Chủ nhân của quả trứng là ông Phạm Văn Hồng (52 tuổi, trú tại xóm Chùa, xã Yên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An).
Ông Phạm Văn Hồng - chủ nhân của quả trứng gà kì lạ. Ảnh: Tiến Dũng |
Ông Hồng cho biết, ngày 19/3 vừa qua, ông Hồng ra kiểm tra chuồng gà thì bất ngờ phát hiện 1 quả trứng kỳ lạ. Ban đầu, ông Hồng tưởng 2 quả trứng nhưng khi cầm lên mới phát hiện chúng dính liền nhau như chiếc hồ lô. Quả trứng hồ lô có chiều dài chừng 8cm, chỗ rộng nhất khoảng 4cm.
Quả trứng gà có hình như chiếc bình hồ lô. Ảnh: Tiến Dũng |
Ông Hồng cho biết thêm, con gà mái này được ông mua tháng 8/2016, là giống gà ta và hiện tại nặng khoảng 2 kg. Đây là lứa đẻ lần đầu tiên và đẻ quả trứng thứ 3 thì xuất hiện hình thù kỳ lạ, còn 2 quả trước nhỏ bình thường.
![]() |
Quả trứng hồ lô có chiều dài chừng 8cm, chỗ rộng nhất khoảng 4cm. To hơn quả trứng gà bình thường. |
Nghe tin gà nhà ông Hồng đẻ trứng hình lạ, một số người dân đã đến để được xem. Ông Hồng thấy quả trứng kì dị nên cũng không dám chế biến thức ăn mà chỉ cất vào trong tủ kính làm kỉ niệm.
Anh Nguyễn Tiến Dũng - ở xóm Chùa, xã Yên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An - một người dân hiếu kỳ đến xem quả trừng kỳ lạ cho hay: "Sáng nay tôi và con gái vừa đi xem quả trứng về, khi cầm vào tay, cảm giác nó to và nặng hơn quả trứng gà thông thường. Trông nó khá đặc biệt...".
Trao đổi về hiện tượng này, Nhà nghiên cứu điểu học - Trần Nhữ Giáp cho biết: "Đây là hiện tượng không quá lạ, do gà bị rối loạn hoóc môn hệ sinh dục và quá trình phân chia canxi của vỏ trứng không đều. Nếu nói nôm na thì đó là hiện tương trứng gà có 2 lòng đỏ.
Những quả trứng khi gặp tình trạng này sẽ không thể ấp nở ra gà con được, chỉ có thể dùng để làm thực phẩm và cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe người dùng. Hiện tượng này tôi cũng đã gặp khá nhiều trong quá trình nuôi sinh sản các giống gà. Quả trứng thường có 1 đầu to, 1 đầu nhỏ, thuôn, như hình dạng bình hồ lô hoặc hình số tám".
Một lăng mộ cổ bằng đá nổi nằm ngay trong khu vực sân của UBND thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Theo nội dung khắc trên bia, đây là mộ của hai vợ chồng quan huyện Nghi, dưới triều nhà Nguyễn.
" alt=""/>Chuyện lạ: Xuất hiện quả trứng hình hồ lô ở Nghệ AnĐây là một trong những triển lãm trực tuyến do quỹ Gieo nhà gặt nhàphát động. Dự án quy tụ số lượng họa sĩ tên tuổi tham gia lớn và chất lượng tác phẩm uy tín nhiều năm qua. Triển lãm do họa sĩ Ngô Trần Vũ khởi xướng từ năm 2018, đến nay đã quyên góp thành công trên 3 tỷ đồng xây hơn 60 căn nhà cho dân nghèo tại Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế với kinh phí 50 triệu đồng/căn.
Tham gia có các họa sĩ Lê Kinh Tài, Ngụy Đình Hà, Bùi Tiến Tuấn, Khổng Đỗ Duy, Chu Đức Thắng, Trần Nhật Thăng, Vũ Mười, Lô Thưởng, Phạm Thành, Hồ Hưng, Quách Chiến Thắng… với nhiều phong cách đa sắc tạo nên một cuộc thưởng lãm trực tuyến đáng xem.
