế nông, lâm, thủy, hải sản (bao gồm sơ chế tôm) được trở lại hoạt động theo trạng thái bình thường mới. Tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất theo phương án 3 tại chỗ, 1 cung đường, 2 điểm đến (nếu có điều kiện).
Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chỉ được sản xuất theo trạng thái bình thường mới khi đã được UBND cấp huyện phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh Covid-19; trong đó phải thật chặt chẽ, đúng định kỳ việc xét nghiệm sàng lọc (bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh) cho 100% công nhân 3 ngày/lần. Số công nhân trước đây doanh nghiệp đã cho nghỉ ở nhà, nay trở lại làm việc phải thực hiện xét nghiệm 100% và có kết quả âm tính trước khi tham gia sản xuất.
Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc nhóm nguy cơ cao, nguy cơ, nguy cơ thấp, tiếp tục duy trì sản xuất theo phương án: 3 tại chỗ, 1 cung đường, 2 điểm đến; thực hiện xét nghiệm RT-PCR định kỳ 3 ngày/lần cho 100% công nhân đến hết 14 ngày, kể từ ngày có F1 tiếp xúc với doanh nghiệp.
Tỉnh Cà Mau giao doanh nghiệp cấp giấy đi đường cho công nhân. Doanh nghiệp phải báo cáo danh sách đến UBND cấp xã nơi công nhân ở (cư trú, tạm trú) để phối hợp theo dõi, quản lý.
T.H
" alt=""/>Từ ngày 7/9, Cà Mau nới lỏng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15