Đại dịch Covid-19 đang lan rộng nhanh chóng không chỉ ở châu Á, mà cả châu Âu, Trung Đông và Hoa Kỳ. Nhiều quốc gia đã có những hành động nhanh chóng và quyết đoán để giảm thiểu sự phát triển của đại dịch.
Tính đến ngày 13/3, OECD ước tính rằng hơn 421 triệu trẻ em bị ảnh hưởng bởi các lệnh đóng cửa trường học được công bố tại 39 quốc gia. Hàng triệu học sinh đã phải chuyển sang 'học tại nhà' tạm thời, đặc biệt là ở một số quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý và Iran.
Những thay đổi này đã gây ra sự bất tiện, nhưng chúng cũng gợi ra những phương thức đổi mới giáo dục. Học sinh ở Hong Kong bắt đầu học tại nhà vào tháng 2 qua các ứng dụng tương tác. Tại Trung Quốc, 120 triệu người Trung Quốc đã tiếp cận với tài liệu học tập thông qua các chương trình phát sóng truyền hình trực tiếp. Để giúp kiểm soát sự lây lan của virus, học sinh ở Việt Nam đã tạm dừng việc học tại trường từ Tết Nguyên đán đến nay. Hiện tại việc học của học sinh, sinh viên đều thông qua nền tảng trực tuyến.
Theo Ken Research, thị trường giáo dục trực tuyến tại Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ CAGR hai chữ số từ năm 2013 đến 2018. Và dự báo trong tương lai, với sự gia tăng số lượng người dùng Internet trong những năm qua, tỷ lệ thâm nhập Internet tăng 8,0% từ năm 2017 đến năm 2019, tăng trưởng dịch vụ giáo dục trực tuyến sẽ đạt 23,4% trong giai đoạn 2019-2023.
Chính phủ Việt Nam cũng đã có những sáng kiến để quảng bá Internet of Things (IoT), dữ liệu lớn, 4G LTE, 5G và trí tuệ nhân tạo. Cùng với sự tăng trưởng phi mã của 4G và sắp tới có thể là 5G, tổng số người dùng smartphone cũng tăng vọt. Điều này cũng là một cú huých về hạ tầng cho giáo dục trực tuyến tại Việt Nam.
Với các nhà cung cấp nội dung giáo dục trực tuyến, các nền tảng như ViettelStudy, Topica, Hocmai, Academy, Pro Seeds… cũng phát triển khá mạnh, với nội dung phong phú và hữu ích, đi kèm với sự hỗ trợ của các nền tảng video conference 4.0 như Zoom, Google Hangouts…
![]() |
Với việc cung cấp một hạ tầng học trực tuyến hiện đại, cùng việc miễn phí 3G-4G cho giáo viên, học sinh, Viettel Study có sự phát triển đột biến trong dịch Covid-19 |
ViettelStudy mang lớp học về nhà
Trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, khi tất cả các học sinh, sinh viên, Việt Nam phải nghỉ ở nhà, việc học trực tuyến gần như là phương thức duy nhất giúp duy trì việc học tập. Để tạo thuận lợi cho việc học tập trực tuyến của học sinh, sinh viên, Tập đoàn Viettel công bố việc miễn phí cước data 3G-4G cho giáo viên, các học sinh dạy và học trực tuyến với mạng xã hội học tập Viettel Study, đồng thời mở miễn phí nhiều nội dung học tập khác trên nền tảng này.
Cộng với nhiều đặc điểm hữu ích khác, hàng chục nghìn trường học và hàng triệu học sinh đã đăng ký dạy và học trực tuyến cùng Viettel Study. Thực tế, so với các ứng dụng học trực tuyến khác, Viettel Study là mạng xã hội học tập định danh duy nhất ở Việt Nam. Đi kèm với đó, các kết quả học tập, ôn luyện kiểm tra của học sinh với thầy cô giáo đều được cơ quan quản lý giáo dục theo dõi giám sát và trở thành một ứng dụng học trực tuyến chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và truyền thông giới thiệu trong lễ ký cam kết đồng hành của ngành Thông tin và truyền thông với ngành giáo dục về chuyển đổi số trong giáo dục.
Trên nền tảng Viettel Study, các giáo viên và học sinh có thể tương tác với nhau theo lựa chọn, được chia sẻ tài nguyên không giới hạn và giáo viên có thể tạo những bài giảng miễn phí trên hệ thống để truyền đạt kiến thức cho các em học sinh… Đây là những ưu điểm bổ sung khiến ứng dụng học trực tuyến này tăng trưởng đột biến trong mùa Covid-19.