Họa sĩ Trần Nhật Thăng với tác phẩm kích thước lớn chủ đề 'Vitarka Mudra - Biện minh thủ ấn'. Tác phẩm đặt chân dung tượng Đức Phật trên nền tranh trừu tượng có giá trị 700 triệu đồng.
- Những ngày giãn cách kéo dài, sinh hoạt của gia đình Cẩm Vân thế nào?
Chúng tôi vẫn ở nhà, theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh. Chưa bao giờ tôi cảm nhận Sài Gòn “bệnh nặng” thế này. Lướt báo hay lên mạng đọc tin tức cũng rất nhiều thông tin tiêu cực. Gia đình tôi dặn nhau giữ sự cân bằng và nghĩ tích cực giữa cảnh gian khó.
Dịch bệnh khiến gia đình tôi gắn kết nhau hơn. Chúng tôi có những hoạt động trồng cây, tập thể dục, nấu ăn và chăm sóc nhà cửa. Cả ba thành viên đều làm nghệ thuật nên tận dụng nó để tạo niềm vui tinh thần. Ông xã thu nhạc, chơi đàn, còn tôi và con gái bàn bạc ca khúc để quay hình online. CeCe Trương - con gái tôi ngoài khả năng ca hát cũng có khiếu về quay dựng, chỉnh ảnh nên tôi nhờ con lo hết các khâu. Hai mẹ con cũng tham gia các hoạt động biểu diễn trong thời gian qua.
![]() |
Cẩm Vân dành thời gian thu âm ca khúc mới trong những ngày giãn cách. |
- Nhiều nghệ sĩ cho rằng việc hát giữa các khu cách ly là sân khấu đặc biệt nhất trong đời họ, còn chị thì sao?
Buổi diễn vừa qua khiến tôi xúc động và suy ngẫm. Sau mấy chục năm đi hát, tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ đứng hát giữa một nơi như thế. Không gian, con người đều mang chung trong mình một nỗi ám ảnh về dịch bệnh.
Lần đầu tiên, tôi mặc bộ trang phục kín từ đầu đến chân. Tôi đã ướt mắt khi ngước lên những tầng cao kia của nhiều toà nhà, những bệnh nhân và cả các bác sĩ ra ngoài xem chúng tôi hát. Chính những khán giả bất đắc dĩ này đã hoà điệu cùng chúng tôi. Những thanh âm đó không thể tìm thấy ở bất cứ sân khấu nào.
Tôi vừa tủi thân, vừa hạnh phúc khi cảm nhận tiếng hát của mình và các đồng nghiệp ít nhiều xoa dịu tinh thần mọi người. Tôi trân trọng khoảnh khắc đó.
- Những ngày ở nhà, nghĩ đến sân khấu, âm nhạc và khán giả, chị nhớ nhất điều gì?
Cuộc đời đi hát của tôi liên tục, trải dài không gián đoạn. Trừ lúc sinh con gái phải ở nhà, còn lại chưa bao giờ tôi rời xa sân khấu lâu như thế. Tôi thèm nghe tiếng vỗ tay, những ánh mắt, nụ cười của khán giả và đồng nghiệp. Đây là nỗi buồn không chỉ của riêng tôi. Nhưng không còn cách nào khác, đành phải chấp nhận và vượt qua nó.
Giai đoạn này tôi thường xuyên mất ngủ, suy nghĩ mông lung khi chứng kiến những mất mát trong đại dịch. Những ca từ trong ca khúc Im lặng thở dàicủa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vang lên trong đầu tôi: “Sau cơn bão qua im lặng mặt người/ Nghe bao nỗi đau trên một bàn tay”. Tôi đã thực hiện MV cho bài hát như một sự gửi gắm tâm sự lúc này.
![]() |
Vợ chồng Cẩm Vân, Khắc Triệu và con gái CeCe Trương. |
- CeCe Trương - con gái chị tiếp nối bố mẹ hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp hơn một năm qua.Chị đặt kỳ vọng cho con gái mình thế nào?
Tôi từng không ủng hộ con bước vào môi trường nghệ thuật. Quá lâu trong nghề, tôi nhận ra người làm nghệ thuật nỗi buồn, cay đắng nhiều hơn vinh quang. Thời nay, nhiều ca sĩ cũng phải chịu áp lực dư luận, mạng xã hội. Tôi hiểu tính con dễ nản, không có kinh nghiệm sẽ không chịu nổi, phần khác lại sợ cái bóng của mình cản trở.
Nhưng hơn một năm qua, tôi thấy CeCe dần khẳng định được bản thân. Bé tự chủ, năng động và sáng tạo trong từng sản phẩm của mình. Vợ chồng tôi thống nhất để bé tự vạch ra lối đi riêng, chỉ tư vấn và định hướng khi thực sự cần thiết.
- Một đời chị say mê và thầm lặng cống hiến cho nghệ thuật nhưng lại không được xét tặng danh hiệu. Khi nhiều đồng nghiệp, thậm chí đàn em giờ là NSƯT – NSND, điều này khiến chị chạnh lòng?
Thật lòng trước giờ tôi không quan tâm chuyện này. Bởi nếu muốn tôi đã nhận từ rất lâu. Xin chia sẻ một câu chuyện với bạn: cách đây 20 năm, tôi được Sở Văn hóa thành phố mời lên làm việc. Họ chuẩn bị sẵn tất cả giấy tờ, hồ sơ xin duyệt, tôi chỉ việc ký tên là được. Nhưng tôi đã kiên quyết từ chối nhiều lần.
Tôi nghĩ, mỗi nghệ sĩ sẽ có quan điểm làm nghề khác nhau. Có người xem danh hiệu như một sự ghi nhận thành tích. Còn tôi làm việc, cống hiến vì khán giả chứ không cần xin xỏ ai để ban phát danh hiệu. Nếu có, tôi muốn được gọi là ca sĩ, hay trịnh trọng là danh ca, thế là đủ. Còn tôi như thế nào, cống hiến ra sao công chúng sẽ là người hiểu rõ nhất.
Tôi biết ơn anh Khắc Triệu vì sự bao dung, hy sinh dành cho vợ
Cẩm Vân - Khắc Triệu có cuộc hôn nhân bền vững, hạnh phúc bậc nhất làng nhạc Việt.
- Cẩm Vân ngoài tài năng còn chính bởi nhờ tình yêu của ông xã Khắc Triệu giúp chị thăng hoa trong nghề nghiệp. Điều gì ở ông xã khiến chị cảm động nhất?
Âm nhạc là thứ kết duyên, cũng chính nó là sợi dây gắn kết tôi và anh Triệu với danh nghĩa bạn đời. 35 năm, chúng tôi gắn bó một chặng đường quá lâu. Giờ nếu để ngồi xuống khen nhau cũng bằng thừa.
Nhiều người trước nay mặc định tôi nổi tiếng, còn anh chỉ là người song hành trong nghề. Nhưng thực tế không phải vậy. Nếu có dịp ra sân khấu xem vợ chồng tôi biểu diễn sẽ thấy kết quả trái ngược hoàn toàn. Anh Triệu trình diễn cuốn hút, luôn là người nhận tràng vỗ tay lớn hơn vợ.
Là đàn ông, lại nghệ sĩ sẽ không ai ép mình xuống thấp hơn bạn đời trong mọi hoàn cảnh. Tôi cảm phục, biết ơn anh vì đã đủ bao dung và hy sinh để cho vợ có sự tỏa sáng. Trong suy nghĩ tôi, anh là một người đàn ông trách nhiệm vợ con và là một nghệ sĩ tử tế, khó tính. Anh vô tư, hào sảng từ trong công việc lẫn cuộc sống đời thường.
