D.T(theo Dailydot)

Người phụ nữ choáng váng khi phát hiện rắn độc trong phòng tắm
Khoảnh khắc một bà mẹ kinh hãi phát hiện con rắn độc xuất hiện trong nhà tắm của gia đình.
D.T(theo Dailydot)
Khoảnh khắc một bà mẹ kinh hãi phát hiện con rắn độc xuất hiện trong nhà tắm của gia đình.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua phiên giao dịch vào ngày 8/3 đầy hỗn loạn khi chìm trong sắc đỏ. VN-Index bất ngờ giảm hơn 21 điểm và là mức giảm điểm mạnh nhất trong khoảng 4 tháng gần đây (kể từ ngày 24/11/2023).
Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng chịu áp lực bán mạnh và giảm sâu; rổ chỉ số VN30 chỉ duy nhất 1 cổ phiếu có sắc xanh. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng trên HoSE với giá trị gần 665 tỷ đồng.
Diễn biến thị trường tháng 3 được một số công ty dự báo VN-Index có thể gặp áp lực khi tiến sát đến vùng 1.300 điểm.
Công ty Chứng khoán SSI cho rằng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam tăng kéo dài 4 tháng với mức tăng 22% của VN-Index từ cuối tháng 10/2023 và tăng 37% từ đáy tháng 11/2022 . Nhịp phục hồi này được hỗ trợ vững chắc bởi xu hướng hồi phục tăng trưởng lợi nhuận đặc biệt là quý IV/2023 vượt kỳ vọng, triển vọng khởi sắc trở lại của nền kinh tế và lãi suất thấp.
SSI dự báo khả năng thị trường sẽ điều chỉnh sâu không cao và tiềm năng tăng giá của thị trường vẫn còn. Thị trường chỉ diễn ra các nhịp điều chỉnh nhanh và sớm quay lại xu hướng tăng chính, nhưng bước tăng sẽ chậm lại và rủi ro biến động sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
Nhận định này dựa trên những tín hiệu khởi sắc ở các động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm (sản xuất, thương mại, đầu tư), lãi suất tiếp tục duy trì mức thấp, xu hướng phục hồi lợi nhuận tiếp tục trong quý đầu năm và kế hoạch vận hành hệ thống giao dịch KRX chuyển biến cụ thể hơn.
Chứng khoán tháng 3 có thể giằng co (Ảnh minh họa: Đăng Đức).
Theo các tín hiệu trên, SSI nhận định thị trường có thể vận động theo 2 kịch bản trong tháng 3. Ở kịch bản tích cực, nhịp điều chỉnh ngắn hạn nếu có của VN-Index được hỗ trợ tại vùng 1.220-1.225 và hồi phục dần hướng lên 1.280 điểm. Vượt được ngưỡng này, có thể kỳ vọng mục tiêu tiếp theo hướng đến 1.300 điểm.
Với kịch bản thận trọng, SSI cho rằng trường hợp có những thông tin bất lợi khiến cung diễn ra quyết liệt, vùng 1.200 điểm sẽ là vùng hỗ trợ tiếp theo giúp chỉ số VN-Index hồi phục dần và hướng lại lên mục tiêu trung hạn 1.280 điểm.
Ở chiều quản trị rủi ro, nếu chỉ số VN-Index đánh mất vùng hỗ trợ 1.160 điểm, nhà đầu tư cần đưa danh mục về trạng thái an toàn và chờ đợi thị trường cân bằng trở lại. "Bán cao-mua thấp" cho các giao dịch ngắn hạn và chú trọng hơn đến bảo toàn lợi nhuận là chiến lược có thể phát huy hiệu quả trong bối cảnh thị trường hiện nay.
Biến động giá cổ phiếu có liên hệ sát tăng trưởng lợi nhuận theo trong các quý gần đây, SSI khuyến nghị nhà đầu tư sau khi bảo toàn lợi nhuận có thể tiếp tục tận dụng các nhịp điều chỉnh để mua vào. Đồng thời, nhà đầu tư tăng tỷ trọng ở cổ phiếu triển vọng nhất trong các nhóm được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn nửa đầu năm như thép - tôn mạ, bán lẻ, tiêu dùng, chứng khoán.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (Rong Viet Securities) cho rằng tháng 3, thị trường kỳ vọng đón nhận thêm các thông tin mang màu sắc khả quan nhiều hơn là bi quan. Câu chuyện nâng hạng thị trường kỳ vọng tiến thêm một bước nhỏ là thực hiện diễn tập chuyển đổi hệ thống chứng khoán KRX trong tháng 3.
Các số liệu kinh tế vĩ mô tích cực trong 2 tháng đầu năm và mức nền tăng trưởng rất thấp của quý I/2023, Rong Viet Securities kỳ vọng tăng trưởng GDP quý I sẽ ở mức cao, nhiều doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận ở mức cao.
Cuối cùng là cuộc họp quyết định chính sách của nhiều ngân hàng trung ương lớn, bao gồm Nhật Bản và Mỹ. Ngoại trừ Nhật Bản, nhóm phân tích không kỳ vọng các quốc gia khác sẽ đảo chiều chính sách tiền tệ tại cuộc họp tháng 3.
Điều này phù hợp với kịch bản mà công ty đã đặt ra vào đầu năm, là chính sách tiền tệ của Fed chỉ đảo chiều trong nửa cuối năm - đi kèm với sự hạ nhiệt của lạm phát trong khi kinh tế vẫn duy trì lành mạnh. Yếu tố này sẽ thúc đẩy xu hướng khả quan của VN-Index trong năm nay.