Kể từ 5/2 đến 24/03, Viettel Study đã có thêm hơn 2,57 triệu tài khoản được tạo mới trong đó có gần 323,5 nghìn tài khoản do người dùng tự truy cập hệ thống và đăng ký tài khoản; lượng truy cập sử dụng hệ thống đạt 3,4 triệu, pageview 64,6 triệu. Các thầy cô đã tạo mới hơn 40.410 khóa học đã được tạo mới trên hệ thống và 25769 trường đã mở triển khai và phối hợp tạo/cấp tài khoản cho học sinh.
Ông Lê Đăng Dũng - Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết: “Chúng tôi đang và thậm chí khi dịch kết thúc vẫn miễn phí quyền sử dụng ViettelStudy và miễn phí cước data 3G, 4G cho học sinh, giáo viên. ViettelStudy cũng đang phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để hỗ trợ hệ thống học trực tuyến cho các trường đại học”.
Nguyễn Hiền
" alt=""/>Dạy học trực tuyến thời CovidNguyễn Thị Thạnh sinh năm 1991, đang trú tại phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Tháng 9/2012, cô được chẩn đoán mắc ung thư vòm họng, giai đoạn 2 với tiên lượng 5 năm tùy vào cơ địa. Lúc đó, Thạnh vừa tốt nghiệp trường Cao Đẳng Nghề Đà Nẵng. Đi làm được 9 ngày thì bị ngất xỉu phải vào viện cấp cứu.
![]() |
Thạnh buồn bã kể lại quãng thời gian đầu mới phát hiện ra bệnh |
Thạnh kể, gia đình không quá khó khăn vào thời điểm đó: “Mẹ bán rau ở chợ, ba đi phụ hồ thuê cho người ta nên vẫn có chút tiền để cả nhà đủ ăn, đủ sống”.
Sau 7 năm điều trị, Thạnh nhẩm đếm đã trải qua 18 đợt hóa chất, 43 lần tia xạ, sức khỏe cứ thế suy kiệt dần. Quai hàm cứng lại theo thời gian, đến mức cô không thể há miệng để nói chuyện hay ăn uống. Thức ăn muốn đưa vào cơ thể phải được xay nhuyễn ra. Thạnh bảo: “Em đã từng hôn mê 15 ngày, từng nằm liệt giường nửa năm. Em đã cố gắng, thật sự cố gắng”.
Gương mặt bị phù, nói không rõ, điếc một bên tai, mắt cũng mờ một bên vì con ngươi bị lệch do di căn não xâm lấn. Hạch cổ, hạch nách, vùng não xạ bị viêm nhiễm nhiều... Thạnh cứ thế kiên trì chống chọi.
![]() |
Bệnh tật khiến cô gái trẻ phải nằm viện thường xuyên |
Tháng 6/2018, Thạnh bắt đầu công việc cộng tác viên bán quần áo và mỹ phẩm online qua facebook kiếm thêm thu nhập phụ ba má, lúc này đã già yếu hơn trước nhiều. Nhưng bởi sức khỏe không mấy ổn định nên cô không thể trực tiếp đi giao hàng cho khách được, thu nhập giảm đi đáng kể, còn lại chẳng đáng là bao.
Tháng 10/2018, mẹ của Thạnh, cô Nguyễn Thị Đào (sinh năm 1956) được chẩn đoán bị u hạ vị xâm lấn hết tiểu khung, tắc ruột, phải tiến hành thủ thuật làm hậu môn nhân tạo hồi tràng. Đó là cú sốc tâm lý vô cùng lớn dành cho Thạnh. Với cô, “Em bệnh là quá đủ bi đát rồi, bây giờ má em cũng bệnh nữa thì gia đình em khổ quá”.
Trước kia, cô Đào có kế sinh nhai là hàng ngày gánh rau ra chợ bán. Nay sức khỏe yếu, hơn nữa phải mang túi phân nhân tạo bên mình, đi lại khó khăn nên công việc duy nhất đó cô cũng buộc lòng phải gác lại.
![]() |
Sức khỏe của ba má Thạnh ngày càng yếu khi mắc phải bệnh hiểm |
Hoàn cảnh túng quẫn quá, Thạnh quyết định vay mượn bạn bè mua chiếc xe máy cũ rẻ tiền để đi giao hàng trực tiếp cho khách, mong có thu nhập tốt hơn trả viện phí cho cả mẹ và chính mình. Trớ trêu thay, trong một chuyến giao hàng cuối năm 2018, Thạnh gặp tai nạn giao thông khá nghiêm trọng: Cô bị mẻ xương đùi, phải khâu 4 mũi, không thể đi lại được. Bệnh ung thư của Thạnh đã di căn xương nên đau đớn vô cùng.
