Yên Bái đã duy trì có hiệu quả hoạt động của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng (SOC); thành lập, kiện toàn Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng, tích cực tham gia vào các hoạt động rà soát, phát hiện, phối hợp xử lý các tình huống mất an toàn thông tin mạng tại các sở, ban, ngành, địa phương.
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Yên Bái có bước chuyển biến rõ nét trên các mặt, trụ cột của CĐS.
Nhận thức về CĐS của cán bộ công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, doanh nghiệp và người dân đã được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, nhận thức và mức độ quan tâm về an toàn thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân còn hạn chế; việc kiểm soát, ngăn ngừa thông tin xấu độc, lừa đảo trên môi trường mạng còn gặp khó khăn.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng (AT-ANTTM), Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác đảm bảo AT-ANTTM, điển hình là Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Yên Bái; chỉ thị về việc tăng cường công tác bảo đảm AT-ANTTM trên địa bàn tỉnh Yên Bái…
Cũng như các địa phương, các ngành trong tỉnh, thời gian qua, huyện Trấn Yên xác định việc triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật trong chấp hành bảo đảm AT-ANTTM, công tác quản lý thông tin trên không gian mạng; các phương án xử lý sự cố an ninh, an toàn thông tin và phòng, chống tấn công mạng; sử dụng hệ thống thông tin tại cơ quan, đơn vị… là nhiệm vụ hàng đầu.
Theo đó, Trấn Yên thường xuyên quán triệt các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về an ninh mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành như: Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2018, Luật An ninh mạng; thực hiện Đề án "Xây dựng thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng” trên địa bàn huyện... UBND các xã, thị trấn đã thực hiện nghiêm túc theo quy định, nội quy đảm bảo AT-ANTTM trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan mình.
"Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn đã xây dựng nội quy, quy chế và tổ chức triển khai thực hiện đúng quy định về AT-ANTTM. Trên địa bàn huyện chưa phát hiện vụ việc lợi dụng mạng xã hội tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, lợi dụng sự kiện chính trị, xã hội tại địa phương thực hiện hoạt động phức tạp trên môi trường mạng.” - ông Phạm Huy Mai - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Trấn Yên chia sẻ.
Yên Bái tổ chức diễn tập thực chiến và bồi dưỡng cho 98 cán bộ kỹ thuật, chuyên trách, bán chuyên trách công nghệ thông tin, an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Hiện nay, tỉnh đã duy trì có hiệu quả hoạt động của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng (SOC) tỉnh Yên Bái; thành lập, kiện toàn Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Yên Bái với 41 thành viên luôn tích cực tham gia vào các hoạt động rà soát, phát hiện, phối hợp xử lý các tình huống mất an toàn thông tin mạng tại các sở, ban, ngành, địa phương. Ông Nguyễn Thúc Mạnh - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Yên BáiChú trọng làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực về an toàn thông tin, từ năm 2022 đến nay, đã có 40 cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách về công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng được tham gia 6 khóa đào tạo, thi chứng chỉ quốc tế về quản trị mạng, an toàn thông tin mạng để hướng dẫn kĩ năng nhận diện và phòng chống hành vi lừa đảo trên không gian mạng; thông tin về tình hình công tác an toàn thông tin; dự báo và khuyến nghị các nội dung cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin tại địa phương.
Yên Bái đã tổ chức diễn tập thực chiến và bồi dưỡng cho 98 cán bộ kỹ thuật, chuyên trách, bán chuyên trách công nghệ thông tin, an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tại các buổi diễn tập, học viên được chia đội, hướng dẫn cách thức tham gia diễn tập; hướng dẫn sử dụng các công cụ cho đội phòng thủ, tấn công mạng; sử dụng các công cụ rò quét, khắc phục sự cố...
Đồng thời, Yên Bái còn thí điểm triển khai mô hình đảm bảo an toàn thông tin cấp xã tại UBND thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình. Đã tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, đồng thời triển khai phổ biến, nhân rộng mô hình ra phạm vi toàn tỉnh.
"Từ năm 2022 đến nay, đã phát hiện 2.554 IP có hành vi thực hiện rà quét mạng; 211 IP có hành vi kết nối tới máy chủ độc hại; phát hiện và xử lý 6.704 trường hợp máy tính nhiễm mã độc; phát hiện 9.915 trường hợp máy tính có lỗ hổng tại các cơ quan, đơn vị; khắc phục 9 sự cố máy tính kết nối với máy chủ mã độc.” - ông Kim Mạnh Cường - Giám đốc Trung tâm CĐS tỉnh Yên Bái cho biết.
