- Giải nhất Tiếng hát truyền hình TP.HCM năm 2000 chia sẻ mình hầu như không có một người bạn nào trong nghề vì là người cực đoan trong âm nhạc.
- Giải nhất Tiếng hát truyền hình TP.HCM năm 2000 chia sẻ mình hầu như không có một người bạn nào trong nghề vì là người cực đoan trong âm nhạc.
Đây là số tiền bạn đọc ủng hộ cho con sau 3 ngày đầu tiên Báo VietNamNet đăng tải bài viết kêu gọi. Chúng tôi đã liên hệ để trao trước số tiền nhằm giúp gia đình đăng ký mổ kịp thời cho con.
Trước đó, ngày 16/6, VietNamNet đăng tải bài viết “Bé gái 5 tháng tuổi nặng 4kg cần 55 triệu đồng mổ tim gấp”, nhằm kêu gọi bạn đọc chia sẻ, giúp đỡ cho bé Kim Hiền.
Đứa trẻ không may bị mắc bệnh tim bẩm sinh. Đến nay, con đã 5 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 4kg. Căn bệnh khiến con thường xuyên khó ngủ, hễ cứ nằm xuống là khò khè, khó thở. Tiếng khóc oe oe của đứa con gái nhỏ hòa vào cái nắng rát nóng bỏng của Tây Ninh càng khiến cho lòng người mẹ như bị ai thiêu đốt.
Thế nhưng lương công nhân của chồng chị Nguyên mỗi tháng chắt bóp lắm cũng chỉ đủ tiền nhà trọ, sinh hoạt phí. Hai vợ chồng chẳng có tài sản gì để cầm cố, biết lấy đâu ra 55 triệu đồng để mổ tim cho con.
Ở địa phương, mọi người kêu gọi nhau gom góp giúp gia đình Kim Hiền có tiền đóng viện phí cho con, tuy nhiên, số tiền 20 triệu đồng vẫn chưa đủ.
Sau khi bài viết kêu gọi được đăng tải trên VietNamNet, có nhiều tấm lòng đã gửi tới giúp đỡ con. Đáng quý, một mạnh thường quân giấu tên đã gửi tặng trọn vẹn 35 triệu đồng. Cùng với đó, nhiều bạn đọc gửi lời động viên, chúc em bé Kim Hiền chóng khỏe mạnh, bình an và vui vẻ.
Thông qua Báo VietNamNet, chị Nguyễn Kim Nguyên xin gửi lời cảm ơn tới các nhà hảo tâm đã giúp để gia đình có đủ chi phí mổ tim cho con. “Tôi không được học hành nhiều nên chẳng biết nói gì hoa mỹ ngoài lòng biết ơn chân thành tới Báo VietNamNet và bạn đọc Báo”.
Khánh Hòa
Bé Kim Hiền nhỏ thó như đứa trẻ sơ sinh, trọ trẹ mếu khóc khi thấy người lạ. Con không may mắc phải bệnh tim bẩm sinh, đang cần kinh phí mổ gấp. Tuy nhiên, cha mẹ nghèo khó mới gom được 20 triệu đồng.
" alt=""/>Trao hơn 92 triệu đồng cho bé Kim Hiền 5 tháng tuổi mổ timToán là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp. Thí sinh làm bài theo hình thức trắc nghiệm. Đây cũng là môn học được nhiều trường ĐH lựa chọn để xét tuyển đại học.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kỳ thi tốt nghiệp năm nay được chia làm 2 đợt. Trong đó thí sinh thuộc diện F1, F2 và thí sinh ở những địa phương giãn cách xã hội sẽ thi đợt sau.
Năm 2019, môn Toán có điểm trung bình là 5,64; Có 33,75% bài thi môn Toán có điểm dưới 5; Có 455 bài thi bị điểm liệt. Môn Toán có 12 bài thi đạt điểm 10.
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19
Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.
" alt=""/>Đáp án môn Toán thi tốt nghiệp THPT 2020, mã đề 118![]() |
Vốn đã ít nói, từ khi mắc bệnh, Sóc Kha càng trở nên trầm mặc, không trò chuyện với ai ngoài mẹ. |
Trước khi bị bệnh, bé Sóc Kha là học sinh lớp 3 trường Tiểu học A An Cư (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Khi vừa hết học kỳ 1, Sóc Kha bắt đầu bị sốt liên tục, đại tiện ra máu. Đưa con đi khám ở địa phương, con được truyền máu nhưng mãi không khỏi. Gia đình đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 1, làm xét nghiệm và nằm theo dõi khoảng 20 ngày mới phát hiện bệnh, con bị ung thư máu, rồi chuyển qua Bệnh viện Ung bướu điều trị.
