
Tôi bù đầu với các khoản chi tiêu mong dành dụm tiền nhiều hơn lo cho tương lai (Ảnh minh họa) |
Cha mẹ tôi chăm chỉ làm việc, tích cóp suốt mấy chục năm, nên đến lúc con cái ra riêng, ông bà có của hồi môn cho từng đứa.
Chị gái tôi được cho một mảnh đất để xây nhà. Anh trai tôi ở cùng với cha mẹ, được cho 1,5 tỷ vào sổ tiết kiệm để đầu tư làm ăn. Tôi được cha mẹ mua cho một căn chung cư trị giá 1,3 tỷ đồng ở thành phố.
Vì cha mẹ không để tôi thiếu thốn gì từ nhỏ, nên tôi không quan trọng chuyện tài chính khi kết hôn. Tôi thấy anh là người đàn ông hiền lành, tử tế và cũng chăm chỉ làm việc nên thương anh và về chung một nhà. Sau khi cưới, vợ chồng tôi sống ở căn chung cư 60 mét vuông do cha mẹ tôi mua cho.
Suốt 5 năm qua, tôi kiếm được nhiều tiền hơn chồng, nhưng rất ít khi tôi phàn nàn về vấn đề này. Tôi sợ anh cảm thấy bị mất tự trọng nếu tôi đem chuyện tiền bạc ra nói. Bên cạnh việc kiếm tiền, tôi vẫn chăm sóc tốt cho con trai 4 tuổi và quán xuyến việc gia đình.
Chồng tôi cũng biết điều, anh thường về sớm nấu cơm giúp vợ. Cuộc sống vợ chồng chúng tôi vì thế trôi qua trong êm đẹp.
Nhưng có một vấn đề tôi vẫn luôn đau đáu là chuyện tích cóp cho tương lai. Tiền hai vợ chồng kiếm ra thường chỉ đủ chi tiêu, mỗi tháng cất đi được khoảng 3-4 triệu là quá ít.
Tôi sợ nếu như sau này con lớn, chuyện học hành cần nhiều tiền hơn hoặc muốn sinh thêm con thì cuộc sống lại rơi vào vất vả, khó khăn. Tôi trao đổi chuyện này với chồng nhiều lần nhưng anh thường chỉ nói: “Chuyện đâu rồi sẽ có đó, em không cần phải lo xa”.
 |
Anh nói tôi không cần lo xa, nhưng làm sao không lo cho được (Ảnh minh họa) |
Thi thoảng, tôi vẫn nghĩ về chuyện vợ chồng nên làm gì bên ngoài để kiếm tiền. Tôi bàn với chồng, nhưng anh vốn là người thích an phận. Anh không cố gắng hay đau đáu nhiều như tôi. Cuối tuần, anh thích ở nhà nằm ườn ra ghế sofa xem điện thoại hơn là suy nghĩ hoặc đưa con đi chơi.
Mỗi tối đi làm về, ăn cơm xong, anh than buồn ngủ và ôm điện thoại rồi thiếp đi đến tận sáng hôm sau.
Tôi rất buồn khi không nhìn thấy chí tiến thủ và sự phát triển ở chồng. Nhưng tôi luôn chấp nhận tất cả những điều đó, không tạo áp lực cho anh. Vậy mà chuyện bi hài đã xảy ra cuối tuần vừa rồi.
Hôm ấy, cháu gái của chồng tôi qua nhà chúng tôi ăn cơm. Đang ăn thì chồng tôi ra ngoài hút thuốc. Cháu chắc thấy nhà chúng tôi chật chội nên nói: “Nếu sinh thêm em bé thì cậu mợ phải mua nhà khác hoặc cải tạo lại nhà này nhỉ?”.
Tôi bảo: “Mợ chưa tính đến chuyện đó đâu, tiền bạc bây giờ còn phải tích cóp lo cho tương lai thằng Bin nữa”. Cháu gái chồng liền nói: “Thằng Bin thì có mảnh đất 2 tỷ ở quê rồi mà mợ”.