Dù vậy, trong ngắn hạn, VN-Index đã chứng kiến tháng tăng điểm thứ 4 liên tiếp, và tháng 2 là tháng có mức tăng mạnh nhất trong 4 tháng, đưa định giá P/E của VN-Index lên mức 14,6 lần.
Ở vùng định giá này, thị trường khó có khả năng tiến xa hơn nếu thiếu sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, nhóm phân tích nghiêng về kịch bản đà tăng của chỉ số sẽ giảm tốc và thị trường sẽ trải qua giai đoạn giằng co nhiều hơn. VN-Index sẽ biến động trong biên độ hẹp 1.210 - 1.290 điểm trong tháng 3.
" alt=""/>Chứng khoán sẽ tăng tiếp hay điều chỉnh trong tháng 3?Theo quy định mới của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7, tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của cổ đông là tổ chức giảm từ 15% xuống 10% và tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của cổ đông cá nhân và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%.
Đề xuất rút giấy phép hoạt động ngân hàng vi phạm quy định nhiều lần
Tại hội thảo "Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam" do Tạp chí điện tử VietTimestổ chức ngày 5/12, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết tại Mỹ, tỷ lệ sở hữu ngân hàng của pháp nhân được quy định thấp hơn tỷ lệ sở hữu của cá nhân, do nhà chức trách Mỹ cho rằng pháp nhân dễ thao túng ngân hàng hơn cá nhân.
Việt Nam thì ngược lại khi tỷ lệ sở hữu của cá nhân được quy định thấp hơn pháp nhân. Điều này xuất phát từ đặc thù của văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam, các cá nhân có quyền lực lớn trong doanh nghiệp.
Theo ông, các cổ đông có thể lách quy định sở hữu bằng việc nhờ đứng tên hộ. Song điều này thường sẽ không giấu được cơ quan chức năng. Ông đề xuất cần có chế tài nghiêm ngặt, đơn cử nếu ngân hàng vi phạm quy định tới 3 lần thì rút giấy phép hoạt động.
Các quy định mới của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7 (Ảnh: Tiến Tuấn).
PGS Đào Hùng, nguyên Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, cho rằng các công cụ quản lý tài chính của Mỹ đang thực thi tốt, nhưng công cụ quản lý tài chính luôn biến đổi bởi thị trường luôn đi trước cơ quan quản lý. "Mỹ cũng gây ra những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Không có cơ chế quản lý nào là hoàn hảo", ông Hùng nói.
Theo ông, nếu chính sách không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không thực hiện được, họ sẽ có đối sách để "lách". Ông nêu, chưa có bộ luật nào từ trước đến nay tốt như Luật các tổ chức tín dụng lần này, đặc biệt là về việc sở hữu chéo.
Tuy nhiên, ông cho rằng nếu chỉ có duy nhất bộ luật về ngân hàng thì chưa đủ mà cần đồng bộ với các luật khác để có chế tài cho các hành vi vi phạm. Theo ông, cần nâng cao vai trò của hội đồng quản trị, trong đó có vai trò của các thành viên độc lập.
Luật Tổ chức tín dụng mới có nhiều điểm tích cực, đặc biệt là về tăng cường tính minh bạch và kiểm soát (Ảnh: Tiến Tuấn).
Xử lý cổ đông sở hữu vượt trần ngân hàng thế nào?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW, lưu ý, việc các lãnh đạo các tập đoàn tài chính thường nhờ người thân hoặc nhân viên trong tập đoàn đứng tên thay tại công ty sân sau để tránh quy định về vượt trần tỷ lệ sở hữu.
"Có trường hợp nhân viên vì sức ép của lãnh đạo mà phải chấp nhận đứng tên thay cho sếp. Nhân viên đứng tên thay chỉ làm nhiệm vụ ký hộ chứ không có quyền quyết định. Điều đó dẫn tới hệ lụy pháp lý rất lớn", ông Hà nêu. Ông khuyến nghị những nhân viên này cần suy nghĩ về hậu quả có thể xảy ra, vì hậu quả sẽ rất lớn.
Với câu hỏi về quy định mức trần sở hữu còn 10% với tổ chức, 15% với cá nhân và người có liên quan có giải quyết được vấn đề sở hữu chéo, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa lo ngại trong thực tế, việc thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn do tính minh bạch chung còn thấp.
Ông Nghĩa cho rằng Luật Tổ chức tín dụng mới có nhiều điểm tích cực, đặc biệt là về tăng cường tính minh bạch và kiểm soát. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng việc thực thi luật này sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có cải cách đồng bộ về hành chính, pháp lý và nâng cao hiệu quả giám sát, thanh tra.
Ông đề xuất Ngân hàng Nhà nước ban hành các văn bản hướng dẫn và yêu cầu các ngân hàng thương mại phải tuân thủ Luật Tổ chức tín dụng trong vòng 6 tháng đến một năm. Đồng thời, ông cho rằng cơ quan quản lý không nên có lộ trình dài cho các ngân hàng vượt chuẩn về tỷ lệ sở hữu, mà phải yêu cầu các ngân hàng tuân thủ ngay.
" alt=""/>Chuyên gia: Giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông ngân hàng có ngăn sở hữu chéo?