Đến nay, toàn tỉnh đã có 38/38 hệ thống thông tin của các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố được phê duyệt cấp độ an toàn, trong đó 10/38 hệ thống thông tin đã triển khai đầy đủ phương án bảo vệ theo hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt, đạt 26,3%; 140/173 hệ thống thông tin cấp xã được phê duyệt cấp độ an toàn thông tin, đạt 81% (trong đó, 5/173 hệ thống thông tin đã triển khai phương án bảo vệ theo hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt, gồm hệ thống UBND thị trấn Thác Bà (huyện Yên Bình); UBND các xã: Báo Đáp, Đào Thịnh, Việt Thành, Hưng Thịnh thuộc huyện Trấn Yên; đạt 2,9%).
Thời gian tới, Yên Bái sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và hành động của các tầng lớp nhân dân trong việc đảm bảo AT-ANTTM, bảo vệ thông tin cá nhân, ngăn ngừa thông tin xấu độc, phòng chống lừa đảo trên môi trường mạng, góp phần xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, đưa tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững." alt=""/>Yên Bái nỗ lực đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạngKỳ thi Olympic Vật lí châu Á lần thứ 19 diễn ra từ ngày 6-13/5.
![]() |
Các thành viên của đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á lần thứ 19. Ảnh: Thúy Nga. |
Tham gia kỳ thi lần này, đoàn Việt Nam có 8 thí sinh, gồm các em: Nguyễn Ngọc Long (lớp 12, Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa); Trần Đức Huy (lớp 12, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội); Nguyễn Văn Thành Lợi (lớp 12, Trường THPT Chuyên Quang Trung, Bình Phước); Lê Cao Anh (lớp 12, Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa); Lê Kỳ Nam (lớp 12, Trường THPT Chuyên Hạ Long, Quảng Ninh); Trịnh Duy Hiếu (lớp 11, Trường THPT Chuyên Bắc Giang); Nguyễn Xuân Tân (lớp 11, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên- ĐHQGHN) và Nguyễn Văn Duy (lớp 12, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội).
Trước đó, tại Olympic Vật lí châu Á lần thứ 18, Việt Nam là 1 trong 7 quốc gia có thí sinh đoạt huy chương Vàng, trong đó 7/8 thí sinh của đoàn đoạt giải.
Tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhiệt liệt chào đón các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các em học sinh đến từ 25 quốc gia trên thế giới.
Bộ trưởng cho biết, Việt Nam luôn xác định khoa học cơ bản nói chung, khoa học Vật lý nói riêng có vai trò đặc biệt quan trong thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và kỹ thuật, nhất là trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.
“Chính phủ Việt Nam đã và sẽ quan tâm đầu tư cho sự phát triển của khoa học Vật lý tại Việt Nam. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, phương pháp giáo dục STEM sẽ có một vị trí rất quan trọng. Đây là cơ hội tốt để tiếp tục phát triển việc giảng dạy nghiên cứu Vật lý ngay từ bậc phổ thông” – Bộ trưởng Nhạ cho hay.
Ông Leong Chuan Kwek (Chủ tịch Olympic Vật lí châu Á) cho rằng, các thí sinh tham dự kỳ thi cũng chính là những đại sứ của đất nước mình. Những ngày tham gia kỳ thi cũng là cơ hội để các em học hỏi không chỉ về Vật lý, mà còn về văn hóa, ước mơ và nguyện vọng của bạn bè quốc tế.
Thúy Nga
Với việc vừa giành được huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế năm 2017, Nguyễn Thế Quỳnh (Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp, tỉnh Quảng Bình) trở thành thí sinh 2 năm liền làm được điều này.
" alt=""/>Học sinh từ 25 quốc gia dự cuộc thi Olympic Vật lí châu Á tại Việt NamNhấn mạnh sứ mệnh lớn của 3 doanh nghiệp viễn thông chính của nước nhà, người đứng đầu ngành TT&TT chỉ rõ: Chuyển đổi số là con đường chính để Việt Nam phát triển. Đảng đã xác định chuyển đổi số là động lực chính phát triển đất nước, và hạ tầng số là một hạ tầng chiến lược, đứng ngang với hạ tầng giao thông, điện.