Tôi giật mình hỏi mảnh đất 2 tỷ đâu ra, thì vỡ lẽ... Chuyện là, bố mẹ chồng tôi dù không khá giả gì nhưng lại có một mảnh đất được phân chia từ cách đây 40 năm theo diện gia đình chính sách. Bố mẹ chồng đã chia đôi mảnh đất cho chị gái chồng một nửa, chồng tôi một nửa.
Mới năm ngoái, chồng tôi đã về làm xong thủ tục sang tên đổi chủ. Vừa đây khu vực đấy được quy hoạch làm đường cao tốc xuyên tỉnh, mảnh đất được định giá lên tận 2 tỷ đồng.
Tôi ngỡ ngàng khi biết thông tin này, im lặng từ lúc đó cho đến khi tiễn cô cháu gái ra về, cố nén tất cả những tức tối, khó chịu trong lòng.
Khi chỉ còn 2 vợ chồng, tôi hỏi anh: “Ông bà nội cho anh miếng đất trị giá 2 tỷ à? Sao em không biết gì?”.
Chồng tôi trả lời ráo hoảnh: “Ừ, nhưng đấy là đất của ông bà tổ tiên để lại. Anh đứng tên vậy là để phòng thân thôi, sau này có chuyện gì xảy ra thì bán”.
Tôi bực bội hỏi: “Vậy sao anh không nói với em? Anh định khi nào thì nói với em?”. Chồng tôi trả lời: “Thì anh định nói bây giờ đây”.
Tôi phát khùng trước thái độ của anh, chất vấn anh về những gì mà mình và nhà ngoại đã chăm lo cho hai vợ chồng. Nhưng sau tất cả, anh chỉ nói: "Mọi chuyện có thay đổi gì đâu, khi có miếng đất hay không có miếng đất ấy. Mình vẫn phải kiếm tiền để duy trì cuộc sống chứ?".
Từ lúc ấy, tôi không muốn tranh cãi gì nữa. Tôi thấy chồng mình quá tính toán và ích kỷ với vợ. Tôi đã luôn cố gắng dành tất cả mọi thứ cho gia đình nhưng dường như chồng tôi vẫn luôn có sự đề phòng và coi tôi như "đối tác hôn nhân" vậy.
Ngoài cảm giác tức giận, tôi còn ân hận, thương cha mẹ ruột đã phải giúp đỡ cho tôi nhiều, trong khi nhà chồng cũng có điều kiện…
Tôi rất bối rối, không biết phải làm thế nào với thông tin về quỹ đen lớn như thế từ phía chồng? Cố gắng tiếp ư hay dừng lại? Đi tiếp thì sẽ thấy không ổn khi sống với người chồng quá ích kỷ, coi thường vợ, nhưng dừng lại thì liệu có đáng không? Chẳng lẽ chia tay chỉ vì 2 tỷ đồng?
Theo Phụ nữ Việt Nam
'Từ khi mẹ chồng đến ở chung, vợ chồng tôi cãi nhau đến mức muốn ly dị'"Công bằng mà nói, chồng tôi là một người tốt, năng động, có trách nhiệm, xuất sắc và đáng tin cậy, biết kiếm tiền chăm lo cho gia đình. Nhưng..."." alt=""/>Bố mẹ cho mảnh đất 2 tỷ, chồng giấu không nói với vợ


|
ĐH Harvard |
Nghiên cứu tốt nhất về chủ đề này được thực hiện bởi Stacy Dale và Alan Krueger. Kết quả nghiên cứu đã được công bố rộng rãi nhưng phần nào đã gây ra những hiểu nhầm.
Thoạt đầu, các dữ liệu được phân tích bởi Dale và Krueger cho thấy lợi thế rõ ràng của những người tốt nghiệp các trường loại ưu như Yale, Williams. Giữa học sinh có điểm SAT và GPA ngang nhau, thì những người tốt nghiệp các trường càng ưu tú thì càng có thu nhập cao hơn.
Tuy nhiên, đó là do điểm SAT và GPA vẽ lên một bức tranh chưa đầy đủ về tiềm năng của một sinh viên. Thật khó để đo lường những thứ như sự gan góc, tính sáng tạo, hay trí thông minh.
