Mới đây, fanpage hơn 8 triệu thành viên đăng tải clip quay cảnh học sinh lớp 11 tại Bắc Giang tự chế mô hình máy bay điều khiển từ xa và cho chạy thử với tốc độ đáng kinh ngạc.
Chỉ trong vài phút, chiếc máy bay mô hình này lao vút lên bầu trời, biểu diễn xoay lộn nhiều vòng đẹp mắt rồi hạ cánh một cách an toàn.
Màn trình diễn mô hình máy bay thu nhỏ Su - 37 của nam sinh lớp 11: Chiếc máy bay điều khiến từ xa của Sơn - cậu học trò lớp 11 tại Bắc Giang có thể bay với tốc độ từ 70 - 80 km / h.
Sau khi chia sẻ, đoạn video nhanh chóng thu hút hơn hai triệu lượt xem, cùng hàng chục nghìn bình luận. Theo dân mạng đánh giá, đây là mô hình điều khiển từ xa, thu nhỏ của máy bay Su-37. Loại mô hình này có bán sẵn, người dùng chỉ việc mua về lắp ghép lại và sử dụng.
Chủ nhân chiếc máy bay gây chú ý trên mạng là Ưng Sĩ Sơn, học sinh lớp 11A13, trường THPT Lục Ngạn Số 1, Bắc Giang.
Để giải đáp thắc mắc của mọi người, Sơn cho hay chiếc máy bay của cậu có thể gọi tên là Su-37. Sản phẩm này được chế theo hình dáng của bản thật, tốc độ bay khoảng 70-80 km/h.
![]() |
Sơn cùng những mô hình máy bay của mình. Ảnh: NVCC. |
Đây là sản phẩm được những người chuyên chơi máy bay gọi là máy bay mô hình RC (điều khiển từ xa). Sơn cho biết ngoài thị trường có bán loại này. Tuy nhiên, để bay được như trong clip của cậu thì không phải chuyện đơn giản.
"Nhiều người nói mình mua về rồi tháo ra, lắp ghép lại là không đúng. Những chiếc mua sẵn chỉ bay được thời gian ngắn và phạm vi kém khó đạt được tốc độ giống của mình", Sơn nói với Zing.vn.
Nam sinh lớp 11 chia sẻ thêm cậu mất khoảng 3 triệu đồng để mua linh kiện điện tử từ Hà Nội. Loại linh kiện này có thể mua cả bộ hoặc rời. Sau đó, Sơn tự lắp ghép đồ điện, chế vỏ bằng xốp và cài đặt để cho máy bay có thể lượn trên bầu trời giống như trong đoạn video.
Động cơ của máy bay mô hình là mô tơ điện chạy bằng pin. Cơ cấu hoạt động cũng gần như máy bay thật.
"Mình có nhiều người bạn cùng câu lạc bộ đam mê máy bay mô hình. Họ làm hỏng cả chục chiếc mà vẫn không bay được. Vấn đề điều khiển sao cho máy bay đi được với tốc độ như trên không hề dễ", nam sinh cho hay.
Có niềm đam mê chơi và chế máy bay từ khi còn rất nhỏ, Sĩ Sơn đến nay đã tạo ra mô hình RC thu nhỏ của nhiều loại máy bay thật như Su-27, Su-30, Su-37, Su-47…
Sáng tạo của nam sinh này hiện nhận được nhiều lời khen ngợi từ phía dân mạng.
Thành viên Lê Lâm bình luận: “Em học sinh này giỏi quá! Bản thân tôi luôn đánh giá cao những bạn có kiến thức và thích tìm hiểu thực tế hơn là lý thuyết. Tôi nghĩ bạn này có thể xử lý mọi vấn đề về điện trong nhà. Một sản phẩm rất đáng khen”.
“Nhiều người nói mua sẵn về rồi dùng, các bạn thử mua về xem có dùng được như thế kia không? Thời buổi này, nhiều người chỉ giỏi ngồi phán trên mạng xã hội. Tôi thấy em học sinh kia rất có tài và nên được tạo điều kiện nuôi dưỡng, trau dồi”, nickname Phương Phương bày tỏ.