Ba doanh nghiệp viễn thông lớn không phát triển thì ngành TT&TT sẽ không phát triển được, và nếu thế đất nước sẽ khó hoàn thành 2 mục tiêu trăm năm. Với nhận thức này, từ giữa tháng 9 đến nay, Bộ TT&TT đã lần lượt làm việc với các lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của VNPT, MobiFone, Viettel để gợi mở đường hướng, cách tiếp cận cũng như đồng hành, hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp.
Với Viettel, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, sau 3 chu kỳ 10 năm luôn dẫn đầu ở các lĩnh vực xây dựng, viễn thông và công nghiệp, thế hệ lãnh đạo ‘gánh vác’ trọng trách ở chặng đường thứ tư - 10 năm của công nghệ, cần tập trung làm tốt sứ mệnh dẫn dắt, sứ mệnh quốc gia để góp phần xây dựng ngành, đất nước. Đây là cơ hội rất lớn để Viettel vươn lên tầm phát triển mới. “Mục tiêu của thế hệ lãnh đạo hiện nay là phải vượt lên trên thế hệ đi trước”, Bộ trưởng nêu yêu cầu.
Chia sẻ nhận thức mới từ chuyến công tác Phần Lan là có thể ‘biến nước giàu thành sân sau của mình’, người đứng đầu ngành TT&TT đề nghị lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của Viettel thay đổi suy nghĩ, cách làm. Đó là, đi tìm bài toán khó, bài toán lớn và giải chúng bằng sức mạnh toàn cầu, thông qua hợp tác với các nước phát triển.
Từ phân tích những quan điểm lớn trong bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh 2/9 và Nghị quyết về chuyển đổi số sắp được Bộ Chính trị xem xét ban hành, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã soi chiếu, ánh xạ vào việc của Viettel để định hướng, vạch ra hàng loạt yêu cầu với hoạt động của tập đoàn trong giai đoạn tới.
Đó là, các mục tiêu của Viettel ít nhất phải cùng nhịp với đất nước, cụ thể tập đoàn nên đặt mục tiêu vào top 30, 40 các doanh nghiệp công nghệ số toàn cầu; Viettel cần tăng gấp đôi tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển hạ tầng số, cho nghiên cứu công nghệ số; tỷ lệ cán bộ về chuyển đổi số, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo cần chiếm 50% với các đơn vị công nghệ và 30% với những đơn vị không công nghệ.
Bên cạnh lưu ý Ban lãnh đạo Viettel nên xem xét đánh giá, thăng chức, khen thưởng với người đứng đầu những đơn vị của tập đoàn đi đầu về chuyển đổi số, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng lãnh đạo tập đoàn và các cục, vụ của Bộ đều cần học theo gương của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, người đã trực tiếp chỉ đạo triển khai một đề án chuyển đổi số - Đề án 06 khi ở cương vị người đứng đầu ngành Công an.
Song song đó, Viettel cũng được yêu cầu phải chuyển đổi số nội bộ mình trước, dùng công nghệ số trong mọi hoạt động của tập đoàn, đi đầu về ứng dụng AI; thay đổi các cơ chế hoạt động nội bộ như lương, phân cấp ủy quyền, đánh giá cán bộ, giám sát... để giải phóng nguồn lực, từ đó tạo ra sự phát triển lớn.
Đổi mới cơ cấu doanh thu và lợi nhuận, đẩy tỷ trọng nguồn thu từ viễn thông xuống dưới 30% để đảm bảo sự phát triển bền vững; làm chủ các công nghệ lõi như 5G, chip bán dẫn, AI, Cloud. “Viettel đứng đầu thì phải đặt mục tiêu làm chủ các công nghệ đó. Nếu không đặt mục tiêu cao, bộ máy sẽ ỳ ạch”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhắc nhở.
Chuyển mạnh sang không gian phát triển mới
Tại buổi làm việc, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel Tào Đức Thắng đã báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ quý 4 năm 2024 của tập đoàn; đồng thời nêu các kiến nghị với Bộ TT&TT, như: Sớm tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện với băng tần 700MHz để doanh nghiệp tiếp tục phủ sóng tới vùng sâu vùng xa, tham mưu Chính phủ có chiến lược triển khai dịch vụ Internet vệ tinh tầm thấp tại Việt Nam, tháo gỡ khó khăn trong lắp đặt trạm BTS mới gần khu dân cư vì bị người dân phản ứng khiếu kiện, tư vấn cách giải quyết vướng mắc trong đầu tư tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ...
