Câu chuyện của chị Triệu Lệ Cần đoàn tụ cùng gia đình sau 46 năm được ghi lại trong chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly năm 2009.
Cha của chị Cần là ông Triệu Đạt Quang kể về hoàn cảnh con gái mình bị lạc đầy xúc động. Ngày 18/12/1963, tại phố Hàng Buồm, ông Triệu Đạt Quang và bà Nguyễn Kim Phương cùng các con chuẩn bị chụp ảnh gia đình. Ông Quang còn nhớ con gái mình là Triệu Lệ Cần mặc một bộ quần yếm rất đẹp. Bà Kim Phương khi đó làm ở hiệu tóc, cuối năm đông khách nên về muộn. Trong lúc đợi bà về chụp ảnh cùng thì “quay đi quay lại không thấy con gái đâu”.
"Trong lúc chờ bà nhà tôi về, luẩn quẩn thế nào mà quay ra thì không thấy Cần đâu cả. Chúng tôi cố gắng đi tìm xung quanh, lúc đó cũng là 5-6h chiều. Mọi người đổ xô đi tìm, đến khuya vẫn không thấy nên cả nhà trình báo công an nhưng cũng không có kết quả", ông Quang kể.
Sau khi mất con, gia đình ông Quang vô cùng đau khổ. Thời gian đầu, cứ đến bữa cơm, ngồi vào mâm là ông bà lại ôm mặt khóc vì nhớ con.
Có thời gian, ông Quang như người mất hồn, thường đi lang thang vô định. Ông lên xe khách đi khắp các tỉnh thành. Chỉ cần xe khách không có khách là ông Quang sẽ lên và không cần biết là mình sẽ đi những đâu. Nhưng cứ khi về nhà ngồi vào mâm cơm, thấy vợ khóc là ông Quang lại khóc theo.
“Cứ nghĩ đến cảnh cháu đang gào lên gọi bố, gọi mẹ tôi không chịu đựng được. Nói dại một câu, nếu cháu không may qua đời thì bố mẹ có thể chỉ đau khổ một thời gian thôi nhưng cháu còn ở kia, không biết đi đâu thì thực sự rất đau đớn”, ông Quang chia sẻ.
Sau đó ông cũng nhờ công an đưa lên miền núi tìm con nhưng không có kết quả. Khi đi lạc, chị Cần mới 3 tuổi, hình dáng mập mạp và khá xinh xắn. Ông Quang còn nhớ con gái mình có một vết sẹo ở mắt cá chân nhưng vì thời gian quá lâu nên ông không rõ là ở chân trái hay chân phải.
Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt sau 46 năm lưu lạc
Chị Nguyễn Thị Thủy sống ở làng Thụy Ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội là mẹ đơn thân. Nhiều năm qua, chị sống bằng nghề làm thuê cho một cơ sở sản xuất lược sừng của người bạn thân.
Ở làng, ai cũng biết chị là con nuôi của bà Trần Thị Oong và ông Nguyễn Văn Đoành. Bà Oong kể về lần đầu tiên nhìn thấy chị Thủy ở tổng hợp bờ hồ, nơi có đường tàu điện lên chợ Đồng Xuân. Khi đó bà Oong mang lược lên chợ bán, nhìn thấy chị Thủy khóc nhiều, bà rất thương. Chờ đến tối không có người đến đón, bà mới bế chị Thủy lên chuyến xe cuối cùng ở Hà Nội về Thường Tín.
"Khi về nhà, tôi hỏi cháu tên gì thì cháu bảo tên Kềnh hay Cồng gì đó. Nhưng tôi đã đặt tên cho cháu là Thủy", bà Oong cho biết.
Ông Đoành cũng chia sẻ, sau này ông đã 3-4 lần đạp xe lên Hà Nội để nghe loa truyền thanh xem có ai thông báo mất con thì ông mang lên trả nhưng không thấy. Thời gian trôi qua, chị Thủy được 10 tuổi, ông Đoành và Oong cũng sinh thêm 2 người con trai.
Trong kí ức mơ hồ, chị Thủy vẫn nhớ nhà mình ở cao, có cầu thang gỗ, có bắn pháo hoa. Chị mang máng nhớ trước đây mình hay xuống dưới cửa nhà, nhặt vải vụn ở hiệu may bên cạnh để chơi. Chị Thủy cũng có vết sẹo ở mắt cá chân bên phải theo như lời ông Quang miêu tả.
Nhiều năm, chị Thủy không sống cùng bố mẹ nuôi, làm mẹ đơn thân của một cô con gái. Khi mới về làng Thụy Ứng, chị Thủy và con sống trong một căn nhà vách rơm trộn bùn, lợp mái lá. Mỗi lần mưa to gió lớn, hàng xóm rất lo cho mẹ con chị, thường sang hỏi thăm xem có bị bay mất mái hay không.
Xã thương hoàn cảnh 1 mẹ 1 con của chị, đã để chị ở trên mảnh đất công, sau này chị mới cất được ngôi nhà cấp 4.
Thấy chị Thủy vất vả, hàng xóm láng giềng và bạn bè đã giúp chị tìm lại người thân thông qua chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly.
