Chi tiết không phải ai cũng nhìn ra là, không phải tất cả mồ hôi đều tạo ra giá trị như nhau. Người công nhân loại 2 đang sẵn sang phá vỡ một số quy tắc, trở thành kẻ bị bỏ rơi và bị bỏ đói trong một khoảng thời gian không được xác định để tạo ra một dòng chảy tự động về cho dân làng. Trong khi công nhân loại 1 thì mong được trả công cho những kỹ năng và công việc họ làm. Cơ sở của dòng lập luận này không mang lại kết quả mong muốn. Sự khác biệt chính là chấp nhận rủi ro mà không hề có sự đảm bảo.
Có thể cho rằng hầu hết những người tiên phong ở ngôi làng (trong trường hợp này là Google) là những công nhân loại 2 – những người bị bỏ đói trong nhiều năm trước khi thiết lập một dòng chảy hàng tỷ đô la.
Những cách để có được số cổ phiếu hạn chế lớn của công ty:
- Ngay từ những ngày đầu đã có trách nhiệm tạo ra giá trị cốt lõi
- Tạo ra một giá trị mới tình cờ khi đang làm một dự án phụ nhưng sau đó lại mang lại giá trị lớn
- Rời bỏ ngôi làng để bắt đầu dự án của mình
- Bằng cách nào đó có kiến thức độc quyền về một dòng giá trị
Không mạo hiểm thì chẳng đạt được điều gì cả.
Nhiều người chỉ ra rằng họ gặp khó khăn khi đặt những dụ ngôn này vào hoàn cảnh thực tế của họ. Một số người đặt câu hỏi về chiến thuật đàm phán để đảm bảo một sự trả công tương xứng cho những đóng góp của họ cho công ty. Câu chuyện dưới đây sẽ làm sang tỏ nhiều hơn:
Tháng 5/2009, một công nhân loại 1 nộp đơn vào Twitter. Anh ta bị từ chối. Tháng 8/2009, anh ta lại nộp đơn vào Facebook. Anh ta lại bị từ chối. Anh ta quyết định thực hiện cuộc phiêu lưu của chính mình và chọn một công việc loại 2 là đào một dòng chảy doanh thu từ nhu cầu truyền thông của Lake of Humanity tới Ngôi làng Incorporated Chatterboxes.
Trên đường đi, khi anh ta và một người bạn khác đang đào thì công việc của họ đã truyền cảm hứng và thu hút 55 người khác. Các bô lão của những ngôi làng khác đã ném cho họ một vài mẩu xương, đầu tiên là 250.000 USD, sau đó là 8 triệu USD, và cuối cùng là 50 triệu USD của Sequoia Capital khi thấy dòng chảy này rõ ràng là sẽ thành công.
3 giờ trước khi tôi viết câu chuyện này, CNN thong báo dòng chảy của người công nhân loại 2 này đã được Facebook mua lại với giá 19 tỷ USD. (Ghi chú: Đây chính là câu chuyện về việc Facebook mua lại WhatsApp vào tháng 2/2014).
Và Brian Acton, sau 5 năm đi “đào dòng chảy doanh thu” cho hoạt động kinh doanh của Facebook, hiện đang là chủ sở hữu vốn ở Facebook – nơi mà anh đã từng xin việc và bị từ chối.
Đây là những dòng chia sẻ của anh từ năm 2009 vào 2 thời điểm anh bị từ chối bởi Facebook và Twitter.
![]() |
Bạn có cho rằng 55 người lao động kia cần thương lượng mức lương 500.000 USD ở Facebook không?
Hay bạn cho rằng Facebook sẽ buộc phải trả lương cao hơn và rót vốn cho họ vì sợ rằng họ sẽ quyết định đưa dòng chảy của mình ra khỏi ngôi làng ngay khi tài khoản của họ trống trơn?
Một công nhân loại 2 sẽ không so sánh hoặc thương lượng mức lương, bởi vì anh ta không bán dịch vụ cho ngôi làng (doanh nghiệp), mà anh ta đang bán tài sản tiềm năng. Ngôi làng không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc đãi ngộ cho anh ta theo giá trị của tài sản mà anh ta mang về. Tài sản trong tay anh ta có thể được giao dịch để cả hai bên giao dịch đều có lợi hơn.
Câu hỏi không phải là sẽ có giao dịch hay không, mà là ngôi làng này có đang ngồi ở phía bên kia của chiếc bàn khi giao dịch diễn ra hay không. Và khi tài sản đó là nước cho dân làng thì những số 0 đằng sau ký hiệu USD được xem là một sự cần thiết không đáng kể.