Ví dụ như lần bầu cử gần đây nhất, trong số 5 ứng cử viên ở đơn vị bầu cử nơi tôi cư trú - ba của địa phương và hai của Trung ương - tôi đã chọn bầu cho cả hai ứng cử viên của Trung ương và chỉ chọn một ứng cử viên của địa phương.
Bởi tôi hiểu rằng, việc các ứng cử viên của Trung ương trúng cử rất quan trọng để vận hành thể chế. Họ có động lực đại diện cho lợi ích quốc gia lớn hơn. Đồng thời, phần lớn những đại biểu do Trung ương giới thiệu có vị thế độc lập hơn để giám sát Chính phủ. Bốn đại biểu ở trên là một ví dụ.
Hiến pháp năm 2013 quy định: "Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước".
Điều này có nghĩa, các đại biểu vừa phải đại diện cho đơn vị bầu cử, vừa phải đại diện cho quốc gia. Trên thực tế, khi lợi ích của đơn vị bầu cử và lợi ích quốc gia trùng nhau, mọi việc hết sức dễ dàng. Thế nhưng, khi lợi ích đơn vị bầu cử và lợi ích quốc gia không trùng hợp, mọi việc sẽ không hề đơn giản.
Tuy nhiên, là đại biểu Quốc hội, lợi ích quốc gia bao giờ cũng phải được coi là tối thượng. Và rất nhiều vị đã tuân thủ nguyên tắc đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.
Nhưng còn một khía cạnh rất đáng quan tâm ở đây. Hiến pháp năm 2013 không hề nói đến việc đại diện cho các tỉnh. Song xét về nền tảng bầu cử, động lực đại diện cho các tỉnh của các đại biểu lại rất lớn.
Lý do là vì số đại biểu Trung ương giới thiệu bao giờ cũng ít hơn con số các tỉnh giới thiệu. Thông thường, đại biểu của Trung ương chỉ chiếm hơn 1/3 số ghế trong Quốc hội - 167 ghế cho rất nhiều nhiệm kỳ. Trong nhiệm kỳ vừa qua, nhóm này đã tăng nhẹ, nhưng cũng chỉ 182 ghế, chiếm trên 36%.
Thực tế, số ứng cử viên do Trung ương giới thiệu là 197 trên tổng số 870 người, chỉ chiếm khoảng 23%. Nghĩa là ứng cử viên và đại biểu của các tỉnh bao giờ cũng áp đảo. Đây là lý do tại sao nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Quốc hội nước ta mang tính đại diện cho các tỉnh hơn.
Động lực đại diện cho địa phương còn được tăng cường bởi một thực tế khác. Đó là cho dù bạn là ứng cử viên của Trung ương, nhưng khi được đưa về địa phương ứng cử, bạn sẽ trở thành đại biểu của địa phương. Do đó, thực chất chúng ta không có đại biểu nào là của Trung ương cả. Tất cả đều là đại biểu của các tỉnh.
Trong số 197 ứng cử viên đại biểu do Trung ương giới thiệu, ai được cử về Nghệ An, trúng cử, sẽ trở thành đại biểu của Nghệ An, về Thanh Hóa thì thành đại biểu Thanh Hóa. Thành thử khi về Thủ đô họp Quốc hội, bao giờ cũng là 63 đoàn đại biểu của 63 tỉnh, thành.
Ngoài ra, động lực đại diện cho các tỉnh còn được củng cố bởi cơ hội trúng cử của các ứng viên phụ thuộc không hề nhỏ vào công tác tổ chức bầu cử của địa phương, từ việc sắp xếp liên doanh, lựa chọn đơn vị bầu cử... đến việc tổ chức vận động bầu cử.
Thực ra, ứng viên của Trung ương có đến ba nhóm: nhóm sẽ nắm các chức vụ hành pháp; nhóm sẽ làm đại biểu chuyên trách; nhóm đại diện cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể Trung ương. Trong đó, các ứng viên nhóm thứ nhất và có quyền phân bổ nguồn lực thường được ưa thích hơn. Thậm chí, nhiều địa phương còn trực tiếp vận động để có được họ. Rất tiếc, đây không phải là điều ta có thể nói về hai nhóm ứng viên còn lại.