Theo Zing" alt=""/>Học sinh lớp 11 chế mô hình thu nhỏ máy bay SuBộ Công an vừa chính thức công bố Dự thảo thông tư quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của CSGT.
Theo đó, Dự thảo thông tư quy định chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự chỉ huy, điều khiển giao thông,… của CSGT.
Nếu được thông qua, Dự thảo thông tư này sẽ thay thế cho Thông tư số 28/2011/TT-BCA ngày 10-5-2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông của CSGT đường bộ.
Đáng chú ý, Dự thảo quy định rõ về bảy quyền hạn của lực lượng CSGT chỉ huy, điều khiển giao thông. Cụ thể:
1. Tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến, nơi tạm dừng xe, đỗ xe khi xảy ra ùn tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
2. Trong phạm vi, địa bàn được phân công hoặc theo kế hoạch, mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền được dừng phương tiện có hành vi vi phạm để kiểm tra, kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện, giấy tờ của người điều khiển phương tiện và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát nếu người đó có hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;
![]() |
CSGT chỉ huy, điều khiển giao thông sẽ được trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin,... |
3. Xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác theo quy định của pháp luật; được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
4. Trong trường hợp cấp bách để đưa người bị nạn đi cấp cứu, truy bắt người phạm tội, người gây tai nạn bỏ chạy, cứu hộ, cứu nạn, chữa cháy… thì thực hiện quyền huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức đề nghị hoặc yêu cầu.
Việc trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền và theo điều kiện, trình tự, thủ tục do Luật Công an nhân dân, Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản quy định;
5. Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông;
6. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
7. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
(Theo Pháp Luật TP.HCM)
" alt=""/>7 quyền hạn của cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thôngMalaysia là thị trường ôtô đang phát triển. Đây là quốc gia có nền công nghiệp ôtô lớn thứ ba tại Đông Nam Á, xuất khẩu khoảng 500.000 chiếc mỗi năm.
Nhiều hãng sản xuất là liên doanh với các công ty Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc châu Âu. Bên cạnh đó, có một số công ty bản địa chiếm tỷ trọng lớn như Proton, Perodua.
Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và sức mua cao khiến Malaysia trở thành thị trường xe hơi lớn trong khu vực. Sự ra đời của các công ty nội địa khiến giá thành xe hơi giảm xuống.
![]() |
ô tô Malaysia giá siêu rẻ |
Từ chỗ chỉ lắp ráp xe hơi, Malaysia đã có thể tự sản xuất. Ngành công nghiệp chế tạo xe hơi tại quốc gia này cũng thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật, công nghiệp phụ trợ và đóng góp vào nền kinh tế quốc gia.
Kết thúc năm 2015, quy mô ngành công nghiệp sản xuất xe hơi tại Malaysia là 614.664 chiếc, bao gồm 563.883 xe hơi và 50.781 xe thương mại.
Tuy nhiên thị trường xe hơi nước này đang có dấu hiệu bão hòa khi tăng trưởng chỉ khoảng 2% mỗi năm. Nguyên nhân xuất phát từ việc quá nhiều xe hơi ra đời trong khi quy mô dân số không lớn.
Trung bình từ năm 1988 đến 2016, mỗi tháng người dân Malaysia tiêu thụ 65.588 chiếc xe hơi. Cá biệt, mức tiêu thụ lên tới 138.727 chiếc vào tháng 3/2015.
Đặc biệt, lượng tiêu thụ xe hơi tại Malaysia chủ yếu là những sản phẩm nội địa giá rẻ, trong khi các thương hiệu hạng sang bị đánh thuế cao, mức giá gần bằng Việt Nam.
Proton (Perusahaan Otomobil Nasional Berhad), là nhà sản xuất xe hơi tiên phong tại Malaysia. Trên đường phố quốc gia này, xe Proton phổ biến như xe máy Honda tại Việt Nam.
