Những giao dịch thanh toán thuộc nhóm dịch vụ công ở các nhà cung cấp khác cũng tăng trưởng rất tốt với mức tăng 67% về số lượng và gấp 2 lần về giá trị giao dịch. Điều này chứng tỏ nỗ lực của Chính phủ và các ngân hàng, tổ chức tài chính, trung gian thanh toán trong việc thúc đẩy người dân thanh toán không tiền mặt bước đầu đạt kết quả khả quan.
Thanh toán học phí giữ đà tăng trưởng
Không chỉ mảng dịch vụ công mà một số lĩnh vực khác cũng ghi nhận mức độ thanh toán không tiền mặt ngày càng tăng.
Mảng giáo dục bứt phá mạnh nhất trong thời kỳ dịch bệnh do nhu cầu học và thanh toán học phí trực tuyến, vẫn tiếp tục giữ đà tăng trưởng từ năm ngoái đến nay.
Với nhóm trường công lập, thực hiện đề án thanh toán học phí không dùng tiền mặt của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, Payoo phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa Ngôi nhà xanh (đơn vị triển khai Đề án thẻ học đường SSC) hỗ trợ thu hộ học phí cho hơn 1.500 trường công lập tại TPHCM, bao gồm các cấp từ mầm non đến bậc đại học.
Quý II/2022, giá trị giao dịch thanh toán học phí tăng gấp 2,5 lần so với quý I và gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Với nhóm các trường đại học, cao đẳng và các trung tâm đào tạo, trung tâm Anh ngữ, tăng trưởng giao dịch đạt 40% về số lượng và 50% về giá trị so với quý I/2022. Trong đó, giao dịch mã QR và hình thức trả góp 0% lãi suất ngày càng chiếm ưu thế do phù hợp với nhu cầu chi trả linh hoạt của người dùng.
Ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng đồng Việt (đơn vị sở hữu Payoo) đánh giá người Việt có mức độ thích ứng nhanh với dịch vụ thanh toán số và thị trường vẫn còn dư địa phát triển.
Ngoài ra, nhờ nỗ lực của Chính phủ trong việc đồng hành cùng ngân hàng, tổ chức tài chính, đơn vị fintech thúc đẩy thanh toán điện tử thông qua các hội thảo, sự kiện chuyên ngành, thị trường đã đón nhận và phản hồi một cách tích cực.
"Thanh toán không tiền mặt đã và đang được các doanh nghiệp lẫn người dân thuộc mọi tầng lớp ủng hộ", ông Lĩnh nhận định.
Hải Đăng
Thanh toán kỹ thuật số được thúc đẩy bởi Covid-19, và vẫn tiếp tục kéo dài dù đại dịch đã được kiểm soát phần lớn.
" alt=""/>Thanh toán số mảng dịch vụ công tăng trưởng mạnhNhà chức trách không nêu rõ liệu 26 ứng dụng của Didi trước đó đã bị xoá khỏi kho ứng dụng nội địa từ tháng 7/2021, có được khôi phục hoạt động hay không.
Quyết định này đã chấm dứt cuộc điều tra an ninh mạng chưa từng có tiền lệ, kéo dài hơn 1 năm với gã khổng lồ gọi xe, bắt đầu chỉ vài ngày sau khi Didi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trị giá 4,4 tỷ USD trên sàn New York ngày 30/6 năm ngoái.
Cuộc điều tra đột ngột đã làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư với cổ phiếu công nghệ Trung Quốc. Kể từ đó, rất ít công ty của đại lục chọn niêm yết ở Mỹ.
CAC cho biết, Didi có 16 tội danh liên quan thu thập dữ liệu bất hợp pháp của tài xế và hành khách. Công ty bị kết tội đã thu thập trái phép gần 12 triệu thông tin ảnh từ điện thoại người dùng, 107 triệu dữ liệu nhận dạng khuôn mặt, 53,5 triệu dữ liệu tuổi, 16,3 triệu dữ liệu về nghề nghiệp và 1,4 triệu mục dữ liệu về quan hệ gia đình.
Ngoài ra, công ty cũng đã thu thập dữ liệu khi không có sự đồng ý của người dùng 153 triệu mục dữ liệu địa chỉ nhà riêng và công ty, 167 triệu mục thông tin vị trí địa lý, 54 tỷ dữ liệu liên quan mục đích đi lại của hành khách.
“Didi đã không thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh mạng, bảo mật dữ liệu và bảo vệ thông tin cá nhân… dẫn đến rủi ro nghiêm trọng với an ninh không gian mạng quốc gia và vấn đề bảo mật dữ liệu”, cơ quan quản lý cho biết.
“Hơn nữa, ngay cả khi đã có yêu cầu rõ ràng từ cơ quan quản lý nhằm sửa chữa các vấn đề nêu trên, Didi đã không thể thực hiện các giải pháp toàn diện và chuyên sâu. Bản chất của các hành vi phạm tội là nghiêm trọng”.
Viện dẫn lý do an ninh quốc gia, CAC không tiết lộ những mối đe doạ mà Didi gây ra với “cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng và bảo mật dữ liệu” của Trung Quốc.
Ngày 21/7, Didi thông báo trên tài khoản Weibo rằng, công ty hoàn toàn chấp nhận quyết định của cơ quan quản lý và sẽ sửa chữa các hành vi sai trái đã gây ra.
Vinh Ngô(Theo SCMP)
" alt=""/>Gã khổng lồ gọi xe Trung Quốc Didi Global lĩnh án phạt kỷ lục 1,2 tỷ USD