"Hệ thống của chúng tôi đang bị tấn công liên tục", trích một thông điệp trên Twitter của WikiLeaks, tổ chức nổi tiếng vì cho công bố vô số tài liệu mật về các chính phủ và quân đội trên thế giới trên website của mình.
Hôm 18/7, WikiLeaks từng thông báo đang chuẩn bị cho công bố 300.000 email và 500.000 tài liệu có liên quan đến cuộc đảo chính thất bại tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/7 vừa qua. WikiLeaks nhận định, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ có thể đứng đằng sau các cuộc tấn công của tin tặc vào tổ chức này.
"Chúng tôi không chắc về nguồn gốc thực sự của cuộc tấn công. Nhưng thời gian xảy ra ám chỉ một nhánh quyền lực của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ hoặc đồng minh của họ. Chúng tôi sẽ đánh bại và công bố tài liệu", WikiLeaks nhấn mạnh trong một thông điệp sau đó đăng tải trên Twitter.
Tuyên bố tiết lộ tài liệu mật và cuộc tấn công của tin tặc nhắm vào WikiLeaks xảy ra chỉ 3 ngày sau khi các bè phái quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ âm mưu chiếm quyền kiểm soát đất nước.
Theo các báo cáo, Facebook, Twitter và YouTube đã bị chặn ở Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc đảo chính hôm 15/7. Song, nhiều người dân nước này dường như đã tìm được cách vượt tường lửa và cho đăng tải các thông điệp cũng như video, nhiều khả năng thông qua sử dụng VPN hoặc các dịch vụ ẩn danh khác.
Tuấn Anh(Theo CNET)
" alt=""/>WikiLeaks bị tấn công sau tuyên bố tiết lộ tài liệu Thổ Nhĩ KỳMức tiền lương bình quân của lãnh đạo đơn vị này qua nhiều năm vẫn ổn định ở mức 48,4 triệu đồng/người/tháng, trong khi tổng quỹ tiền thưởng vẫn là 874 triệu đồng.
Trung bình số tiền thưởng, thu nhập của mỗi vị trí quản lý DN khoảng 62,3 triệu đồng/tháng.
Như vậy, các lãnh đạo VNPT nhận trung bình 643 triệu đồng/người/năm.
Đánh giá về mức thu nhập trên, ông Tô Mạnh Cường, Phó Tổng Giám đốc VNPT cho rằng mức tiền lương, tiền thưởng của viên chức quản lý doanh nghiệp đang “thấp hơn mặt bằng tiền lương, tiền thưởng trên thị trường và chưa quy định, phân loại theo quy mô, hiệu quả của doanh nghiệp”.
Ông Cường kiến nghị Nhà nước tăng lương, thưởng cho lãnh đạo VNPT cho “xứng” với mặt bằng tiền lương, thưởng trên thị trường.
Trong khi đó, thu nhập bình quân của khoảng 40.000 người lao động ở đây khoảng hơn 17 triệu đồng/người/ tháng. Tổng quỹ tiền lương chi trả cho người lao động khoảng hơn 8 tỷ đồng/năm.
Ở mục quỹ tiền thưởng, phúc lợi phân phối trực tiếp cho người lao động, VNPT để trống trong khi con số đó với các sếp là 874 triệu đồng/năm.
Sếp Vinacomin nhận tối thiểu 600 triệu đồng/năm
![]() |
Thu nhập bình quân của mỗi sếp thuộc đơn vị này là hơn 600 triệu đồng/năm.Ảnh: Cafe F |
Theo “báo cáo xác định quỹ tiền lương thực hiện Công ty Mẹ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)”, viên chức quản lý đơn vị năm 2014 là 17 người, năm 2015 là 16 người.
Mức lương cơ bản bình quân của mỗi sếp Vinacomin năm 2014 là 31,3 triệu đồng/tháng, năm 2015 dự kiến là 32,3 triệu đồng/tháng. Mức tiền lương bình quân năm 2014 là 46,9 triệu đồng/người/tháng, năm 2015 dự kiến là 48,4 triệu đồng/người/tháng.