Các đại biểu của Trung ương đóng vai trò rất quan trọng cho việc vận hành nền quản trị quốc gia. Trước hết, họ là nhân tố quan trọng để bảo đảm cho Quốc hội thật sự đại diện cho lợi ích quốc gia. Thử tượng tượng xem, nếu tất cả các vị đại biểu đều chỉ tranh đấu cho 63 tỉnh thì làm sao đại diện cho lợi ích chung của cả quốc gia được? Phải chăng, do động lực đại diện cho các tỉnh quá lớn, nên việc xác lập các ưu tiên của quốc gia vừa qua đã hết sức khó khăn? Nên, các nguồn lực nhiều khi bị phân bổ phân tán: tỉnh nào cũng có cảng biển, sân bay, sân vận động, quảng trường, tượng đài hoành tráng?
Sau nữa, chỉ những đại biểu do Trung ương giới thiệu không thuộc khối hành pháp (đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu Quốc hội do các tổ chức trung ương thuộc Mặt trận Tổ quốc giới thiệu) mới có thể giám sát các cơ quan hành pháp mà không vướng vào xung đột lợi ích. Bất cứ khi nào các đại biểu địa phương giám sát quá mạnh, lợi ích của địa phương rất dễ bị ảnh hưởng. Ví dụ, một đại biểu địa phương không thể không nhìn trước, ngó sau và cân nhắc rất thận trọng rồi mới chất vấn hay phê phán một bộ trưởng. Ai cũng hiểu rằng, chất vấn "không khéo" thì các dự án cho địa phương có thể bị ảnh hưởng. Như vậy, trong một Quốc hội, động lực đại diện cho địa phương quá lớn thì việc giám sát các bộ trưởng sẽ rất khó khăn.
Những phân tích trên cho thấy, việc bảo đảm cho các ứng cử viên của Trung ương trúng cử rất quan trọng. Tuy nhiên, đây là điều không dễ mà có.
Khi tôi còn làm việc ở Quốc hội cách đây khoảng 20 năm, một cuộc khảo sát về hành vi bầu cử của cử tri cho thấy, có tới 75% cử tri sẽ chọn bỏ phiếu cho các ứng viên là người của địa phương. Xu thế này có thay đổi trong cuộc bầu cử vào tháng 5 tới không? Không có một cuộc khảo sát mới, ta không thể nào biết được.
Cơ hội để trúng cử vào Quốc hội khóa tới đầu tiên phải công bằng. Chúng ta kỳ vọng bản thân các ứng viên có uy tín cao, có khả năng đại diện thực sự cho lợi ích chung của dân, của nước sẽ được lựa chọn. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về vai trò của các ứng viên do Trung ương giới thiệu với việc vận hành thể chế cũng rất quan trọng để cử tri có sự lựa chọn chính xác hơn.
Suy cho cùng, một nhà nước do dân mới có thể vì dân.
Nguyễn Sĩ Dũng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Dân biểu và thể chếTheo đó, phía Sở thông tin hiện đã liên lạc với hai nghệ sĩ. "Chúng tôi đã liên lạc với các nghệ sĩ liên quan. Sau ngày 26/6 khi Quốc Nghiệp và Ngọc Mai về Việt Nam, Sở Văn hóa sẽ mời 2 nghệ sĩ làm việc và có thông tin sau", người đại diện cho biết.
Chiều 30/5, Sở Văn hóa trong cuộc trao đổi với VietNamNet cho hay đã nắm thông tin vụ việc qua phản ánh của dư luận và sẽ cho xác minh.
Đại diện Sở cho rằng Ngọc Mai và Quốc Nghiệp là nghệ sĩ hoạt động nghệ thuật tự do, không phải là nghệ sĩ đang công tác tại các đơn vị nghệ thuật công lập thuộc Sở VH-TT TPHCM.
