Đoàn gần 1.800 du khách có thời gian khoảng 10 tiếng để đi tham quan, mua sắm tại thành phố và các địa phương lân cận. Tại Đà Nẵng khách sẽ đi tham quan các khu điểm du lịch như Sun World Bà Nà Hills, chùa Linh Ứng (Bán đảo Sơn Trà), Bảo tàng Điêu khắc Chăm; Tại Quảng Nam du khách tham quan phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn...
Theo báo cáo của Sở Du lịch, chỉ tính trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 1 đến 4/9) tổng lượng khách đến Đà Nẵng đạt khoảng 254.000 lượt, tăng 6,3% so với năm 2022; trong đó khách quốc tế đạt gần 78.900 lượt và khách nội địa đạt hơn 175.100 lượt. Với lượng khách tăng đã đưa tổng thu du lịch ước đạt gần 915 tỷ đồng; khách du lịch chủ yếu đi lẻ, chiếm khoảng 85%; lượng khách lưu trú đạt khoảng 75.500 lượt, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Quảng Nam: Du lịch đóng góp tích cực vào tăng trưởng
Theo đánh giá của UBND tỉnh Quảng Nam, 9 tháng đầu năm, hoạt động thương mại, vận tải, du lịch đóng góp tích cực vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc; các ngành, địa phương, doanh nghiệp đã tích cực, chủ động tổ chức và liên kết nhiều sự kiện, chương trình để đẩy mạnh quảng bá xúc tiến du lịch, lượng khách tham quan và lưu trú trong 9 tháng tăng cao so với cùng kỳ, đặc biệt là thị trường khách quốc tế tăng mạnh và dần phục hồi.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ (VA) 9 tháng tăng 3,3% so với cùng kỳ, đóng góp 1,03 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung toàn nền kinh tế (quý 3 tăng 3,9%; đóng góp 1,22 điểm phần trăm); thấp hơn mức tăng 7,8% của 9 tháng năm 2022, cao hơn mức tăng 1,7% và mức giảm 0,05% của cùng kỳ năm 2021, 2020. Cụ thể tăng ở một số ngành dịch vụ: dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 2,9%...
Tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch trong tháng 9 đạt hơn 0,53 triệu lượt khách (khách quốc tế ước đạt hơn 0,3 triệu lượt khách, khách nội địa ước đạt 0,23 triệu lượt khách). Doanh thu từ tham quan, lưu trú du lịch ước đạt 650 tỷ đồng và thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 1.457 tỷ đồng. So với cùng thời điểm năm 2022, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch 9 tháng đạt hơn 6,4 triệu lượt khách, tăng 1,56 lần (khách quốc tế ước đạt hơn 3 triệu lượt khách, tăng 8 lần; khách nội địa ước đạt gần 3,4 triệu lượt khách, giảm 1,1 lần). Doanh thu du lịch đạt 6.590 tỷ đồng và thu nhập xã hội từ du lịch đạt 15.487 tỷ đồng…
Quảng Ngãi: Khách du lịch tăng 66%
Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trong 9 tháng năm 2023, khách du lịch đến Quảng Ngãi đạt 919 nghìn lượt, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước, đạt 128% so với kế hoạch năm 2023. Doanh thu lĩnh vực du lịch đạt 818 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước, đạt 91% so với kế hoạch năm 2023.
Trong 3 tháng cuối năm 2023, ngành VH-TT&DL tập trung thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm được giao. Tăng cường triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực VH-TT&DL…Đối với lĩnh vực du lịch, ngành tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả nghị quyết, đề án, kế hoạch của tỉnh về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; triển khai xây dựng các sản phẩm du lịch mới, chuyển giao mô hình quảng bá du lịch cộng đồng…tại các địa phương.
Bình Định đón trên 4,3 triệu lượt khách, tăng 21,2%
UBND tỉnh Bình Định cho biết, với việc tổ chức nhiều chương trình, lễ hội quảng bá hình ảnh du lịch, đất nước con người Bình Định đến với các du khách, người dân trong và ngoài tỉnh trong thời gian qua đã thu hút đông đảo du khách đến với Bình Định.