- Cùng đi qua những thăng trầm của nghề nghiệp, cuộc sống, việc giữ lửa gia đình luôn ấm nồng của hai anh chị hẳn cũng có bí quyết riêng?
Tôi nghĩ lửa gia đình phải do từng thành viên thắp lên và cùng gìn giữ. Tôi và anh Triệu tính đều nóng, chuyện cãi nhau, giận hờn như cơm bữa. Có lần cả hai giận không nhìn mặt đến hơn 2 tháng, dù vẫn đi hát chung nhưng về nhà mỗi người một góc.
Nhưng theo thời gian, mọi thứ cũng bắt buộc phải lắng đọng và ôn hòa hơn. Chúng tôi luôn dặn nhau dù thế nào đi nữa cũng không quên mình là những người ruột thịt gia đình.
Phần mình, tôi luôn cố gắng để hoàn thành trách nhiệm một người vợ, người mẹ. Là ca sĩ, bận rộn ca hát nhưng phải biết tề gia, nội trợ. Một bữa cơm với tô canh nóng, dĩa cá kho nhưng quý giá hơn bất cứ bữa ăn nhà hàng 5 sao nào. Ngày lễ Tết, tôi đi chợ mua hoa, trái cây về trang hoàng nhà cửa, bàn thờ. Đôi khi những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống lại chất keo kết dính cho đời sống vợ chồng.
![]() |
Tổ ấm nhỏ của đôi danh ca. |
- Khi tuổi già gõ cửa, chị ý thức giữ gìn sức khỏe mình thế nào?
Tuổi này mà bảo mình phải khỏe, sung sức như thời trẻ thì không thể. Nhiều năm qua, tôi bị chứng mất ngủ kinh niên, phải dùng thuốc hỗ trợ. Ai cũng biết giấc ngủ quan trọng với con người như thế nào. Việc này khiến tôi ảnh hưởng khá nhiều về tinh thần, chế độ sinh hoạt. Những ngày tháng miệt mài làm việc cũng khiến cơ thể tôi dễ bị lão hóa hơn người thường. Dẫu vậy, tôi không than thở bởi hiểu rõ mình có được hôm nay thì phải đánh đổi.
Giờ tôi chăm tập thể dục, nghiêm khắc với mình trong chế độ ăn uống. May mắn có ông xã đồng hành nên tôi có thêm động lực để duy trì thói quen tốt. Đôi lúc thấy tôi lơ đãng việc sinh hoạt, quên uống thuốc, anh liền nhắc nhở.
- Lúc này chị còn trăn trở điều gì?
Tôi hài lòng với những gì mình có. Ở tuổi này, tôi vẫn thường xuyên được góp mặt trong những chương trình lớn. Việc đứng chung sân khấu với thế hệ đàn em, cháu cũng khiến tôi có thêm nhiều năng lượng mới mẻ. Tôi có một gia đình biết thương yêu, san sẻ nhau để cùng “vượt bão” trong những giai đoạn gian khó... còn điều gì may mắn hơn thế.
Trong nhà Phật có triết lý: “Cảm ơn đời với những gì tôi đã có, cảm ơn đời những gì tôi không có”. Cuộc sống có đỉnh điểm, hào quang rồi cũng phải đi xuống. Điều quan trọng chúng ta thái độ thế nào thì sẽ nhận lại những điều tương tự. Được thì hoan hỷ, còn mất cũng đừng nên thất vọng. Bạn tham cầu thì luôn buồn khổ, còn thấy đủ sẽ an vui.
Clip Cẩm Vân hát 'Im lặng thở dài' của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Tuấn Chiêu
Tóc Tiên cùng các nghệ sĩ cổ vũ bệnh nhân Covid tại bệnh viện dã chiến bằng những tiết mục văn nghệ độc đáo.
" alt=""/>Cẩm Vân: 'Tôi và anh Khắc Triệu có lần 2 tháng không nhìn mặt nhau'