"Về quy định pháp luật đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hiện nay chưa có quy định về việc nghệ sĩ hoạt động nghệ thuật tự do ra nước ngoài hoạt động nghệ thuật phải làm thủ tục xin phép với cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, ngoại trừ trường hợp tham dự cuộc thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài", phía Sở phản hồi.
Những ngày qua, đoạn video ghi lại cảnh vợ chồng Ngọc Mai - Quốc Nghiệp đang vui đùa cùng con tại một căn phòng được lan truyền rộng rãi. Đáng chú ý, trên đầu giường ở phòng này có cắm hai lá cờ, một trong số này là cờ ba sọc của chế độ Sài Gòn cũ. Sự việc khiến khán giả bức xúc, một số ý kiến kêu gọi tẩy chay, thậm chí "cấm sóng" 2 nghệ sĩ này.
Giữa ồn ào, Ngọc Mai và Quốc Nghiệp lên tiếng phản hồi. Cả hai giải thích do gia đình có kỳ nghỉ hè kết hợp biểu diễn cho một chương trình từ thiện tại Mỹ. Khi ở nhà người quen, họ không kiểm soát được hình ảnh lá cờ ba sọc xuất hiện trong video và "hứa sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc".
Phần chia sẻ này càng khiến dư luận phẫn nộ, cho rằng cặp đôi thiếu trách nhiệm, ý thức chính trị kém. Hiện Ngọc Mai, Quốc Nghiệp đã khóa trang cá nhân và fanpage Facebook.
Ca sĩ Ngọc Mai hát "Quê nhà"
“Vì ông là một nhạc sĩ, nhạc công nên Thùy rất hay nghe ông đánh đàn và nghêu ngao hát theo. Sau đó, Thùy có thêm cơ duyên khi được một bác hàng xóm người Nhật cho chị em Thùy rất nhiều đĩa CD ca nhạc nước ngoài”, Hoàng Thùy chia sẻ. Được tiếp cận với âm nhạc dân tộc lẫn âm nhạc phương tây, Hoàng Thùy có niềm đam mê với nghệ thuật, thú vui ngày nhỏ của cô là bắt chước lại giọng hát người nổi tiếng. Lớn lên, do việc học văn hóa chiếm trọn thời gian và sau đó là theo đuổi con đường người mẫu chuyên nghiệp mà Hoàng Thùy đành gác lại đam mê âm nhạc của mình.
Do thời gian chuẩn bị gấp gáp nên Hoàng Thùy khá áp lực khi tham giaTrời sinh một cặp, cô cũng thừa nhận giọng hát còn nhiều lỗi nên qua chương trình, cô sẽ được học và rèn luyện bài bản và chuyên nghiệp hơn.
Từng là sinh viên Đại học Kinh tế sau đó “bén duyên” truyền hình, Mù Tạt là cái tên quen thuộc qua chương trìnhBữa trưa vui vẻ. Nguyễn Huyền Trang (tên thật của Mù Tạt) từng làm người mẫu, diễn viên phim truyền hình,... Tham giaTrời sinh một cặp, Mù Tạt cho biết đây là một trải nghiệm khá thú vị trên con đường làm nghệ thuật và có cơ hội cô không thể bỏ lỡ. Mù Tạt cho biết sẽ đầu tư chỉn chu để biến hóa nhiều màu sắc trong chương trình.
Ngoài Hoàng Thùy, MC Mù Tạt, Trời sinh một cặpmùa 6 còn có sự tham gia của Trang Moon (DJ Trang Moon), Tùng Min, diễn viên hài Ngọc Hoa, Tiktoker Long Chun, Hải Đăng Doo, Minh Beta, Lợi Trần, diễn viên Minh Khuê, Quỳnh Lý, Tiktoker Tana Tang.
Ba đội trưởng mùa 6 là Nguyễn Trần Trung Quân, Bùi Lan Hương và Giang Hồng Ngọc sẽ cùng kết hợp với 12 thí sinh. Tập đầu tiên của Trời sinh một cặpmùa thứ 6 phát sóng ngày 7/5/2022 trên VTV3.
Đ.N
" alt=""/>Hoàng Thùy, MC Mù Tạt VTV thi 'Trời sinh một cặp' mùa 6