“Câu hỏi của đại biểu thực sự là khó. Nhưng với sự hiểu biết hạn chế của mình, tôi cố gắng nêu quan điểm cá nhân”, Tổng Kiểm toán Ngô Văn Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, trước hết là làm sao tiếp tục đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực mà không giảm tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ, công chức. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường nói, làm sao “đánh chuột không vỡ bình”.
Tổng Kiểm toán cho rằng, phải xây dựng thiết chế phòng ngừa hiệu quả, chặt chẽ để không thể tham nhũng.
Cùng với đó là xây dựng thiết chế về phát hiện, xử lý nghiêm minh để không dám tham nhũng; xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý để không muốn và không cần tham nhũng. Có như vậy công tác phòng chống tham nhũng mới hiệu quả.
Về việc đùn đẩy né tránh, sợ trách nhiệm, theo ông Ngô Văn Tuấn, có 3 nguyên nhân: Ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức; trình độ, năng lực chưa theo kịp yêu cầu; công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa sâu sát.
Để khắc phục tình trạng trên, Tổng Kiểm toán cho rằng, trước hết phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao trình độ năng lực và đặc biệt phải hoàn thiện thể chế để quy định rõ quyền và nghĩa vụ của từng công chức. Trong đó quy định công chức ngồi vào mỗi vị trí phải làm gì, không được làm gì và gắn với quyền lợi cụ thể.
Luân chuyển cán bộ để hạn chế quan hệ thân hữu
Đại biểu Triệu Thị Huyền (đoàn Yên Bái) đặt câu hỏi: “Mô hình Kiểm toán Nhà nước theo khu vực có đảm bảo được tính độc lập, tính khách quan?”.
Theo bà, hiện nay mô hình tổ chức Kiểm toán Nhà nước đang được phân theo khu vực, trong đó một khu vực sẽ thực hiện kiểm toán thường xuyên đối với một địa bàn.
“Mô hình tổ chức này có đảm bảo được tính độc lập, khách quan và liệu có thể nảy sinh những tiêu cực cho mối quan hệ giữa kiểm toán khu vực và các địa phương hay không? Giải pháp của Kiểm toán Nhà nước trong vấn đề này là gì?”, nữ đại biểu nêu.
Trả lời, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho rằng, việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành luôn là nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất. Thực hiện quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng tiêu cực, Kiểm toán Nhà nước làm rất mạnh trong việc luân chuyển, luân phiên điều động cán bộ.
Trong vòng 2-3 năm, phải luân phiên, luân chuyển trong công tác kiểm toán và chỉ đạo kiểm toán từng địa phương và khu vực. Trong đó có luân chuyển từ trụ sở chính về khu vực hoặc trong nội bộ khu vực; luân chuyển địa bàn, luân chuyển lĩnh vực.
Liên quan đến mô hình tổ chức, ông Tuấn cho hay, ngành kiểm toán được phân 1.974 biên chế, hiện có mặt 1.864 và tổ chức theo 32 đơn vị, 8 cơ quan tham mưu, 8 cơ quan chuyên ngành, 13 khu vực và 3 đơn vị sự nghiệp.
“Chúng tôi có chỉ đạo luân phiên trong công tác kiểm toán, và chỉ đạo kiểm toán đối với từng địa phương, khu vực”, Tổng Kiểm toán khẳng định.
Ông bày tỏ hy vọng những giải pháp như vậy giúp hạn chế được quan hệ thân hữu, hạn chế tối đa tham nhũng, tiêu cực.
Ngoài lớp chơi trống, cựu giáo viên tiểu học này còn tham gia môn khiêu vũ giao lưu, với học phí hai lớp tổng cộng 2.000 nhân dân tệ (280 USD) cho một học kỳ. Việc nhìn thấy mình đứng thẳng trong lớp nhảy giúp bà tăng thêm tự tin. Sau giờ học, bà thường đi chơi cùng bạn bè. "Khi chúng ta già đi, điều gì là cần thiết? Là yêu chính bản thân mình", bà nói.
Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số nhanh chóng. Năm ngoái, khoảng 297 triệu người từ 60 tuổi trở lên, chiếm hơn một phần năm dân số. Dự báo đến 2035, con số này sẽ vượt 400 triệu, tương đương hơn 30% tổng dân số.
Nhiều người cao tuổi giờ tìm kiếm các dịch vụ đa dạng ngoài việc chọn đến viện dưỡng lão như truyền thống. Xu hướng này thúc đẩy sự bùng nổ của các trường học, dịch vụ chăm sóc tại nhà và nhiều cộng đồng cho người cao tuổi, được Bắc Kinh ví là "nền kinh tế tóc bạc" (Silver Economy).
Hu Zuquan, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin Nhà nước, dự kiến quy mô nền kinh tế này tăng từ khoảng 7.000 tỷ nhân dân tệ (khoảng 982 tỷ USD) hiện nay lên khoảng 30.000 tỷ nhân dân tệ (khoảng 4.200 tỷ USD) vào năm 2035, nâng tỷ trọng từ 6% lên khoảng 10% trong toàn bộ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Du Peng, Trưởng khoa Dân số và Sức khỏe tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh cho biết chính phủ đang mở rộng các dịch vụ chăm sóc cơ bản cho tất cả người cao tuổi, vượt ra ngoài trọng tâm truyền thống là những người neo đơn. Năm ngoái, giới chức đã biên soạn danh sách các dịch vụ chăm sóc cơ bản cần triển khai toàn quốc, bao gồm cung cấp các đánh giá năng lực cho những người trên 65 tuổi và trợ cấp đào tạo chăm sóc cho các thành viên gia đình của những người khuyết tật.
Lòng hiếu thảo ăn sâu vào nếp sống ở Trung Quốc và hầu hết người cao tuổi thích về già sống với gia đình sau khi nghỉ hưu, thường là khi họ ở độ tuổi 50 đến 60, một trong những độ tuổi nghỉ hưu trẻ nhất trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới. Nhiều người giúp chăm sóc cháu của họ và một số người xem vào viện dưỡng lão được coi là một dạng bỏ rơi, trừ trường hợp khó khăn nghiêm trọng.
Vào tháng 1, Bắc Kinh đã ban hành các hướng dẫn mới kêu gọi mở rộng các dịch vụ chăm sóc tại nhà và phát triển thị trường thời trang, thực phẩm và sản phẩm công nghệ phù hợp hơn với người cao tuổi. Các dịch vụ giáo dục giúp làm phong phú cuộc sống người về hưu cũng được khuyến khích.
Ông Du Peng cho rằng các dịch vụ tại nhà cung cấp một giải pháp thay thế hợp lý hơn cho viện dưỡng lão, giúp giảm chi phí chỗ ở. Hầu hết người cao tuổi ở Trung Quốc đều tương đối khỏe mạnh và cần cuộc sống văn hóa phong phú hơn.