Gánh nặng mưu sinh lúc này đè nặng lên đôi vai già yếu của ba Thạnh – chú Nguyễn Đổ (sinh năm 1955), vốn là thợ phụ hồ thuê cho người ta. Khó khăn cứ lạnh lùng chồng chất lên gia đình khốn khổ.
Tháng 1/2019, chú Đổ được chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ, sỏi thận kèm theo chứng trĩ nội. Những chứng bệnh này khiến cho sức khỏe của chú giảm sút nhanh chóng, khó có thể tiếp tục công việc phụ hồ nặng nhọc.
![]() |
Sau tai nạn, Thạnh chỉ có thể ngồi một chỗ |
Thạnh tâm sự trong nước mắt: “Thời sinh viên em được vay ưu đãi, định ra trường đi làm để trả nợ và báo hiếu cho ba má mà ai ngờ mắc bệnh ung thư. Nợ không những không trả được mà còn chồng thêm nợ hơn 30 triệu đồng. Em không báo hiếu được ba má mà còn làm ba mẹ nhọc nhằn thêm. Giờ ba má ốm bệnh thế này, em đau lòng nhiều lắm. Các chị gái của em thì đã lấy chồng ở xa, hoàn cảnh cũng kho khăn nên chỉ giúp được phần nào đó”.
Cô nói tiếp: “Năm nay nhà em không có Tết. Vừa rồi đáng lẽ phải nhập viện, nhưng em xin về.”
Gia cảnh của Nguyễn Thị Thạnh quá đỗi éo le khi những căn bệnh quái ác cứ đổ lên từng người trong gia đình. Mong sao các nhà hảo tâm có thể giang tay giúp đỡ, giúp Thạnh vượt qua được những khó khăn này.
Diệu Thuần
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Em Nguyễn Thị Thạnh, số K952/12 đường Trường Chinh, phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. SĐT 0702768210 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.023 (gia đình em Thạnh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Cô bé nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, đầu biến dạng quấn băng trắng. Ngồi bên cạnh, người mẹ ủ rũ, thất thần, tựa như không còn sức sống.
" alt=""/>Gia cảnh éo le của cô gái mắc bệnh ung thư vòm họng![]() |
Hình ảnh người dân cách ly gọi, cán bộ công an trả lời tại điểm cách ly ở Đà Nẵng được Ngọc Anh khắc họa |
Châu Thị Ngọc Anh (sinh viên năm thứ 3 ngành Kế toán, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng) là tác giả của bộ tranh. Cô chia sẻ đã vẽ bộ ảnh này trong thời gian trường cho nghỉ tránh dịch.
![]() |
![]() |
| ||
Hình ảnh các y bác sĩ, bộ đội tranh thủ ngả lưng sau thời gian dài làm việc |
Dựa vào những hình ảnh xúc động về những người đang ở tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19, Ngọc Anh sử dụng điện thoại di động để khắc họa lại. Mỗi bức tranh, nữ sinh viên này mất 2-3h để hoàn thành.
![]() |
Bữa ăn vội của người ở tuyến đầu |
Đó là hình ảnh đội ngũ y bác sĩ bất chấp hiểm nguy, luôn hết lòng vì bệnh nhân, là chiến sĩ quân đội, công an ngày đêm bám trụ tại khu cách ly, bảo bệ an toàn tuyệt đối cho người dân.
![]() |
Một cán bộ khử trùng tranh thủ ngồi nghỉ |
“Thấy hình ảnh những người bác sĩ, y tá, những anh dân quân tranh thủ chợp mắt trên bậc thềm, hoặc những chú bộ đội nằm lán ở rừng để nhường chỗ ở cho dân, mình rất xót lòng. Mình suy nghĩ ra ý tưởng vẽ các bức tranh này như một sự động viên, cổ vũ mọi người.
![]() |
Bức ảnh nữ sinh viên nhắn nhủ mọi người hãy hạn chế gửi đồ cho người đi cách ly |
Từ những bức tranh này, mình muốn cho các cô chú, anh chị đang làm việc ngày đêm để đẩy lùi dịch bệnh biết mọi người luôn dõi theo và đồng hành cùng họ. Mình tin tất cả cùng chung tay thì Việt Nam sẽ chiến thắng dịch bệnh nhanh thôi", Ngọc Anh chia sẻ.
Hồ Giáp
“Lần quay trở về này đặc biệt hơn khi con được Nhà nước đón chờ và chăm sóc. Con về sẽ cảm nhận được tình người trong lúc hoạn nạn, khó khăn. Con về sẽ thấy người Việt tuy nhỏ bé nhưng trái tim rộng lớn đến vô cùng”.
" alt=""/>‘Những anh hùng thầm lặng’ trong dịch Covid