Các khu, điểm du lịch đã chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ, tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động đặc sắc để mang lại các trải nghiệm hấp dẫn, mới mẻ cho du khách, góp phần nâng cao hiệu quả thu hút du khách.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, ngành du lịch Bình Định ước đón được trên 4,3 triệu lượt khách, tăng 21,2% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch ước đạt 14.528 tỷ đồng, tăng 25,5% so với cùng kỳ.
Theo UBND tỉnh, bên cạnh thu hút du khách đến với tỉnh, ngành du lịch đã tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh du lịch tại các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú; kiểm tra hoạt động vận tải khách du lịch và hoạt động của hướng dẫn viên du lịch; tạo hình ảnh về một không gian đẹp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút du khách trong và ngoài nước...
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 2161/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, một trong những mục tiêu tổng quát của Chiến lược là phát triển nhà ở có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp và của các đối tượng thụ hưởng chính sách.
![]() |
Phát triển nhà ở có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp là một trong những mục tiêu tổng quát trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 |
Bên cạnh đó, phát triển thị trường BĐS nhà ở bền vững, minh bạch dưới sự điều tiết, giám sát của Nhà nước, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất…; hạn chế tình trạng đầu cơ, lãng phí tài nguyên đất trong phát triển nhà ở.
Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt 28m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 26m2 sàn/người.
Đến năm 2030, phấn đấu tăng mức nhà ở kiên cố trên toàn quốc đạt 85 - 90%, trong đó tại khu vực đô thị đạt 100%, khu vực nông thôn đạt 75 - 80%, không để phát sinh nhà ở đơn sơ trên toàn quốc đặc biệt là khu vực đô thị; 90% nhà ở trên toàn quốc có hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước thải đồng bộ và được đấu nối vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực.
Đối với việc phát triển nhà ở thương mại khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở chung cư cao tầng hiện đại, thân thiện môi trường, đảm bảo kết nối và đồng bộ hệ thống hạ tầng. Phát triển đa dạng loại hình sản phẩm nhà ở cho thuê, cho thuê mua để bán. Tăng tỷ trọng nhà ở thương mại có diện tích trung bình và giá cả hợp lý.
Đối với việc phát triển nhà ở xã hội sẽ đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu của các đối tượng chính sách có khó khăn về nhà ở như người thu nhập thấp đô thị, công nhân khu công nghiệp, cán bộ công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân thông qua điều chỉnh, bổ sung chính sách nhằm tăng nguồn cung kết hợp hỗ trợ khả năng thanh toán.
Bổ sung các loại thuế nhà ở
Để thực hiện Chiến lược trên, Chính phủ nêu lên một loạt giải pháp từ hoàn thiện thể chế, chính sách về nhà ở, quy hoạch, phát triển quỹ đất đến giải pháp về thuế, cải cách thủ tục hành chính, đầu tư…
Nêu giải pháp về thuế, sẽ tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về thuế liên quan đến phát triển nhà ở xã hội như miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các ưu đãi khác theo pháp luật về thuế và pháp luật về nhà ở.
![]() |
Nghiên cứu đề xuất bổ sung một số loại thuế liên quan đến thị trường bất động sản như thuế tài sản nhà ở nhằm ổn định thị trường, hạn chế đầu cơ |
Cùng với đó, điều chỉnh, bổ sung các loại thuế liên quan đến nhà ở để điều tiết thị trường BĐS nhà ở cho phù hợp với tình hình thực tế, tránh thất thoát ngân sách nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ giao 5 Bộ và nhiều tổ chức, các ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố tham gia thực hiện Chiến lược trong đó giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược.
Bộ Tài chính được giao chủ trì nghiên cứu chính sách khuyến khích phát triển đa dạng nguồn vốn dài hạn dành cho phát triển nhà ở như quỹ đầu tư bất động sản, quỹ đầu tư tín thác bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản và các công cụ tài chính dài hạn khác.