Bệnh của con sẽ tiến triển theo chiều hướng tốt, nếu cơ thể đáp ứng thuốc. Tuy nhiên, để con có cơ hội chuyển sang diện duy trì, gia đình phải chuẩn bị chi phí để truyền thêm thuốc hóa trị ngoài danh mục bảo hiểm cho con. Số tiền cho mỗi đợt hóa trị khoảng 8 triệu đồng.
Thế nhưng gia đình chị Quốc vốn đã khó khăn, căn nhà tôn gia đình chị đang ở cũng là do địa phương hỗ trợ xây dựng, không có đất đai, vườn tược. Trước đây, con gái chưa bị bệnh, vợ chồng chị đều đi làm mướn, anh Chau Che theo người ta đi phụ hồ, còn chị Quốc đi trồng đậu phộng, vác nông sản cho các gia đình có nhiều đất đai. Mỗi tháng cả hai vợ chồng thu nhập khoảng 6 triệu đồng. Chi tiêu sinh hoạt và tiền học cho con, may ra dư dả được vài trăm nghìn thì bù vào tiền đám đình, hiếu hỉ rồi cũng hết.
![]() |
Hành động thường xuyên nhất của con là ngồi vân vê những ngón tay. Dường như thế giới của con đang bị thu hẹp lại trong sự tưởng tượng của riêng mình. |
Đến lúc không may con gái mắc phải căn bệnh “nhà giàu”, cần chữa trị lâu dài, tốn kém, gia đình chị không biết xoay sở ra sao. Gia đình hai bên đông anh chị em, nhưng đều nghèo ở tận Campuchia, nơi vợ chồng chị chưa đến bao giờ nên không biết làm cách nào để nhờ vả. Chỉ còn cách vay mượn từ những người hàng xóm chẳng mấy khá giả.
Người cha nghèo thương vợ con phải sống ở môi trường xa lạ, nhiều lần muốn lên viện cùng vợ chăm sóc con gái, nhưng bản thân anh cũng chẳng rành tiếng Việt, có lên cũng chẳng giúp đỡ được gì nhiều, vì vậy, anh đành ở nhà, gắng đi làm để kiếm tiền. Tại Bệnh viện Ung bướu, Phòng công tác xã hội cũng hỗ trợ nhưng vẫn không đủ được tiền thuốc mỗi đợt khoảng 8 triệu đồng cho con.
Chị Quốc tâm sự, những lúc bơm tủy, con không đi lại được, ngồi cũng khó chịu, nóng sốt liên tục khiến con khóc dấm sứt. Vậy nhưng chị chẳng thể thay con đón nhận những nỗi đau ấy. Thậm chí, có rất nhiều việc, chị Quốc phải nhờ các cha mẹ khác hỗ trợ vì không hiểu hết tiếng Việt.
Đôi mắt đỏ hoe, chị Quốc chia sẻ: “Nhìn người ta đưa con đi khám bệnh, chăm con, họ có thể hiểu hết mọi thứ. Chỗ nào cần đi, bác sĩ dặn gì, họ đều hiểu. Còn tôi gặp khó khăn rất nhiều, ngay cả việc bác giải thích về bệnh của con, tôi cũng chẳng thể nghe hết. Thực sự mọi thứ vô cùng khó khăn với chúng tôi”.
![]() |
Người mẹ người Khmer vô cùng lo lắng cho bệnh tình của con gái, nhưng lại cảm thấy bản thân trở nên vô dụng vì không thể hiểu được những lời khuyên của bác sĩ. |
Bé Sóc Kha vốn đã ít nói, nhưng từ ngày bị bệnh, phải đi khắp các bệnh viện, rồi đến lúc nhập viện Ung bướu, phải truyền nhiều loại thuốc khiến con càng thêm sợ hãi. Hơn 2 tháng nằm cùng phòng bệnh tại Bệnh viện Ung bướu, con chưa từng trò chuyện hay trả lời một ai khi được hỏi thăm. Các cha mẹ của bệnh nhi khác lo ngại con sẽ bị trầm cảm nếu cứ diễn tiến như vậy. Nhưng chẳng biết làm sao để giúp con. Hễ có người hỏi thăm, con lại cúi đầu, trầm mặc, hai ngón tay vân vê vào nhau. Giây phút ấy khiến trái tim của những người cha mẹ như bị bóp nghẹn, xót xa thay cho con.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: