Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch - ông Ngô Minh Xuân - đã ký duyệt kế hoạch cử hơn 1.000 sinh viên năm cuối chuẩn bị tham gia chống dịch Covid-19 sau chỉ đạo của UBND TP.HCM.Trong đó ngành Y đa khoa cử 818 SV, ngành Cử nhân Điều dưỡng 106 SV, ngành Khúc xạ nhãn khoa 25 SV; ngành Kỹ thuật y học 28 SV, ngành Y tế cộng đồng 18 SV, ngành Cử nhân Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức 16 SV, ngành Cử nhân Điều dưỡng Ngoài bệnh viện 11 SV.
 |
Giảng viên, sinh viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch |
Hiệu trưởng Trường ĐH Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng phân công Phòng công tác sinh viên, Quản lý đào tạo, đoàn trường, hội sinh viên thành lập tổ chức các đội hình sinh viên và thầy thuốc trẻ. Đội hình này có sự tham gia của ít nhất 50 nhân sự.
Đội hình này sẽ tham gia nhập dữ liệu vi tính các thông tin ca bệnh và đối tượng liên quan. Lập cây phả hệ theo dõi sự lan truyền của dịch bệnh. Tham gia các đội giám sát điều tra dịch tễ (F2 trở đi) cùng với nhân sự của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố/huyện, thị xã. Tham gia hoạt động hỗ trợ chuyên môn tại khu cách ly.
Về công việc cụ thể các khoa Y tế cộng cộng, Phòng khám đa khoa thực hiện kết nối các đơn vị chức năng trong hệ thống ngành Y tế thành phố, hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật thông tin cho hoạt động truyền thông phòng chống dịch.
Phòng Hành chính quản trị, hỗ trợ phương án di chuyển, phun thuốc phòng chống dịch, cung cấp khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn, thiết bị đo thân nhiệt.
Phòng công nghệ thông tin chuẩn bị hạ tầng hệ thống mạng phục vụ cho phòng chống dịch.
Trước đó UBND TPHCM yêu cầu Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch theo sự hướng dẫn của Sở Y tế, chủ động xây dựng kế hoạch huy động lực lượng sinh viên năm cuối, đội ngũ y, bác sĩ trẻ của Hội Thầy thuốc trẻ thành phố sẵn sàng tham gia tình nguyện phòng chống dịch bệnh.
Lê Huyền

TP.HCM huy động sinh viên trường y sẵn sàng chống dịch Covid-19
- UBND TP.HCM yêu cầu Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch huy động lực lượng sinh viên năm cuối sẵn sàng tham gia tình nguyện chống dịch Covid-19.
" alt=""/>Hơn 1.000 sinh viên năm cuối ngành Y ở TP.HCM tham gia chống dịch
TS Vũ Quốc Huy, tốt nghiệp Tiến sĩ đại học Oxford năm 2012 và hiện làm việc tại London (Anh). Anh gửi tới Vietnamnet bài viết về việc học của học sinh Anh trong đại dịch Covid-19, qua đó chia sẻ một số trải nghiệm trong giáo dục trẻ em trong những ngày nhà nhà tự cách ly.Dưới đây là bài viết của TS Huy.
 |
Trẻ học piano qua mạng |
Ngày 4/4 là vừa tròn hai tuần nước Anh đóng cửa các trường học do đại dịch Covid-19, cũng là hai tuần các bạn học online với sự giáo dục của nhà trường. Điều ngạc nhiên nhất là nhà trường ở Anh chỉ nhận được thông báo đóng cửa trước vài ngày mà đã chuẩn bị đầy đủ mọi mặt từ ngày học online đầu tiên. Nhờ có sự chu đáo của nhà trường mà các phụ huynh vẫn có thể vừa trông con vừa làm việc từ nhà.
Thứ nhất là mặt sử dụng công nghệ.
Mỗi em học sinh sẽ có một account cho Microsoft Office bao gồm tất cả các ứng dụng văn phòng và hữu ích nhất là phần mềm Teams. Qua ứng dụng Teams, các học sinh nhận bài/nộp bài hàng ngày cũng như giao tiếp với bạn học và thầy cô. Các thầy cô làm các clip hướng dẫn dễ hiểu tới mức em nhỏ 6 tuổi cũng có thể tự vào download tài liệu, làm bài và nộp cho thầy.
Chứng kiến các con đang học tiểu học mà sử dụng ứng dụng giống hệt bố mẹ đang dùng ở công ty, chợt thấy khoảng cách thế hệ thực ra không tồn tại khi nói về công nghệ. Ngoài ra, các em học sinh còn có rất nhiều account đến các trang web, phần mềm học tập khác. Thầy cô đều có account giáo viên để quản lý thêm việc học của các em và biết cụ thể học sinh nào yếu phần nào để hỗ trợ.
 |
Dù phải cách ly ở nhà, trẻ vẫn có thể viết bài cho báo |
Thứ hai là sự chuẩn bị tài liệu và bài học của các trường.
Nước Anh không hề có quy định về sách giáo khoa mà chỉ có hướng dẫn về nội dung cần giảng dạy và các trường tự chuẩn bị tài liệu.
Tuy mỗi trường đều chuẩn bị tài liệu riêng cho học sinh của trường đó, nhưng nội dung đều rất chi tiết tới từng 15’ cho mỗi ngày học.
Hơn nữa, ngay từ khi biết có nguy cơ sẽ phải đóng cửa trường học do đại dịch, các trường đã chuẩn bị sẵn mọi thứ cho 3 ngày học online đầu tiên.
Do vậy, khi Thủ tướng Anh thông báo các trường sẽ đóng cửa vào thứ 4 ngày 18/3, thì thứ 6 các trường đã cho học sinh account và hướng dẫn các em cách học online từ thứ 2 ngày 23/3.
Trong 3 ngày đầu tiên học online với tài liệu đã chuẩn bị từ trước, các thầy cô tiếp tục chuẩn bị tài liệu và nội dung từng ngày tiếp theo cho đến hết tuần sau.
Mỗi ngày học có nội dung khác nhau để các em đủ kiến thức và không bị nhàm chán, nhưng đều có chung một yêu cầu là 60’ thể dục qua mạng. Ngoài giờ thể dục ra các em cứ theo các nội dung từng bài của ngày học và nộp bài từng môn cho thầy cô. Nếu có câu hỏi gì các em chụp ảnh và gửi lên Teams thảo luận cùng bạn bè và thầy cô.
Nhìn các bé cấp tiểu học tự học bài, rồi trao đổi bài học với nhau, khen động viên nhau online mà thấy xúc động. Có một clip thầy giáo bảo đây là kinh nghiệm đầu tiên với tất cả thầy trò chúng ta, nhưng khi tất cả đã qua, những trải nghiệm quý báu này sẽ còn mãi.
Trong một giây không nghĩ đến sự tàn phá của đại dịch, tôi tin rằng những trải nghiệm của trẻ em lớn lên trong giai đoạn này thật đặc biệt, như được ở bên bố mẹ 24h mỗi ngày, được rèn luyện kỹ năng tự học và sử dụng kỹ thuật số.
TS Vũ Quốc Huy từ London

Tranh vẽ cầu vồng của các em bé lan truyền khắp Italia
Người Ý “nổi tiếng với tinh thần lạc quan có sẵn trong DNA” đã làm gì trong thời kỳ đỉnh cao của dịch bệnh?
" alt=""/>Trải nghiệm học ở nhà của trẻ em nước Anh khi bị cách ly