Tổng quỹ tiền lương đơn vị này chi trả cho 17 sếp trong năm 2014 là 9,456 tỷ đồng, năm 2015 dự kiến là 9,288 tỷ đồng.
Năm 2014, đơn vị này cũng đã dành 721 triệu đồng làm quỹ tiền thưởng cho nhóm lãnh đạo, còn năm 2015 theo kế hoạch con số đó là 697 triệu đồng.
Tổng quỹ tiền thưởng, thu nhập cho các sếp Vinacomin năm 2014 là 10,177 tỷ đồng, năm 2015 dự kiến là 9,985 tỷ đồng.
Trên thực tế, mức thu nhập bình quân của mỗi sếp Vinacomin năm 2014 là 50,5 triệu đồng/tháng, năm 2015 theo kế hoạch là 52 triệu đồng/người/tháng.
Như vậy, thu nhập bình quân của mỗi sếp thuộc đơn vị này là hơn 600 triệu đồng/năm.
Trong khi đó, năm 2014, tiền lương bình quân của hơn 50.000 lao động ở đây khoảng 10 triệu đồng/người/tháng. Theo kế hoạch, năm 2015, mức lương bình quân của họ là 9,89 triệu đồng/người/tháng.
Tổng quỹ tiền lương dành cho người lao động của Vinacomin năm 2014 theo kế hoạch là 6,15 tỷ đồng, nhưng thực tế đơn vị này đã chi 6,48 tỷ đồng để trả lương cho nhân viên. Đến năm 2015, theo kế hoạch, quỹ tiền lương của họ tăng lên thành 6,64 tỷ đồng.
Quỹ tiền thưởng, phúc lợi cấp cho các đơn vị trực thuộc năm 2014 là 365,7 triệu đồng, năm 2015 dự kiến là 368,7 triệu đồng.
Thu nhập bình quân của mỗi người lao động ở đây năm 2014 là 10,6 triệu đồng/tháng, năm 2015 dự kiến là 10,4 triệu đồng/tháng.
Sếp VICEM nhận 572 triệu đồng/năm
![]() |
Mỗi sếp VICEM nhận tối thiểu 572 triệu đồng/năm trong khi đó người lao động của đơn vị này nhận mức thu nhập bình quân 26,2 triệu đồng/người/tháng vào năm 2015. Ảnh: Diễn đàn Doanh nghiệp |
Theo báo cáo của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM), trong 2 năm (2015 – 2016), số người quản lý tổng công ty là 13.
Mức thu nhập bình quân của mỗi sếp VICEM năm 2015 là 47,66 triệu đồng/tháng, năm 2016 dự kiến là 44,66 triệu đồng/người/tháng. Quỹ tiền thưởng dành cho các sếp thuộc doanh nghiệp này trong năm qua là 500 triệu đồng.
Như vậy mỗi sếp VICEM nhận tối thiểu 572 triệu đồng/năm trong khi đó người lao động của đơn vị này nhận mức thu nhập bình quân 26,2 triệu đồng/người/tháng vào năm 2015 và dự kiến là 25,67 triệu đồng/người/tháng vào năm 2016.
Sếp PVN nhận tối thiểu 726 triệu đồng/người/năm vào 2013
Năm 2014, theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), quỹ lương dành cho viên chức quản lý chuyên trách tập đoàn là 10,62 tỷ đồng trong đó dành 1,39 tỷ đồng cho các kiểm soát viên.
Nếu như năm 2013, tập đoàn chỉ có khoảng 14 viên chức quản lý chuyên trách thì đến năm 2014, con số này đã tăng lên thành 19.
Mức tiền lương bình quân của mỗi sếp PVN năm 2013 là 50,7 triệu đồng/tháng, năm 2014 là 48,29 triệu đồng/tháng. Cộng thêm tiền thưởng, mức thu nhập bình quân của mỗi sếp PVN năm 2013 là 60,55 triệu đồng/tháng, năm 2014 là 54,52 triệu đồng/tháng.
Như vậy, năm 2013, mỗi sếp PVN nhận tối thiểu 726,6 triệu đồng/năm, năm 2014, con số đó là 654 triệu đồng/năm.