Ngoài ra còn một số nhà sản xuất nội địa khác như Perodua dựa trên Daihatsu, Naza chuyên lắp ráp xe Kia Motors và Peugeot, Inokom lắp ráp Hyundai. Cuối cùng là Bufori, hãng sản xuất xe thủ công cho giới thượng lưu.
Proton
Proton là hãng sản xuất xe hơi đầu tiên của Malaysia, được thành lập năm 1983 bởi cựu thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. Năm 2015, Proton bán được 102.175 xe.
Proton là một từ viết tắt của Perusahaan Otomobil Nasional (công ty ôtô quốc gia). Ban đầu, nhà sản xuất này là đơn vị lắp ráp của Mitsubishi Motors. Từ năm 2000, Proton bắt đầu tự sản xuất xe.
Đây cũng là công ty ôtô duy nhất ở Đông Nam Á có đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D). Xe Proton bán tại 10 quốc gia, trong đó đa phần thuộc khu vực châu Á.
Perodua
Mặc dù không nổi tiếng như Proton, Perodua lại là nhà sản xuất xe hơi có doanh số tốt nhất tại Malaysia. Công ty này được thành lập từ năm 1992, trong đó Daihatsu chiếm 35% cổ phần.
Perodua chủ yếu sản xuất xe hơi nhỏ và siêu nhỏ, không sản xuất xe lớn như Proton. Hãng này cũng không sản xuất những bộ phận chính như động cơ và hộp số mà sử dụng của Daihatsu.
Perodua bán được 189.000 chiếc năm 2012, đây là kỷ lục bán hàng của một hãng xe tại quốc gia này. Thị phần của hãng hiện chiếm khoảng 30,2%.
Mẫu xe được ưa chuộng nhất là Perodua Myvi. Xe có giá từ 40.800 RM đến 57.900 RM tại Malaysia (220 triệu đến 312 triệu đồng).
Naza
Hãng xe nội địa thứ ba của Malaysia là Naza. Đây là tập đoàn kinh doanh đa ngành, bắt đầu hoạt động từ năm 1975. Trong đó, xe hơi là ngành kinh doanh quan trọng nhất của tập đoàn này.
Naza là chủ sở hữu của các thương hiệu nhượng quyền tại Malaysia như Ferrari, Maserati, Koenigsegg, Kia Motors, Peugeot, Chevrolet, Citroën, Brabus, Ducati, Harley-Davidson, Piaggio, Vespa, Aprilia, Gilera.
Công ty này chuyên lắp ráp các dòng xe giá thấp như Kia và đổi thương hiệu thành Naza tương ứng cho thị trường Malaysia.
Inokom
Inokom là đơn vị lắp ráp xe Hyundai tại Malaysia. Ngoài ra, công ty này còn hợp đồng với BMW để lắp ráp các dòng sedan và crossover. Liên kết với Land Rover để lắp ráp Defender.
Bufori
Ngoài những thương hiệu xe hơi bình dân, Malaysia còn nổi tiếng với Bufori, nhà sản xuất chuyên cho ra đời những chiếc xe đắt tiền phục vụ vua chúa.
Bufori là công ty chế tạo xe thủ công theo phong cách cổ điển, lấy cảm hứng từ những mẫu coupe Mỹ thập niên 1930. Công ty này thuộc sở hữu của ba anh em người Australia Anthony, George and Gerry Khouri.
Bufori là một từ viết của B - Beautiful (đẹp) U - Unique (độc) F - Fantastic (tuyệt diệu) O - Original (nguyên bản) R - Romantic (lãng mạn) I - Irresistible (không thể cưỡng lại).
Công ty này lắp ráp khoảng 300 xe mỗi năm bởi 108 người thợ lành nghề. Thân xe được làm bằng sợi carbon và vật liệu composite Kevlar, vì vậy cực kỳ nhẹ và mạnh mẽ. Bufori thường được làm theo đơn đặt hàng và chủ nhân có thể yêu cầu mọi thứ mà họ thích.
Theo Zing" alt=""/>Malaysia: Chỉ từ 220 triệu đồng là mua được xe