Hiểu điều đó, Dale và Krueger đã đưa ra dữ liệu từ một góc nhìn khác. Họ nhìn vào những sinh viên trúng tuyển vào trường ưu tú nhưng không theo học. Những sinh viên này có vẻ không tệ hơn khi quyết định theo học những trường kém danh giá hơn. Rõ ràng, dù có học trường ưu tú hay không thì cũng đều tốt như nhau.
Và đây chính là điểm kỳ lạ trong nghiên cứu của họ. Sau khi điều tra thêm, Dale và Krueger phát hiện ra rằng thậm chí việc sinh viên học trường nào chẳng quan trọng. Chỉ cần biết kiểu trường mà sinh viên nộp đơn cũng đủ để dự đoán họ sẽ kiếm được bao nhiêu trong tương lai nhờ nhìn vào điểm GPA, SAT và dữ liệu nhân khẩu học.
Nghiên cứu của Dale và Krueger rất đáng để suy nghĩ nhưng hãy nhìn sang một nghiên cứu mới đây của Jonathan Wai – một nhà tâm lý học ở Duke. Công trình nghiên cứu của Wai là về nền tảng giáo dục của giới thượng lưu ở Mỹ, được xuất bản trên tạp chí Intelligence. Wai đặc biệt quan tâm tới những người theo học các trường đại học và các chương trình sau đại học hàng đầu.
Vì mục đích nghiên cứu, Wai đã định nghĩa các trường “ưu tú” là những trường có điểm SAT, LSAT hay GMAT trung bình đầu vào cao nhất. Danh sách này gồm 29 cơ sở giáo dục đại học, 12 trường luật và 12 trường kinh doanh, từ các trường cao đẳng cộng đồng tới CalTech, Princeton, Yale, Carleton, Johns Hopkins, Cornell.
Đây là một số dữ liệu từ nghiên cứu năm 2014 của Wai:

|
Tỷ lệ các vị trí cấp cao trong giới thượng lưu Mỹ được nắm giữ bởi những người tốt nghiệp các trường ưu tú, trường luật và kinh doanh
|
Trong số các tỷ phú Mỹ, danh sách 500 CEO do Fortune bình chọn và các thẩm phán liên bang, có khoảng 2/5 người có bằng cử nhân, thạc sĩ, bằng Luật của một trường ưu tú.
Tuy nhiên, những bộ hồ sơ đẹp long lanh này không phân tán đều ở các lĩnh vực. Ví dụ như chỉ có 1/5 thành viên Quốc hội tốt nghiệp trường ưu tú, trong khi chỉ có thiểu số các quan khách ở Diễn đàn Davos (Diễn đàn Kinh tế thế giới) là cựu sinh viên của những trường này.
Đầu những năm 90, khoảng 1,2 triệu người nhận bằng cử nhân mỗi năm (bây giờ con số này là gần 1,9 triệu). Các chương trình cử nhân xuất sắc trong danh sách của Wai có thể cho ra lò khoảng 40 nghìn sinh viên tốt nghiệp một năm – tương đương 3-4% số bằng cử nhân mỗi năm.
Số sinh viên cao học ở các trường tốp 30 giữ vị trí cấp cao trong xã hội nhiều gấp 10 lần các trường khác.
Wai cho rằng những con số này mang đến một cái nhìn sâu sắc về tầm quan trọng đáng kể của trí thông minh trong nhiều nghề nghiệp.
“Nhiều người không nhận ra rằng SAT có thể được sử dụng như một bài kiểm tra trí thông minh” – ông nói. “Nếu bạn nhìn vào các trường có điểm SAT cao nhất thì thấy sinh viên của họ có xu hướng nằm trong tốp 1% những người có khả năng nhận thức cao nhất”.
Trong một bài viết được công bố hồi tháng 10, Wai đã nghiên cứu chi tiết 500 CEO trong danh sách Fortune 500, và quan sát thấy rằng những CEO tốt nghiệp các trường hàng đầu thường lèo lái doanh nghiệp đạt doanh thu cao hơn. “Bạn có thể lập luận rằng có thể đây là những CEO thông minh hơn – những người đã làm gì đó để tác động đến thu nhập của họ” – Wai nói.