Đáng chú ý, Bộ này cũng được yêu cầu nghiên cứu đề xuất bổ sung một số loại thuế liên quan đến thị trường bất động sản như thuế tài sản nhà ở nhằm ổn định thị trường, hạn chế đầu cơ, khai thác có hiệu quả bất động sản nhà ở và đảm bảo quyền lợi của Nhà nước.
Đồng thời hướng dẫn thực hiện các ưu đãi liên quan đến chính sách tài chính, thuế, tín dụng, chế độ miễn tiền sử dụng đất, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định chế độ miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các thuế khác liên quan đến hoạt động phát triển nhà ở xã hội.
Liên quan đến vấn đề về thuế BĐS, trước đó, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã gửi công văn tới Thủ tướng Chính phủ đề xuất đánh thuế rất cao đối với hành vi bán, chuyển nhượng lại nhà, đất ngay sau khi tạo lập để triệt tiêu ý chí “đầu cơ” của nhà đầu tư “lướt sóng”, trong trường hợp thị trường bất động sản có dấu hiệu bị đầu cơ, sốt nóng “bong bóng”.
Theo HoREA, kể từ năm 2017 thị trường bất động sản lặp đi lặp lại nhiều đợt sốt đất, nhất là cơn sốt đất xảy ra liên tiếp trên diện rộng hiện nay, gây ra nhiều hệ quả tiêu cực, làm mất cơ hội tạo lập nhà ở của đông đảo người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp ở đô thị...
Khi cơn sốt đất xẹp xuống, nhiều nhà đầu tư cá nhân sập bẫy, bị thua lỗ nặng nề, thậm chí lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, trắng tay. Nhiều khu đất trở thành hoang hóa.
Để giải quyết tình trạng này, HoREA đề xuất với người sở hữu nhiều nhà đất mà không dùng để ở hoặc không sử dụng để sản xuất, kinh doanh thì chịu mức thuế suất lũy tiến tùy theo số lượng nhà đất sở hữu. Với người chậm đưa đất vào sử dụng cũng bị đánh thuế cao nhằm triệt tiêu ý chí "găm giữ" đất, chống đầu cơ đất đai.
Ngoài ra, HoREA cũng nhất trí với đề xuất của Bộ Tài chính về việc cần thiết xem xét ban hành "thuế bất động sản" đánh trên giá trị nhà và đất. Hiện nay, người sở hữu nhà chưa phải nộp thuế tài sản nhà ở mà mới chỉ phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, trong đó có "đất ở", với thuế suất đối với "đất ở" trong hạn mức là 0,03% bảng giá đất, nên mức nộp thuế gần như không đáng kể.
Trả lời vấn đề này, Bộ Tài chính khẳng định để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BĐS thì việc nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế liên quan là cần thiết.
Bộ này cũng cho biết Bộ đang tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các luật thuế liên quan đến BĐS để báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp gắn với việc xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030.
Nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc Chính phủ và các địa phương cần áp dụng những công cụ mạnh để triệt tiêu động lực của giới đầu cơ đang làm thị trường BĐS méo mó và sốt ảo.
Thuận Phong
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc xây dựng, thực hiện Chiến lược nhà ở quốc gia phải gắn với phát triển nhà ở xã hội hợp lý, phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế thuế đối với việc đầu cơ bất động sản (BĐS).
" alt=""/>Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu đề xuất bổ sung thuế nhà đất chặn đầu cơChỉ trong vòng vài năm, gia đình anh Chứ phải chứng kiến quá nhiều nỗi đau. Vợ chồng anh vốn là người dân tộc H’mong, thuộc một trong số những hộ nghèo nhất ở địa phương. Quanh năm anh chị chỉ mưu sinh bằng nghề làm nương, số tiền kiếm được cũng chẳng đủ để nuôi các con.
