Hồi 10 tuổi, nhà ông Hoàng Nam Tiến ở phố Trần Phú (Hà Nội) - nơi mà gia đình các tướng quân đội thường ở. Mùa hè, cậu bé Tiến khi đó rất hay mua thạch ở một quán tại ngõ nhỏ Tôn Thất Thiệp. Một lần, khi ông đến mua thạch, bà bán quán hỏi một câu: “Nhà cậu có đá lạnh không?” - “Đá ư? Có ạ” - “Vậy cậu bán cho tôi”.
Những năm 1970 – 1980 của thế kỷ trước, số gia đình ở Hà Nội có tủ lạnh rất hiếm. Trong khi đó, trong khu chỉ có mỗi nhà ông Tiến có tủ lạnh. "Vậy là ý tưởng 'khởi nghiệp' bỗng nảy sinh”, ông Tiến kể.
Lúc đó, bà cụ đã đưa cho cậu bé Tiến khi ấy 4 hộp nhôm kích thước khoảng 30cm (dài) x 15cm (rộng) x 10 cm (dày), dặn cho nước vào đó và sau 1 đêm được 4 hộp đá. “Tôi không nhớ chính xác hồi đó bán được bao nhiêu tiền mỗi hộp, nhưng đổi ra tiền bán số đá đó tương đương giá 2 bát phở Đường Tàu thuở đó”, ông Tiến nhớ lại.
Cứ thế, hằng ngày, buổi trưa sau đi học về, cậu bé lại nhanh chóng lấy 4 khay đá cho vào túi vải rồi mang ra ngõ Tôn Thất Thiệp giao cho bà cụ. “Đó là việc khởi nghiệp đầu tiên của tôi. Việc 'kinh doanh' diễn ra vô cùng tốt. Sau này, mẹ tôi cũng biết chuyện nhưng bà chỉ cười xòa”, ông Tiến chia sẻ.
Số tiền kiếm được từ việc bán đá, ông Tiến chủ yếu dành để mua sách, đổi lấy tri thức. Bởi sách hồi đó rất hiếm.
Thuở nhỏ, chủ yếu thời gian sống ở nhà cùng mẹ nhưng ông Tiến cho hay, mình được thừa hưởng sự giáo dục không chỉ từ mẹ. Ba ông - chiến tướng Hoàng Đan, có một cách giáo dục con cái rất đặc biệt.
Ông Tiến kể cứ đến mùa hè là ông chỉ được nghỉ hè 15 ngày, sau đó vào ở với ba trong quân đội. Lần đầu tiên, ông vào ở với ba khi mới 5 tuổi. Khi lớn hơn, ông ở với Đại đội Trinh sát, Tiểu đoàn Quân y, Đại đội Xe... Vì vậy, người lính làm gì, đi đâu, ăn gì, cậu bé Tiến cũng làm như vậy.
“Tôi cũng làm những việc như tập trận, xây nhà, trồng cây, chăn lợn... Đó là cách giáo dục rất đặc biệt của người tướng chỉ huy quân đội ít có thời gian gần con. Chưa bao giờ ông nói rằng con phải thế này, thế kia hay để trở thành người tốt phải làm sao... thay vào đó, ba tôi làm gương”, ông Tiến kể.
Thời gian cạnh ba, cậu bé tranh thủ quan sát và có được nhiều bài học thú vị. Khi ở đơn vị quân đội, việc đầu tiên tướng Hoàng Đan làm sau khi kết thúc giờ làm việc là tưới rau, trồng cây, thu hoạch rau quả. Cậu bé Hoàng Nam Tiến học theo, về thực hành ngay tại khu nhà mình. Khi về khu tập thể Trần Phú, cậu bé trồng sắn dây, trồng cà chua, nuôi gà và lợn. Tất cả trẻ con trong khu đều “thi đua” cùng trồng theo. Các ông bố, bà mẹ đều rất vui khi nhìn thấy con nuôi được gà, trồng được những quả cà chua, thu hoạch sắn dây.