Những kiến nghị trên cùng những băn khoăn của lãnh đạo, cán bộ chủ chốt Viettel đã được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giải đáp và giao các cục, vụ hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ. Đơn cử như, 2 cục Viễn thông, Tần số vô tuyến điện được chỉ đạo theo sát, đẩy nhanh các việc để đầu tháng 1/2025 có thể đấu giá được tần số thấp 700MHz.
Về khó khăn trong lắp đặt trạm BTS, Bộ TT&TT sẽ đề nghị lực lượng công an hỗ trợ phát triển hạ tầng; trước mắt Bộ sẽ làm việc với Hà Nội để bàn cách tháo gỡ với 200 vị trí trên địa bàn thành phố bị khiếu kiện nặng, không thể lắp trạm.
Trước băn khoăn từng đơn vị của Viettel đã có sứ mệnh, thì có cần đặt sứ mệnh chung toàn tập đoàn không, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lý giải: Một tập đoàn lớn phải có cái chung và cả những cái riêng. Viettel giờ đa ngành, đa nghề nên sứ mệnh phải khái quát hơn, ví dụ như công nghệ vì con người, sau đó xuống dưới từng lĩnh vực, mỗi đơn vị có sứ mệnh riêng; song làm gì, cũng phải dựa vào công nghệ, công nghệ phải xuất sắc, tiên tiến và công nghệ phải phục vụ con người, tạo ra sự phát triển.
Ghi nhận và đánh giá cao kết quả cùng những đóng góp của Viettel cho ngành, song lãnh đạo Bộ TT&TT và người đứng đầu các cục, vụ của Bộ đều kỳ vọng tập đoàn ý thức rõ vai trò của doanh nghiệp đi đầu dẫn dắt, từ đó đặt các mục tiêu cao hơn và xung phong nhận các bài toán lớn của quốc gia.
Chỉ rõ Viettel cần nhìn xa hơn vì là doanh nghiệp giữ vai trò dẫn dắt, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong rằng tập đoàn này mạnh dạn đầu tư phủ sóng 5G như từng làm rất mạnh với mạng 4G giai đoạn trước, qua đó thúc đẩy các nhà mạng khác phát triển hạ tầng quan trọng này phục vụ chuyển đổi số đất nước.
Ba Thứ trưởng Phan Tâm, Phạm Đức Long, Bùi Hoàng Phương cùng lãnh đạo các đơn vị của Bộ TT&TT đều mong rằng Viettel thời gian tới tập trung làm những việc mang tính chiến lược, lớn, tầm quốc gia như: Tập trung cao độ, đặt mục tiêu cao và có giải pháp xuất sắc hơn để chuyển dịch mạnh sang không gian phát triển mới, không gian số, chuyển đổi số;
Quan tâm xây dựng đề án đầu tư một nhà máy sản xuất chip bán dẫn quy mô nhỏ, công nghệ cao phục vụ yêu cầu nghiên cứu sản xuất chip bán dẫn; tham gia phổ cập chữ ký số cá nhân bằng việc cung cấp chữ ký số cho tất cả thuê bao của mình; đầu tư phát triển nền tảng sản xuất công nghiệp thông minh; nhận giải các bài toán lớn của đất nước như đề án về bác sĩ AI...
Cho rằng đã đến lúc Viettel vượt lên một tầm mới, người đứng đầu ngành TT&TT phân tích: Thay vì cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, tập đoàn cần phát triển các nền tảng để đơn vị khác ‘đứng trên lưng mình’, làm những việc vừa dẫn dắt đất nước, vừa có nhiều doanh thu, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững.
“Bộ TT&TT luôn coi các doanh nghiệp trong ngành là người trong nhà, chung một khối CNTT-TT, và lúc nào cũng mong muốn các doanh nghiệp phát triển. Các doanh nghiệp là đối tượng phục vụ của Bộ, vì thế doanh nghiệp càng làm Bộ bận rộn bao nhiêu thì Bộ sẽ càng phát triển”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.