Cái nghèo cứ thế đeo bám khiến các con anh phải bỏ học từ sớm. Không những vậy, khi sinh con út là cháu Trán Thín Sáu vào năm 2016, vợ anh Chứ bị băng huyết rồi qua đời, chỉ kịp nhìn thấy con trong chốc lát.
Nỗi đau mất vợ chưa kịp nguôi ngoai, anh lại rơi vào cảnh “lá xanh rụng trước lá vàng”. Chiều tối ngày 25/2/2022, trong lúc anh đi làm nương, căn nhà nhỏ của mấy cha con xảy ra sự cố chập điện dẫn đến cháy lớn. Phát hiện sự việc, hàng xóm liền tới cứu 3 con của anh Chứ đang mắc kẹt trong nhà.
Dù đã rất cố gắng, thế nhưng vụ hoả hoạn đã cướp đi mạng sống của người con út là cháu Tráng Thín Sáu (6 tuổi). Trong khi đó, con trai thứ tư có tên Tráng Thín Tính (10 tuổi) bị bỏng nghiêm trọng ở đầu, mặt và tứ chi.
![]() |
Bị bỏng nặng, người con trai út của Chứ đã qua đời |
“Trở về nhà, tôi vô cùng bàng hoàng khi nhìn mọi thứ bị thiêu rụi, con út qua đời trong đau đớn. Kể cũng tội cho cháu quá! Vừa sinh ra được vài tiếng thì mất mẹ, giờ không may bị chết cháy. Tôi chỉ kịp ôm con gào khóc”, anh Chứ nhớ lại khoảnh khắc kinh hoàng xảy đến với gia đình.
Chỉ kịp gửi gắm lại những người dân cùng thôn, anh theo xe cấp cứu đưa cháu Tính đến Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Khương, Bệnh viện tỉnh Lào Cai. Các bác sĩ nhanh chóng tiến hành sơ cứu cho cháu rồi chuyển tuyến đến Bệnh viện Bỏng Quốc gia.
Thời điểm đó, trong người anh Chứ chỉ có chút tiền lẻ. Một số người bà con họ hàng phải cùng nhau gom góp, hỗ trợ anh 10 triệu đồng.
Nỗ lực cứu con trong tuyệt vọng
Số tiền 10 triệu đồng ít ỏi vay mượn được cũng chẳng thấm tháp là bao so với chi phí điều trị dành cho cháu Tính. Còn lại số tiền lẻ mang theo, anh Chứ chỉ dám ăn tiêu hết sức dè sẻn trong những ngày đồng hành với con trên giường bệnh.
Nhìn cảnh con vật lộn với từng cơn sinh tử, anh Chứ không kìm được những giọt nước mắt. Hơn nữa, giờ đây, số tiền đóng viện phí đã hoàn toàn cạn kiệt. Người cha bất hạnh không biết xoay sở ở đâu để cứu con thoát khỏi tình cảnh bĩ cực hiện tại.
Chuyện lo hậu sự cho cháu Sáu, anh đã phải gửi gắm cho bà con họ hàng, làng xóm lo liệu thay. Giờ đây, người cha ấy không nỡ nhìn cái chết đến với một đứa con nữa của mình.
![]() |
Hoàn cảnh của gia đình anh Tráng Sủ Chứ lúc này đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Những ngày này, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố Hà Nội khiến anh Chứ đi lại khó khăn hơn gấp bội. Hơn nữa, những chỗ có thể vay mượn anh cũng đã tìm đến cả, song mọi người chỉ giúp được phần nào.
“Lắm lúc nghĩ cũng buồn cho số phận con tôi quá. Muốn cứu cháu nhưng nhà lại hết tiền chẳng biết làm thế nào cả. Mẹ và em cháu thì cũng đã mất rồi, giờ tôi không muốn mất đi thêm người thân nữa. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm”, anh Chứ tâm sự.
Tính mạng con trai anh Chứ giờ đây rất cần đến sự giúp đỡ của cộng đồng mới mong thoát khỏi tình thế hiểm nghèo.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: