Để đảm bảo cơ sở tổ chức lựa chọn lại nhà đầu tư thực hiện dự án tại khu vực nêu trên, UBND tỉnh Bình Định giao Sở Xây dựng rà soát, lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định.
UBND TP Quy Nhơn chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, bổ sung khu đất vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, danh mục thu hồi đất theo quy định.
Sau khi đảm bảo các thủ tục theo quy định, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp danh mục dự án nêu trên vào danh mục các dự án có sử dụng đất để đấu giá, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, báo cáo UBND tỉnh xem xét, báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền trước khi triển khai thực hiện theo quy định.
Dự án Khu du lịch biển Casa Marina Island được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt cho Công ty CP Du lịch Trường Thành Island làm chủ đầu tư tại phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn vào tháng 3/2016. Dự án có tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng, tổng diện tích 41,3 ha. Trong đó, tại đảo Hòn Đất là 28,5 ha và tại đảo Hòn Ngang là 12,8 ha.
Tuy nhiên, đến ngày 23/7/2020, dự án được điều chỉnh thu hẹp chỉ còn thực hiện ở đảo Hòn Ngang (12,8 ha), tổng vốn đầu tư còn 70 tỷ đồng.
Trong một diễn biến khác có liên quan, ngày 22/3/2023, UBND tỉnh Bình Định đã có công văn chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung tại kết luận của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
UBND tỉnh Bình Định giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, làm việc với nhà đầu tư xử lý theo quy định pháp luật đối với các dự án có liên quan.
Trong đó, đối với dự án Khu du lịch biển Casa Marina Island, UBND tỉnh Bình Định yêu cầu rà soát về tiến độ dự án, quy hoạch chi tiết 1/500, báo cáo đánh giá tác động môi trường, công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Trung tâm khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, sa sút trí tuệ thường gặp ở người cao tuổi. Số liệu năm 2015 của Tổ chức Y tế thế giới thống kê, cứ 3 giây lại có 1 người mắc căn bệnh này.
Khi bệnh tiến triển, người bệnh không thể tự chăm sóc bản thân hay sinh hoạt bình thường nếu không có người thân hỗ trợ. Người bệnh sa sút trí tuệ có thể không nhận biết được người thân, có các triệu chứng rối loạn hành vi tâm thần: cáu gắt, nghi ngờ, kích động.
Bác sĩ Nguyễn Bá Thắng cho hay, sa sút trí tuệ là hội chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, bệnh lý thoái hóa thần kinh - Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất. Tiếp đến là đột quỵ, một số nhóm bệnh như nhiễm trùng thần kinh, thiếu vi chất dinh dưỡng cũng mang đến những biểu hiện tương tự...
Sa sút trí tuệ sau đột quỵ có thể xảy ra khi người bệnh bị nhồi máu não đa ổ hoặc tổn thương vùng đồi thị sau cơn đột quỵ.
Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi. Ở tuổi thanh thiếu niên, học vấn thấp là tiền đề dẫn đến sa sút trí tuệ trong tương lai. Trong khi đó, người thuộc nhóm tuổi trung niên (40 - 60 tuổi) có nguy cơ cao nếu bị giảm thính lực, chấn thương đầu, tăng huyết áp, béo phì, uống nhiều rượu bia.
Ở giai đoạn cao niên, các bệnh lý như đái tháo đường, đột quỵ, trầm cảm hoặc thói quen hút thuốc lá, lối sống thụ động, ít tiếp xúc xã hội sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức.
Theo bác sĩ Tống Mai Trang, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, để nhận biết sớm, người bệnh và gia đình có thể dựa vào 10 dấu hiệu cảnh báo sau:
Giảm trí nhớ; Khó khăn khi thực hiện các công việc quen thuộc; Khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt ý; Mất định hướng về thời gian và nơi chốn; Giảm khả năng đánh giá tình huống; Thay đổi về thái độ và hành vi; Khó khăn trong việc hiểu thông tin về thị giác và không gian; Thu rút khỏi công việc và các hoạt động xã hội.
Việc phát hiện sớm bệnh sa sút trí tuệ sẽ hỗ trợ người bệnh kiểm soát tình trạng và duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn trong giai đoạn đầu; có thời gian để lập kế hoạch điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, người thân sẽ có thời gian thích nghi dần với những thay đổi của người bệnh về nhận thức và hành vi.
Nghiên cứu cho thấy, chứng sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến khoảng 1/6 người từ 80 - 85 tuổi, 1/3 người trên 85 tuổi và gần một nửa số người trên 90 tuổi.
" alt=""/>Sa sút trí tuệ là căn bệnh mỗi 3 giây có 1 người mắc phảiLoại bỏ các chất ô nhiễm độc hại
Cây lưỡi hổ được biết đến với khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm không khí như CO2, benzen, formaldehyde, xylene, trichloroethylene, toluene. Nhờ đó, cây có thể hỗ trợ phòng ngừa các chứng dị ứng do không khí độc hại.
Tăng cường sức khỏe tinh thần
Quan điểm cây xanh đóng vai trò tích cực với tâm trí đã được khẳng định từ nghiên cứu năm 2018. Hoạt động làm vườn thậm chí còn được sử dụng trong điều trị sức khỏe tinh thần. Cây có thể được thêm vào nơi làm việc, trường học và cơ sở y tế như một cách ít tốn kém và ít rủi ro để cải thiện không khí ở những môi trường này.
Dễ chăm sóc
Cây lưỡi hổ được trồng phổ biến trong các gia đình một phần do không cần chăm sóc nhiều. "Cây lưỡi hổ trồng trong chậu phổ biến ở mọi châu lục. Vì rất dễ chăm sóc nên chúng thường được trồng trên bệ cửa sổ, căn hộ và các tòa nhà công cộng khác", nhà thực vật học Halina Shamshur giải thích.
Cây lưỡi hổ có thể sống tốt cả bóng râm và ánh nắng trực tiếp, phát triển dù gió lùa, không khí khô và thiếu nước. Chúng cũng không cần thay chậu thường xuyên và hầu như không bao giờ nhiễm bệnh.
Chống dị ứng
Bằng cách giải phóng oxy và bổ sung độ ẩm cho không khí, cây lưỡi hổ có thể giảm tác động của các chất gây dị ứng trong không khí như bụi và gàu. Vì chất lượng không khí trong nhà kém có liên quan đến nhiều bất ổn sức khỏe như dị ứng và hen suyễn nên đây chắc chắn là một lợi ích.
Làm giảm các bệnh lý nhẹ
Nhà thực vật học Shamshur chia sẻ có rất nhiều lợi ích khác của cây lưỡi hổ chưa được khoa học chứng minh nhưng được các chuyên gia về thực vật chấp nhận rộng rãi. Ví dụ, cây lưỡi hổ được cho có khả năng chữa lành vết thương và vết bỏng, giảm viêm, hỗ trợ huyết áp bình thường, tăng cường hệ thống miễn dịch, loại bỏ ký sinh trùng, giảm đau đầu.
Tuy nhiên, chuyên gia Shamshur khuyên bạn nên cẩn thận khi sử dụng cây lưỡi hổ cho mục đích chữa bệnh bởi lá của chúng chứa chất độc saponin có thể gây kích ứng da và niêm mạc. Nếu nhai hoặc nuốt phải lượn lớn lá cây lưỡi hổ sống, có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, sưng miệng, lưỡi, khó thở.