Mục tiêu nêu trên có trong Quyết định số 350 phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn năm 2022 vừa được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng ký ban hành gần cuối tháng 2/2022.
Cùng với đó, Bộ TT&TT cũng đặt mục tiêu thúc đẩy gia tăng số lượng giao dịch và giá trị giao dịch trên các sàn TMĐT Postmart.vn (của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam – Vietnam Post) và Voso.vn (của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel – Viettel Post).
Theo số liệu được công bố trên Cổng thông tin điện tử 1034 của Bộ TT&TT, đến cuối tháng 2/2022, đã có hơn 5,25 triệu hộ SXNN được tạo tài khoản trên Postmart.vn và Voso.vn; hơn 70,7 nghìn sản phẩm được đưa lên hai sàn này, với tổng số hơn 83,3 nghìn giao dịch. Tuy nhiên, trong số đó, nhiều tài khoản của hộ SXNN sau khi thiết lập vẫn chưa thực sự hoạt động như kỳ vọng.
![]() |
Hàng triệu nông dân sẽ được hướng dẫn, tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. |
Một số mục tiêu đáng chú ý khác trong Quyết định số 350 gồm: 100% sản phẩm OCOP đáp ứng tiêu chí 3 sao của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đưa lên sàn Postmart.vn và Voso.vn; 100% hộ SXNN lên sàn TMĐT được đào tạo kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh trên các sàn TMĐT; Tối thiểu 50% số hộ SXNN có tài khoản trên sàn TMĐT được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng kinh doanh trên nền tảng sàn TMĐT, bước đầu góp phần thay đổi thói quen mua sắm, giao thương của người dân khu vực nông thôn.
Hỗ trợ hộ SXNN đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên các sàn TMĐT; quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Thông qua các sàn TMĐT và nền tảng số cung cấp thông tin hữu ích cho các hộ SXNN như thông tin thị trường nông sản, dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất nông sản, thông tin thời tiết, mùa vụ, giống, phân… Lựa chọn đưa lên sàn TMĐT các sản phẩm, nguyên liệu, vật tư đầu vào, các công cụ phục vụ SXNN thương hiệu uy tín, chất lượng tốt, giá cả phù hợp để giới thiệu, cung cấp cho các hộ SXNN.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về sản phẩm nông nghiệp
Để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, nhiều nhiệm vụ quan trọng sẽ được triển khai gồm: Số hóa 100% dữ liệu thông tin hộ SXNN phục vụ giao dịch, kinh doanh trên sàn TMĐT; Tổ chức giao dịch trên sàn TMĐT, kích hoạt tài khoản trên sàn TMĐT và tài khoản thanh toán trực tuyến cho hộ SXNN; Xây dựng thói quen hoạt động trên nền tảng sàn TMĐT; Tổ chức đào tạo kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh trên sàn TMĐT cho hộ SXNN; Cung cấp thông tin phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cho hộ SXNN…
Đặc biệt, sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu về sản phẩm nông nghiệp thông qua việc tạo dựng dữ liệu về nguồn gốc, nhật ký sản phẩm (nguồn gốc xuất xứ, quy trình chế biến/sản xuất, chứng chỉ sản phẩm, môi trường sản xuất) phục vụ việc đăng bán sản phẩm trên nền tảng sàn TMĐT…
Dự kiến đến ngày 30/9/2022, 100% tỉnh/thành phố đều có các sản phẩm tiêu biểu, đầy đủ điều kiện chuẩn hóa dữ liệu sản phẩm, có các câu chuyện xoay quanh sản phẩm (liên quan đến văn hóa, lịch sử, tính năng sản phẩm…) để đưa lên sàn TMĐT; 100% sản phẩm nông nghiệp trên sàn có đủ thông tin nguồn gốc sản phẩm.
Từ ngày 1/10 đến 31/12/2022, hai doanh nghiệp bưu chính lớn gồm Vietnam Post và Viettel Post sẽ tập trung triển khai phối hợp với các sàn TMĐT nước ngoài, đặc biệt là các nước có nhu cầu lớn về nông sản như các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…; Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng của Bộ Công Thương triển khai kinh doanh TMĐT quốc tế chiều về.