Và kết quả, chị Thủy chính là Triệu Lệ Cần, con gái bị lạc 46 năm trước của ông Quang và bà Phương tại phố Hàng Buồm năm 1963. Sau này gia đình chị Cần sang Canada định cư. Năm 2009, bố mẹ và các anh chị em của chị Cần về nước để đoàn tụ với chị.
Sau 46 năm xa cách, cuối cùng bố mẹ cũng được gặp lại đứa con gái bé bỏng ngày nào. Chị Cần cũng rất vui vì đã tìm lại được người thân ruột thịt. Những giọt nước mắt hạnh phúc không ngừng rơi trong giây phút đoàn viên.
" alt=""/>Tiểu thư Hà Nội đi lạc trên phố Hàng Buồm, cuộc đoàn tụ đầy nước mắt sau 46 năm
Natto: Natto phổ biến trên khắp Nhật Bản, được tiêu thụ hàng ngày như một món ăn sáng điển hình hay có trong thực đơn bữa trưa. Được làm từ đậu nành lên men, natto có kết cấu nhầy nhụa và mùi nồng đặc trưng. Nhiều người Nhật khi thưởng thức natto, thường thêm mù tạt karashi hoặc nước tương lên trên để làm giảm mùi vị khó chịu. Ảnh: Pinterest.
![]() |
Trứng bắc thảo: Là đặc sản được ưa chuộng tại Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, món ăn này được gọi với nhiều tên như "trứng thế kỷ", "trứng trăm năm", "trứng bắc thảo"... Cách làm là bảo quản trứng gà, chim cút hoặc trứng vịt trong hỗn hợp tro, đất sét, muối, trấu và vôi sống trong một thời gian dài, từ vài tuần đến vài tháng. Sau đó, lòng trắng trứng chuyển thành thạch màu nâu sẫm có vị mặn, lòng đỏ chuyển thành màu xám đen hoặc xanh đậm, vị nồng do có sự sản sinh amoniac và hiđro sunfua. Ảnh: A little Bit Human. |
![]() |
Trứng vịt lộn: Được bán như thức ăn đường phố dọc theo lề đường và tại các quầy hàng trong chợ, trứng vịt lộn là món ăn dân dã quen thuộc của người dân Việt Nam và cũng nổi tiếng với du khách đến Philippines, nơi món ăn được gọi là balut. Tuy nhiên, món ăn vặt giàu protein này mang đến cảm giác e dè cho không ít du khách và không phải ai cũng dám ăn thử. Ảnh: Phnom Penh Life. |
![]() |
Rượu ngâm chuột: Một loại đồ uống kỳ lạ được làm bằng cách ngâm rượu gạo với chuột và để lên men trong khoảng một năm. Ở Trung Quốc và Hàn Quốc, nơi sản xuất thức uống đặc sản này, rượu ngâm chuột được cho là loại thuốc bổ cho sức khỏe. Nhiều người tin rằng đó là một phương thuốc chữa bệnh hen suyễn và một số bệnh về gan, mặc dù chưa có nghiên cứu nào xác nhận những thông tin này. Ảnh: SAPO Viagens. |
![]() |
Boodog Mông Cổ: Do tập quán du mục, người Mông Cổ xưa thường thiếu nhà bếp và đồ dùng nấu ăn. Chính vì thế, họ đã tìm ra những cách sáng tạo để chế biến các món ăn. Trong đó phải kể đến boodog, món ăn được làm bằng cách rút xương con dê và dùng lớp da thịt nguyên vẹn để nhồi đá đã nung nóng, nội tạng và hành, khoai tây vào bên trong. Những viên đá nóng sẽ làm thịt dần chín từ trong ra ngoài. Ảnh: Braciamiancora. |
![]() |
Phô mai Casu Marzu: Đây là một trong những loại phô mai "kinh dị" nhất thế giới với hàng nghìn con giòi lúc nhúc. Là đặc sản của đảo Sardinia, Italy, món phô mai sữa cừu này được người dân địa phương ưa chuộng, nhưng du khách lại "chùn chân" không dám nếm thử. Khi làm món này, người ta dùng một loại ruồi đẻ trứng vào phô mai để giúp quá trình lên men diễn ra tốt hơn. Sau đó, phô mai được bảo quản trong chỗ tối và mát để trứng nở. Khi trứng ruồi nở thành giòi, chúng sẽ ăn chất béo trong phô mai, khiến món ăn mềm mịn, có kết cấu và hương vị đặc trưng. Ảnh: Wikipedia. |
![]() |
Đầu cừu: Đầu cừu từ lâu đã trở thành một món ăn được yêu thích trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Bắc Âu và Địa Trung Hải. Các công thức nấu ăn thông thường có thể khác nhau, bao gồm đầu cừu nướng, hun khói hoặc súp đầu cừu và điểm giống nhau là món ăn được phục vụ với phần đầu nguyên vẹn. Ảnh: Meridian. |
Theo Zing
Chỉ với 20 phút chế biến, bạn có ngay phần súp ấm nóng, giàu dinh dưỡng để thỏa mãn vị giác sau ngày dài học tập, làm việc.
" alt=""/>7 món ngon lạ không phải ai cũng dám thử Phim có dung lượng 135 phút nhưng có tới 55% dung lượng (khoảng 75phút) phim người xem được thấy cảnh các nhân vật sex, không phải haingười màlà 3 người.