“Có lẽ vì làm tất cả mọi việc, từ những việc nhỏ nhất ngay khi còn bé đã giúp thế hệ chúng tôi giờ đây có thể tự tin làm được mọi việc được giao bởi coi đó là những việc rất bình thường” - ông Tiến chiêm nghiệm.
Ông Tiến cũng không áp đặt lên việc học của chính con mình. Con gái ông từng trúng tuyển và làm lớp trưởng của lớp chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Thế nhưng, một ngày, người cha cũng là dân chuyên Toán quyết định cho con nghỉ. Quyết định bất ngờ đó cũng khiến hiệu trưởng của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (cũng là thầy cũ của ông Tiến) không khỏi băn khoăn. Nhưng quyết định của ông Tiến đơn giản chỉ là: ông không muốn con phải học từ sáng đến tối.
Chuyển ra trường ngoài, khi không còn áp lực quá lớn của việc phải học trường chuyên lớp chọn, con ông có thời gian chơi game, cosplay (hóa trang thành các nhân vật hoạt hình, truyện tranh) thành các nhân vật trong anime Nhật Bản. “Không bao giờ tôi ép con phải cố gắng trở thành thủ khoa, hay thi đạt điểm thật cao. Tôi muốn con được học và được sống cùng đam mê của cháu. Sau này, con gái tôi vẫn biết ơn tôi vì điều đó”.
Ông Tiến có quan điểm cởi mở và linh hoạt với các sở thích của con cái mình. Ông không cấm nhưng tìm cách điều hòa sở thích và việc học sao cho con vừa được thỏa mãn đam mê, vừa đảm bảo kết quả học.
Ông kể con gái ông rất thích chơi game. Dù phần đông phụ huynh thường cấm con chơi game nhưng ông Tiến cho rằng việc này không thể cấm được. Ông bèn ra điều kiện, cứ 2 giờ học được 1 giờ chơi game. Hai bố con thỏa thuận cứ điểm Toán trên 8 sẽ được chơi game thoải mái...
“Con cứ đạt được kết quả học tốt, không việc gì phải hạn chế game cả”. Sau đó, ông tiếp tục gợi ý và thỏa thuận với con về việc kiếm tiền từ chơi game, thay vì chỉ chơi đơn thuần. “Con tôi đã bán được các món đồ, nhân vật từ game với giá 10 triệu đồng”, ông Tiến chia sẻ.
Hay với sở thích Cosplay cũng vậy. Ông kể có một lần, con thỏ thẻ xin mua cho phụ kiện này kia để hóa trang thành nhân vật. Cả bộ tính ra phải 10 triệu đồng. Ông mới hỏi con có thể làm được bộ đồ đó không? Con ông nói có thể làm được, nhưng không có máy may. “Tôi suy nghĩ về việc này và hôm sau, tôi quyết định mua máy may về nhà, hỏi con tại sao không thử làm ra để bán kiếm tiền?
Con gái ông đã may ra những bộ tương tự, không chỉ tự may cho mình mà còn bán được với giá lên đến 30 triệu đồng, rẻ 10 triệu đồng/bộ. “Sau này, con gái tôi cũng rất hiểu những việc đó, không chỉ thỏa mãn đam mê mà con còn hiểu về giá trị đồng tiền” – ông nói.
Theo ông Tiến, phụ huynh mỗi thời, mỗi hoàn cảnh có mỗi cách giáo dục khác nhau nhưng quan trọng phải giúp con trưởng thành và tin vào chính mình. Có rất nhiều cách để cha mẹ hiểu con, giúp con phát triển, dạy con chuyện kiếm tiền, cân bằng đam mê… một cách gần gũi, tự nhiên mà không phải là “một cuộc chiến”.
Điều quan trọng, phụ huynh hãy đối thoại với con con thẳng thắn, chân thành và yêu thương, con sẽ cảm nhận được sự tôn trọng và tình yêu của cha mẹ.
Thời gian gần đây, Long An được biết đến là điểm nóng ở phân khúc đất nền vùng ven. Cùng với sự sôi động của thị trường, nhiều doanh nghiệp cũng tìm về địa phương này để bán đất. Bên cạnh những dự án hoàn chỉnh pháp lý, cũng có không ít dự án bát nháo, kéo theo nhiều rủi ro cho khách hàng.
Theo tìm hiểu, dự án Khu dân cư liên xã Phước Hậu - Long Thượng đã được First Real Miền Nam rao bán dưới tên gọi tự đặt là Trị Yên Riverside, hồi nửa đầu năm 2018. Sau hàng loạt vấn đề ‘lùm xùm’ xung quanh việc lấp sông làm dự án, gần đây, dự án này lại được MLand Vietnam bung ra thị trường với tên gọi mới là Long Thượng Riverside.
Ngày 16/3/2018, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Chủ tịch huyện Cần Giuộc, đã ký văn bản về việc điều chỉnh đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 Khu dân cư liên xã Phước Hậu - Long Thượng, quy mô trên 4ha. Văn bản này ghi rõ, chủ đầu tư dự án là bà Trương Ngọc Hiền Khanh.
![]() |
Theo Sở Xây dựng tỉnh Long An: “Bà Trương Ngọc Hiền Khanh là người trúng đấu giá và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, sau khi rà soát theo Luật Kinh doanh Bất động sản, cá nhân Bà Khanh đã làm thủ tục góp vốn vào Công ty Long Thượng Lộc có chức năng kinh doanh bất động sản để thực hiện dự án và Công ty Long Thượng Lộc hiện là chủ đầu tư dự án này”. Đây được xem là động thái sửa sai cho văn bản trước đó mà ông Thanh đã ký cho bà Khanh làm chủ đầu tư.
Được biết, từ tháng 3/2018 bà Trương Ngọc Hiền Khanh, đã ký hợp đồng đặt cọc với Công ty Địa ốc First Real Miền Nam, với diện ích khoảng 1,47ha, khi dự án không đảm bảo các điều kiện theo quy định. Sau đó, ngày 6/5/2018, First Real Miền Nam đã tổ chức mở bán, huy động vốn trái phép dự án Trị Yên Riverside, khi dự án còn chưa được cấp phép xây dựng.
Gần đây, sau hàng loạt vấn đề ‘lùm xùm’ pháp lý, tên gọi Trị Yên Riverside đã được đổi thành Long Thượng Riverside và đơn vị môi giới là MLand Vietnam. Đáng chú ý, môi giới đã quảng cáo nhiều tiện ích không được phê duyệt trong quy hoạch 1/500, để dụ khách hàng xuống tiền. Trong đó, điển hình là các tiện ích: Khu compound có camera an ninh 24/24; Trung tâm thương mại; Trường tiểu học, trường mẫu giáo; Cầu cảnh quan, khu vui chơi trẻ em.
Huyện thừa nhận sai Luật Kinh doanh Bất động sản
Tương tự, dự án Khu dân cư nông thôn tập trung tại Ấp Nhà Dài, xã Tân Lân, huyện Cần Đước, quy mô gần 2,5ha, cũng được Chủ tịch huyện Cần Đước Huỳnh Văn Quang Hùng, ký văn bản số 1152/UBND-KT, ngày 27/6/2018, cho bà Nguyễn Thị Diệu Hiền làm chủ đầu tư. Dự án này được Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Nam Phong chào bán với tên thương mại là Tân Lân Riverside.
Sau khi có nhiều thông tin lùm xùm liên quan đến pháp lý dự án Tân Lân Riverside, ngày 16/11/2018, UBND huyện Cần Đước đã ra văn bản, do Phó chủ tịch Phan Văn Tưởng ký, cho biết: “Văn bản số 1152/UBND-KT, ngày 27/6/2018 có sai sót theo Luật Kinh doanh Bất động sản”.
Ngoài ra, văn bản này cũng cho biết: “UBND huyện đã hướng dẫn chủ đầu tư là bà Nguyễn Thị Diệu Hiền lập thủ tục xin chủ trương đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An. Khi có chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Long An thì thực hiện hoàn chỉnh thủ tục, để đủ điều kiện thực hiện chuyển nhượng lô đất tách sổ riêng”.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Long An, căn cứ Luật Kinh doanh Bất động sản, nếu dự án trên 20 tỷ đồng (ở Cần Đước khoảng 2ha trở lên) thì phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã.
Ông Hùng cũng cho rằng, việc huyện Cần Đước cho các cá nhân hợp thửa, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất như đề cập là huyện áp dụng chưa đúng theo Quyết định 65 của UBND tỉnh. Quyết định 65 do Sở Tài nguyên & Môi trường tham mưu, các trường hợp như trên huyện Cần Đước không lấy ý kiến của Sở Xây dựng.
“Để bảo vệ các khách hàng mua đất ở các dự án trên, trong năm 2018, Sở Xây dựng đã phối hợp các Sở ngành liên quan kiểm tra các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh, để kịp thời phát hiện những sai sót, kiểm tra, xử lý việc đăng tải thông tin liên quan đến hoạt động giao dịch, kinh doanh bất động sản của các dự án trên địa bàn tỉnh, khi chưa đảm bảo các điều kiện kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.
Đến thời điểm hiện nay Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên & Môi trường, các ngành liên quan và các huyện cũng xử phạt và tham mưu UBND tỉnh xử phạt theo thẩm quyền nhiều trường hợp vi phạm, đồng thời hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành trong quá trình thực hiện dự án. Trong thời gian tới Sở Xây dựng sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm chấn chỉnh hoạt động kinh doanh bất động sản theo chỉ đạo của UBND tỉnh”, ông Hùng cho biết.
Khắc Thành - Mạnh Đức
Bộ Công thương kết luận vụ lùm xùm bán đất cho Đất Xanh; Môi giới lừa khách hàng bằng những tiện ích không có thật; ‘Ông trùm’ xây dựng bị xử phạt và truy thu kỷ lục… là những thông tin gây xôn xao dư luận trong tuần qua.
" alt=""/>Nóng đất Long An, 2 chủ tịch huyện duyệt phân lô trái luật
![]() |
Giáo phận Bùi Chu chính thức hoãn hạ giải nhà thờ 134 năm |
Trước đó, Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL) đề nghị Sở VH-TT-DL Nam Định khẩn trương kiểm tra nội dung thông tin, đề xuất giải pháp xây dựng lại nhà thờ Bùi Chu báo cáo UBND tỉnh Nam Định và Bộ.
Nêu tại văn bản này, Cục Di sản văn hoá cho biết, trước đó, báo chí đã nêu việc hơn 20 kiến trúc sư vừa ký tên vào đơn đề nghị cứu xét gửi Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, kiến nghị tạm dừng phá dỡ nhà thờ Bùi Chu.
Cũng theo phản ánh của báo chí: Các kiến trúc sư cho biết, sau 2 ngày khảo sát, có thể nhận thấy công trình nhà thờ Bùi Chu chỉ hư hỏng nhẹ, phần mái bị thấm dột, trần mái một số chỗ bong tróc. Kết cấu khung chịu lực còn tốt, bảo đảm khả năng chịu lực lâu dài nếu được gia cố thêm. Tường ngoài nhà rêu mốc vì lâu năm không được tu sửa, việc này k hắc phục đơn giản. Nhưng qua khảo sát và đọc bản vẽ, các kiến trúc sư này cho rằng đây là việc đập đi xây mới với hình thức và quy mô khác di sản hiện có.
Về việc này, Cục Di sản văn hóa đã đề nghị Sở VH-TT-DL Nam Định phối hợp với các cơ quan của Sở khẩn trương kiểm tra nội dung thông tin, đề xuất giải pháp báo cáo UBND tỉnh Nam Định và Bộ VH-TT-DL.
Quốc Tuấn
- Thông tin từ trang web của Giáo phận Bùi Chu cho biết nhà thờ Bùi Chu (huyện Xuân Trường, Nam Định) với lịch sử 134 năm sẽ hạ giải vào ngày 13/5 tới đây.
" alt=""/>Giáo phận Bùi Chu chính thức hoãn hạ giải nhà thờ 134 năm