Trong lĩnh vực Văn hóa - Lịch sử, VINIF tham gia tài trợ 5 dự án và 9 sự kiện thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như Dân tộc học và Di sản văn hóa; Văn hóa tín ngưỡng; Âm nhạc; Lịch sử và Mỹ thuật. Một số dự án tiêu biểu VINIF đồng hành cùng phát triển như: “Bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng” (Viện Dân tộc học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì), “Kiều tầm nguyên hay Truyện Kiều trong di cảo Hoàng Xuân Hãn” (Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam chủ trì)...
Bên cạnh việc hỗ trợ tài chính, VINIF sẽ đồng hành cùng đội ngũ nghiên cứu trong việc tiếp cận nguồn lực khoa học, kết nối với mạng lưới chuyên gia tư vấn và truy cập cơ sở dữ liệu lớn từ hệ sinh thái Vingroup. Đặc biệt, một số dự án khoa học định hướng ứng dụng cũng sẽ được VINIF tư vấn đăng ký bảo hộ bằng độc quyền sáng chế và giới thiệu nguồn đầu tư để tiếp tục triển khai vào các sản phẩm, giải pháp thực tiễn.
Phát biểu tại sự kiện, GS. Vũ Hà Văn - Giám đốc Khoa học VINIF và VinBigdata chia sẻ: “Mục tiêu của Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup - VinIF là góp phần xây dựng thế hệ các nhà khoa học sáng tạo, hội nhập, đồng thời kiến tạo môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp ngay trong nước. Vì thế, kể từ năm 2019 đến nay, VINIF đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện các chương trình, cách thức tài trợ để phù hợp với thực tế nghiên cứu, cũng như đáp ứng những chuẩn mực khoa học cao nhất của thế giới. Đó là lý do hai năm trở lại đây, song song với Khoa học Công nghệ, VINIF cũng dần trở thành đơn vị đồng hành cùng cộng đồng nghiên cứu Văn hóa - Lịch sử, để từ đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện và đưa các giá trị thuần Việt ra trường quốc tế.”
Đến nay, VINIF đã đồng hành cùng 102 dự án Khoa học Công nghệ với tổng kinh phí tài trợ lên đến 530 tỷ đồng. Về Văn hóa - Lịch sử, sau hai năm triển khai, VINIF cũng hỗ trợ gần 8 tỷ đồng để phát triển 8 dự án và 11 sự kiện. Những dự án trên bước đầu đã cho thấy hiệu quả thực tiễn với các sản phẩm đa dạng từ hệ thống, thiết bị, phần mềm, cơ sở dữ liệu đến công bố khoa học và bằng sở hữu trí tuệ trong nước cũng như quốc tế.
Tại buổi lễ, bà Sophie Maysonnave - Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hóa, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam nhấn mạnh: “Việc hỗ trợ cho Khoa học Công nghệ và Văn hóa - Lịch sử đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế và nâng cao tầm vóc về văn hóa của quốc gia. Hoạt động này của VINIF cũng mở ra cơ hội hợp tác giữa các nhà khoa học, nhà văn hóa của Việt Nam và Pháp, đưa người dân hai nước đến gần nhau hơn”.
Trong khuôn khổ Lễ công bố Tài trợ dự án Khoa học Công nghệ và Văn hóa - Lịch sử năm nay, VINIF cũng tổ chức 2 bài giảng đại chúng. Chương trình có sự tham gia của các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, nhằm phân tích và lý giải các công trình khoa học đằng sau Giải Nobel Y sinh và Vật lý năm 2022.
Tìm hiểu thêm thông tin về sự kiện tại https://vinif.org/
Thế Định
" alt=""/>Vingroup tài trợ gần 90 tỷ đồng cho 24 dự án khoa họcJessica Wade tìm hiểu và bắt đầu viết với từ hàng chục, hàng trăm và rồi đến con số hàng nghìn nhà khoa học nữ và dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, một vài bài đăng của cô bị xóa vì một số thành viên cộng đồng Wikipedia cho rằng không phải tất cả những nhà nữ khoa học Wade viết đều nổi tiếng.
Một ví dụ là Clarice Phelps, nhà Hóa học hạt nhân trẻ tuổi người Mỹ gốc Phi, làm việc tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge ở Tennessee, với thành tích khám phá ra một nguyên tố mới trong bảng tuần hoàn. Mục nhập của Phelps đã bị trả lại trên Wikipedia khi các nhà phê bình xóa nó. Wade kiên quyết bảo vệ và cuối cùng đã thắng, và mục của Phelps đã trở lại trên Wikipedia. Trong khi đó, mục Wikipedia về chính Wade, do người khác viết, đã dài đến 10 trang in.
Trong khi Wade theo đuổi nỗ lực của mình để đảm bảo các nhà khoa học nữ được biết đến, cô cũng có niềm tin là cần đảm bảo thế hệ tiếp theo nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
“Mọi người bảo rằng học sinh nữ không chọn khoa học vì họ không có hứng thú” - Wade nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây. “Nhưng thực tế nhiều nữ sinh đã quan tâm. Điều cần thiết là làm cho các em nhận thức được có những nghề nghiệp khác nhau trong khoa học và thu hút phụ huynh, giáo viên cùng tham gia".
Theo Wade, một điều quan trọng nữa là cần những giáo viên khoa học có trình độ ở bậc Trung học. “Chúng ta đang bị thiếu hụt rất nhiều giáo viên chuyên biệt về khoa học ở Mỹ và Anh".
Wade cho rằng các trường học nên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nữ sinh và sinh viên da màu trong đăng ký nhập học, trợ cấp, học bổng và tiến cử.
Cô cũng đề xuất các trường học cần có cách tiếp cận thẳng thắn về vấn đề bắt nạt và quấy rối tình dục. Các trường đại học cần cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ với chi phí phải chăng trong khuôn viên trường và nên cung cấp dịch vụ chăm sóc ban ngày cũng như trợ cấp cho những nữ sinh đang nuôi con.
Wade thực sự tin rằng khoa học sẽ phát triển hơn khi được thực hiện bởi nhiều nhóm khác nhau. “Điều này cũng quan trọng vì chúng ta đang thiết kế các công nghệ hoặc giải pháp khoa học mới cho những vấn đề toàn cầu. Và thế giới vẫn cần nhiều nhà khoa học và kỹ sư nữ hơn, để có thể góp phần giải quyết những thách thức lớn nhất của toàn nhân loại như biến đổi khí hậu, kháng thuốc kháng sinh, vi rút gây đại dịch" - Wade chia sẻ.
Theo Hiệp hội Phụ nữ Đại học Mỹ (AAUW), phụ nữ chỉ chiếm 28% lực lượng lao động của nước này trong lĩnh vực STEM, và chỉ 1/5 chuyên ngành kỹ thuật hoặc khoa học máy tính hiện nay là nữ. Về thu nhập, phụ nữ tham gia STEM kiếm được 60.000 USD/năm, thấp hơn khá nhiều so với mức 85.000 USD của nam giới. |
Bảo Huy (Theo NBC News)
" alt=""/>Jessica Wade tạo hơn 1.000 tiểu sử cho các nhà khoa học nữ trên Wikipedia