Sự bất tiện là lý do được nhắc đến nhiều nhất khi trả lại Vision Pro. Mọi người cho biết họ bị đau đầu và có cảm giác như say tàu xe khi đeo thiết bị. Trọng lượng của headset – đặc biệt khi nó gần như dồn về phía trước – là một nhược điểm khác. Parker Ortolani, phụ trách sản phẩm của trang tin The Verge, nghĩ rằng có thể “chảy máu mắt” vì đeo Vision Pro. Thực tế, đây là trải nghiệm không của riêng headset thực tế ảo nào.
Trên mạng xã hội, Ortolani chia sẻ dù trải nghiệm khá giống với những gì mong đợi, ông thấy quá bất tiện khi đeo Vision Pro, ngay cả trong thời gian ngắn, vì nặng nề và thiết kế dây đeo. “Tôi muốn dùng nó nhưng lại sợ phải đeo vào”, ông viết. Ngoài ra, thiết bị đắt tiền này còn làm ông đau đầu, mỏi mắt.
Phần cứng không phải vấn đề duy nhất. Một khiếu nại khác là Vision Pro không cung cấp tính năng hỗ trợ công việc tương xứng với giá bán. Một người dùng Threads cho biết nhìn vào màn hình làm họ cảm thấy chóng mặt nhưng cũng không thể áp dụng cho công việc. Một kỹ sư khác chia sẻ trên X rằng không có gì nhiều để anh dùng thử, vì vậy anh đã gói lại sản phẩm để trả hàng ngay chỉ sau 2 giờ “đập hộp”.
Đối với Carter Gibson, một quản lý cấp cao tại Google, những tương tác với cửa sổ và quản lý tập tin làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Rất khó để đa nhiệm giữa các “cửa sổ”, một số loại tập tin không được hỗ trợ nên không thể tạo slide dễ dàng như với chuột và bàn phím.
Không rõ việc trả hàng của những người mua Vision Pro đầu tiên này sẽ ảnh hưởng thế nào đến thiết bị về sau. Một số người nhấn mạnh họ vẫn háo hức muốn dùng thử Vision Pro thế hệ hai. Apple cũng không công bố số liệu về tỷ lệ người mua trả hàng cũng như kỳ vọng thực sự của hãng đối với thiết bị.
(Theo The Verge)
" alt=""/>Người mua bắt đầu trả lại Apple Vision Pro vì nhiều bất tiệnKhông ít các trường hợp bệnh nhân ở nhà tự đắp thuốc lá chữa bỏng, chữa hóc xương bằng mẹo dân gian... Năm 2019, anh Vũ Văn T. (43 tuổi, ở Uông Bí, Quảng Ninh) cũng bị ngã từ độ cao khoảng 1,2m xuống nền cứng, sau ngã đau, cẳng tay trái cử động khó khăn.
Người đàn ông này đã đi khám, trên phim X-quang cho thấy anh bị gãy xương cẳng tay trái. Nhưng anh không điều trị tại bệnh viện, lại mang phim chụp đến nhờ thầy bó thuốc nam với suy nghĩ chỉ cần bó thuốc nam bệnh sẽ khỏi.
Sau khoảng 20 ngày điều trị, anh T. thấy tay vẫn còn đau nhức, rất khó vận động. Anh đi kiểm tra lại tại bệnh viện, thấy xương vẫn còn lệch, bệnh chưa tiến triển. Nhưng phần chủ quan anh vẫn tiếp tục điều trị bằng đắp thuốc nam tại nhà. Sau đợt điều trị thuốc nam lần 2, tay anh T. đau nhức nhiều, vận động khó khăn, tê bì các ngón tay, anh T. mới nhập viện để điều trị.
Tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, sau khi tiến hành thăm khám các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị gãy đầu dưới xương quay trái, lệch biến chứng chèn ép thần kinh giữa cổ tay trái.
Người bệnh có tiền sử đái tháo đường, tăng men gan và được chỉ định phẫu thuật chỉnh xương. Với tổn thương của người bệnh nếu đến viện kịp thời có thể điều trị kéo nắn bó bột hoặc phẫu thuật kết hợp xương tùy chỉ định.
Tuy nhiên phần do tâm lý ngại đến viện hoặc xem nhẹ bệnh, thường nghe theo các bài thuốc nam của bệnh nhân khiến tình trạng không được cải thiện, càng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi đến viện, phần đầu dưới xương quay trái đã bị lệch. Anh T. bắt buộc phải trải qua cuộc phẫu thuật để điều trị.
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu bị ngã, bị bỏng hay gặp những sự cố trong thói quen sinh hoạt hằng ngày, người dân không nên chủ quan, nên đến cơ sở y tế thăm khám khi có những biểu hiện khó chịu hay bất thường trong cơ thể.
" alt=""/>Hậu họa khi đắp thuốc nam chữa gãy tay suốt 3 tuần