Đội tuyển nữ Việt Nam một lần nữa trở thành nỗi ám ảnh với đội nữ Thái Lan, khi tái hiện kịch bản chung kết Đông Nam Á 2019 ở SEA Games 30.
Từ Chonburi đến Manila, trong vòng 3 tháng rưỡi, đội quân của HLV Mai Đức Chung lần lượt đánh gục đối thủ lớn nhất khu vực, theo cùng một kịch bản.
![]() |
Nữ Việt Nam bảo vệ thành công HCV SEA Games |
Ở Manila, ngay khi trận đấu bắt đầu, Nguyễn Thị Vạn khiến khung thành Thái Lan chao đảo với cú đá chạm xà ngang.
Các nữ tuyển thủ Việt Nam áp đảo toàn diện, nhưng suốt 90 phút không có bàn thắng nào được ghi.
Vừa bước vào hiệp phụ, Phạm Hải Yến mang về bàn thắng duy nhất với cú đánh đầu cận thành, sau pha đá phạt sở trường của Tuyết Dung.
Thắng Thái Lan 1-0, Việt Nam tiếp tục vị thế thống trị Đông Nam Á. Lần thứ 6 các cô gái vàng Việt Nam giành HCV SEA Games, kỷ lục tuyệt đối ở Đại Hội Thể thao Đông Nam Á.
Thiên Thanh - Mai Anh - Bằng Lăng
" alt=""/>Nữ Việt Nam vs nữ Thái Lan: Nữ Việt Nam giành HCV SEA Games 30Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Marie Curie cho hay, một vấn đề mà cả trường tư lẫn trường công đều cần suy ngẫm khi bàn về chuyện vận hành một nhà trường đó là chuyện nhà vệ sinh.
“Nhà vệ sinh ở các trường học là một vấn đề khá bức xúc. Có những lúc lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo thành phố phải vào cuộc chỉ vì nhà vệ sinh trường học là một “thảm họa”. Giải quyết việc này nói khó cũng đúng, mà nói dễ cũng không sai. Việc đầu tiên là khi thiết kế xây trường, nhà vệ sinh phải được bố trí ở vị trí thuận lợi, số lượng đủ nhiều, trang thiết bị hiện đại và chất lượng”.
Nhà vệ sinh trường học phải thường xuyên đảm bảo “sáng, sạch, đẹp và thơm”.
Ông Khang cho hay, như Trường Marie Curie, tổ vệ sinh có đến 20 nhân viên được tập huấn nghiệp vụ, phân công khu vực rõ ràng và có giám sát hằng ngày. Nhưng đổi lại, mức lương trả họ cũng tương đối khá.
“Nhà vệ sinh của trường chúng tôi là điểm đến thú vị của học sinh”, ông Khang khẳng định.
“Tôi được biết nhiều trường lúng túng ở khâu vận hành, không đủ nhân lực, không đủ tiền thuê nhân viên, nhà vệ sinh không có tiền để bảo trì, không có tiền để mua giấy vệ sinh”, ông Khang nói vì vậy, những người đứng đầu nên tạo cơ chế để giải quyết vấn đề kinh phí vận hành nhà vệ sinh ở các trường học.