Dữ liệu của ông Wai cũng mang đến một góc nhìn khác. Việc giảng dạy ở các trường hàng đầu có thể không có nhiều tác động, nhưng sinh viên ở đó sẽ có cơ hội tạo những mối quan hệ hữu ích. Những phụ huynh gửi con tới các trường Ivy League mong đợi con mình sẽ là bạn cùng phòng với các Thượng nghị sĩ, các thẩm phán, những doanh nhân giỏi trong tương lai. Và họ kỳ vọng thương hiệu của các trường uy tín sẽ tạo lợi thế cạnh tranh.
Dưới đây là một biểu đồ khác trong nghiên cứu năm 2014 của ông Wai – cho thấy tỷ lệ người có bằng cử nhân, kinh doanh và luật của Harvard: Khoảng 12% thẩm phán liên bang, thượng nghị sĩ và tỷ phú là cựu sinh viên Harvard. Cựu sinh viên Harvard có phải là đại diện cho giới thượng lưu hay không? Một câu hỏi được đặt ra: Bạn có tin rằng 12% những người thông minh nhất và có tiềm năng nhất nước Mỹ từng học Harvard?

|
Tỷ lệ các vị trí cấp cao trong giới thượng lưu Mỹ được nắm giữ bởi những người tốt nghiệp Harvard, trường luật và kinh doanh |
Tất cả 9 vị thẩm phán hiện tại của Tòa án Tối cao đều từng học Harvard hoặc Trường Luật Yale. Liệu điều này có thể được hiểu rằng, về cơ bản thì tất cả những luật sư giỏi nhất của Mỹ đều đã từng học Harvard và Yale?
Có thể như vậy, cũng có thể không.
Bây giờ chúng ta hãy nói về nghiên cứu cho rằng các trường ưu tú gần như chẳng mang lại lợi thế đặc biệt nào cho sinh viên của mình. Có một cảnh báo quan trọng là: Các trường ưu tú dường như mang lại lợi ích cho sinh viên da đen, sinh viên gốc Tây Ban Nha, và những sinh viên có cha mẹ ít học. Các nhà kinh tế cho rằng trường tốt là cầu nối quan trọng để những sinh viên này có thể tiếp cận với giới thượng lưu.
Dale và Krueger chỉ nhìn vào thu nhập, mà không nhìn vào các yếu tố thành tựu khác. Ví dụ như một thẩm phán liên bang thì vô cùng danh giá, nhưng không thực sự kiếm được nhiều tiền so với các công việc trong ngành luật. Tương tự với các công việc trong giới học thuật và dịch vụ dân sự. Sở hữu một tấm bằng danh giá có thể mang lại lợi ích cho những người muốn leo cao trên những nấc thang danh vọng. Vì thế có nhiều lý do để việc vào được trường tốp vẫn là một mục tiêu hợp lý.
Nghiên cứu của Wai đã đưa ra những con số cho một thực tế mà mọi “ông bố, bà mẹ trực thăng” đều biết: giới thượng lưu Mỹ tràn ngập những tấm bằng danh giá. Dữ liệu của ông không thể nói cho chúng ta biết những tấm bằng này có đóng góp vào thành công của họ hay không, nhưng những biểu đồ này đã đưa ra một thông tin quan trọng về sự thống trị của các trường ưu tú ở Mỹ. Có một vấn đề về quan điểm: Những học sinh trung học hứa hẹn nhất ở Mỹ vẫn đổ xô vào một số trường nhất định do mối tương quan giữa thành công tương lai và trường tốp có vẻ như vẫn rất chặt chẽ.
Bài viết của tác giả Jeff Guo – phóng viên chuyên trách mảng kinh tế, chính sách nội địa của tờ Washington Post .
- Nguyễn Thảo(Theo Washington Post)
" alt=""/>Tỷ phú không cần học trường đỉnh, có đúng không?