Trên thực tế, lãnh đạo PVN còn được nhận thêm nhiều khoản khác nữa ngoài mức lương cơ bản như hệ số tiền lương tăng thêm dựa trên chức danh chuyên trách và thời gian công tác.
Cụ thể, trong năm 2014, theo báo cáo của PVN, trước khi nghỉ hưu vào ngày 1/6/2014, ông Phùng Đình Thực – Chủ tịch HĐTV khi đó được nhận 270 triệu đồng sau 5 tháng công tác.
Ông Nguyễn Xuân Sơn – tân Chủ tịch HĐTV từ 8/7/2014 kiêm Phó TGĐ tập đoàn được nhận tổng cộng 612 triệu đồng.
Ông Đỗ Văn Hậu – TGĐ nhận 525 triệu đồng sau 10 tháng công tác trước khi nghỉ hưu vào ngày 1/11/2014.
Ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó TGĐ được nhận 513,6 triệu đồng sau 10,7 tháng công tác, đến khi được bổ nhiệm là TGĐ vào ngày 18/11, ông nhận thêm 68,25 triệu đồng. Như vậy năm 2014, tổng thu nhập của ông Khánh là 581,85 triệu đồng.
Các thành viên HĐTV đều nhận được mức lương 576 triệu đồng trong năm 2014 trong khi các phó TGĐ nhận 576 triệu đồng. Kế toán trưởng của PVN sau 9 tháng công tác được nhận 391,5 triệu đồng, 2 tháng công tác được 87 triệu đồng.
Đáng chú ý, mức thu nhập bình quân của người lao động ở PVN theo số thực chi năm 2013 là 30,54 triệu đồng/người/tháng, năm 2014 là 31,88 triệu đồng/người/tháng.
Đa số khán giả bình chọn cho bộ anime này vì lý do họ muốn biết cuộc sống của các nhân vật ở tuổi trưởng thành sẽ như thế nào. Bộ phim được sản xuất năm 1995, khi đó nhân vật chính Shizuku mới 14 tuổi, nếu tính tới hiện tại Shizuku sẽ 34 tuổi liệu cuộc sống của Shizuku sẽ thế nào? Liệu Shizuku và Seiji có trở thành một cặp hay không? Đó chính là những câu hỏi lớn mà những người hâm mộ bộ phim muốn giải đáp nhất.
Bộ phim được sản xuất năm 1989, khi đó cô phù thủy Kiki của chúng ta 13 tuổi. Hầu hết các khán giả đều tò mò về khả năng pháp thuật của Kiki sẽ như thế nào sau những năm tháng đã qua. Ngoài ra khán giả còn tò mò muốn biết liệu sẽ có “tiểu Kiki” nối nghiệp mẹ của mình bắt đầu cuộc phiêu lưu mới để trở thành một phù thủy hay không.
Vậy là 27 năm đã trôi qua, Tonari no Totoro vẫn là một trong những bộ anime hay nhất và để lại sự yêu mến nhiều nhất của khán giả. Nhiều khán giả vẫn thắc mắc vậy sau 27 năm nhân vật chính của chúng ta có nhìn thấy được Totoro và những người bạn của nó nữa hay không? Còn nhiều khán giả chọn bộ anime này đơn giản bởi họ muốn bộ phim có phần 2 mà thôi.
Một bộ anime huyền thoại – một bộ phim có lẽ được khán giả mong muốn có phần tiếp theo nhất. Lí do khán giả đưa ra khi mong muốn Tenkuu no Shiro Laputa có phần tiếp theo đó chính là họ muốn được nhìn thấy hai nhân vật chính Sheeta và Pazu một lần nữa. Ngoài ra khán giả cũng tò mò muốn biết liệu hai người họ đã cưới nhau và có em bé chưa? Liệu họ có bắt đầu bước vào một cuộc phiêu lưu mới hay không? …Và còn rất nhiều nhiều câu hỏi nữa. Vậy theo bạn thì sao? Hãy nói ra bộ anime bạn muốn có phần 2 nhất và nhớ kèm theo lý do nhé!
Kaito
" alt=""/>Những anime được khán giả mong chờ phần tiếp theo nhất của Ghibli