Bộ TT&TT sẽ phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các bộ, ban, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và các sàn TMĐT trong quá trình hỗ trợ hộ SXNN lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn năm 2022.
Được biết, Quyết định số 350 được ban hành dựa trên căn cứ là Quyết định số 1034 ngày 21/7/2021 của Bộ trưởng Bộ TT&TT phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ hộ SXNN lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.
Bình Minh
" alt=""/>10 triệu tài khoản của nông hộ hoạt động trên sàn thương mại điện tử năm 2022Thay đổi này có thể tác động tới những công ty phụ thuộc vào việc theo dõi người dùng trên các ứng dụng như Facebook. Năm 2021, điều chỉnh của Apple về quyền riêng tư cũng khiến Meta (công ty mẹ của Facebook) bị ảnh hưởng nặng nề.
Đầu tháng này, Meta cho biết công ty có thể phải gánh thiệt hại 10 tỷ USD trong năm 2022, gây ra do thay đổi chính sách của Apple. Chỉ trong 1 ngày, vốn hóa Meta bị thổi bay 232 tỷ USD và giờ chỉ có giá trị dưới 600 tỷ USD (so với vốn hoá hơn 1 ngàn tỷ USD vào thời điểm tháng 6/2021).
Mặc dù vậy, lần này Meta lại lên tiếng ủng hộ kế hoạch thay đổi chính sách về quyền riêng tư của Google.
“Thật đáng khích lệ đối với cách tiếp cận mang tính hợp tác, lâu dài này nhằm cá nhân hoá bảo vệ quyền riêng tư từ phía Google”, Graham Mudd, Phó chủ tịch tiếp thị sản phẩm, quảng cáo và kinh doanh của Facebook cho biết trên Twitter. “Chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác với họ cũng như toàn lĩnh vực để nâng cao công nghệ bảo vệ quyền riêng tư”.
Google sẽ tiếp tục hỗ trợ các định danh hiện tại trong thời gian 2 năm tới, nghĩa là các công ty khác sẽ có thời gian để thích ứng.
Apple đã bị Facebook và các công ty khác chỉ trích khi phát hành tính năng “Minh bạch theo dõi ứng dụng” (App Tracking Transparency), làm giảm khả năng định hướng đối tượng thông qua hạn chế các nhà quảng cáo truy cập vào mã nhận dạng người dùng iPhone. Với thay đổi này, một cửa sổ sẽ hiện lên cho phép người dùng chặn các ứng dụng theo dõi dữ liệu vì mục đích quảng cáo.
Google đã chỉ trích cách làm trên của Apple trong một bài đăng trên blog dù không nêu rõ đích danh “Táo khuyết”.
“Chúng tôi nhận thấy một số nền tảng đã thực hiện cách tiếp cận khác với quyền riêng tư về quảng cáo, thẳng thừng hạn chế những công nghệ hiện có đang được sử dụng bởi các nhà phát triển và công ty quảng cáo”, Anthony Chavez, Phó chủ tịch quản lý sản phẩm, bảo mật và quyền riêng tư của Google Android viết.
“Chúng tôi tin rằng, không đưa ra một giải pháp thay thế thì những cách tiếp cận như vậy có thể không mang lại hiệu quả, mà còn tác động tiêu cực đối với quyền riêng tư của người dùng cũng như các hoạt động kinh doanh của nhà phát triển”.
Việc tập trung vào các hoạt động bảo mật có thể giúp Google vượt qua các vấn đề pháp lý trong bối cảnh những nhà lập pháp và người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến dữ liệu cá nhân hơn. Công ty cũng cho biết sẽ hợp tác chặt chẽ với nhà chức trách về vấn đề trên.
Vinh Ngô (theo CNBC)
Google vừa phát hành bản truy cập sớm (early access) của hệ điều hành độc quyền Chrome OS, có tên Chrome OS Flex.
" alt=""/>Nối gót Apple, Google thay đổi chính sách về quyền riêng tư