






Mỹ Loan
Mỹ Loan
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá buổi gặp gỡ đoàn nhà báo tham dự Chương trình Nhà báo đồng hành cùng doanh nghiệp được tổ chức tại trụ sở Chính phủ hôm nay "thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp, sự hiểu biết, hỗ trợ lẫn nhau giữa báo chí và doanh nghiệp vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước”.
Buổi gặp gỡ do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức.
Đánh giá cao vai trò quan trọng của báo chí trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, Thủ tướng cho rằng, đất nước càng dân chủ bao nhiêu thì sự công khai, minh bạch, tiếng nói của báo chí càng quan trọng bấy nhiêu.
"Đây là tiếng nói của công luận, là sức mạnh của báo chí. Sức mạnh này để phục vụ sự phát triển đất nước, trong đó, góp phần xây dựng đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam ngày càng lớn mạnh", Thủ tướng nói.
Thủ tướng nêu một số nhiệm vụ đối với các nhà báo, cơ quan báo chí: thực hiện tốt sứ mệnh của báo chí, bảo đảm thông tin nhanh nhạy, khách quan, trung thực, luôn theo sát từng biến động trong dòng chảy đời sống, nhất là đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện tốt vai trò cầu nối của báo chí, kịp thời chuyển tải thông tin, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thủ tướng mong báo chí làm tốt hơn vai trò là diễn đàn cổ vũ, động viên các doanh nghiệp, doanh nhân phát huy sáng tạo, chia sẻ với doanh nghiệp về những khó khăn, trở ngại, phiền hà đối với quá trình sản xuất, kinh doanh; phát hiện, biểu dương những điển hình, nhân tố mới, sản phẩm tốt đồng thời phát hiện, phê phán tiêu cực, sai trái, góp phần xây dựng đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân lớn mạnh.
Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu thúc đẩy phong trào khởi nghiệp mới, đến năm 2020 có khoảng 1 triệu doanh nghiệp.
Báo chí cũng cần góp phần đổi mới nhận thức xã hội, tạo nên sự đồng thuận, cảm thông, chia sẻ của xã hội đối với doanh nghiệp, doanh nhân, tôn vinh, động viên doanh nhân đóng góp tài năng xây dựng đất nước.
Cho rằng doanh nghiệp có nhiều mối lo như lo cho người lao động, sản phẩm, phát triển ổn định…, Thủ tướng chia sẻ “đó là những mối lo lớn mà chúng ta cần tôn trọng, làm cho xã hội hiểu, đừng tạo rào cản để doanh nghiệp yên tâm”.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp chủ động cung cấp thông tin cho báo chí tốt hơn, thường xuyên hơn: “Tôi mong rằng thời gian tới, báo chí và doanh nghiệp tiếp tục đồng hành, hợp tác, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau, vì lợi ích chung của cộng đồng, vì thương hiệu doanh nghiệp, vì sản phẩm Việt Nam, để cùng phát triển đất nước chúng ta”.
Nhân dịp này, Thủ tướng gửi lời chúc mừng kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6).
Với nam giới, độ tuổi kết hôn lần đầu lên tới 29,3 tuổi, trong khi nữ là 25,1. Trung bình người ở khu vực thành thị kết hôn khi 28,6 tuổi; còn ở nông thôn con số này là 26,3.
Đông Nam bộ hiện là vùng người dân kết hôn lần đầu muộn nhất, ngoài 29 tuổi. Trong đó, tuổi kết hôn lần đầu của người TPHCM là 30,4 tuổi; Bà Rịa - Vũng Tàu là 29,3 tuổi. Người dân Khánh Hoà cũng kết hôn muộn, trung bình 29,1 tuổi.
Nguồn: Tổng cục Thống kê. Đồ họa: Võ Thu
Độ tuổi trung bình để người Hà Nội kết hôn lần đầu năm 2023 là 27,9 tuổi, cao nhất trong vùng Đồng bằng sông Hồng, sớm hơn người TPHCM 2,5 tuổi. Thanh niên Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng kết hôn ở tuổi 27,4.
Vùng người dân kết hôn lần đầu sớm nhất là Trung du và miền núi phía Bắc: 24,6 tuổi. Thanh niên ở Lai Châu kết hôn khi mới ngoài 22, sớm nhất cả nước. Người Hà Giang, Sơn La xếp thứ 2 và 3, kết hôn ở tuổi 22,8 và 22,9.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Minh Phương, Chủ nhiệm khoa Phụ sản, Bệnh viện 354 (Hà Nội), cho hay hiện thanh niên, đặc biệt khu vực Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long hay các địa phương có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, có xu hướng lựa chọn cuộc sống độc thân, kết hôn muộn.
Thực tế xu hướng ngày càng rõ nét này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà cả nhiều quốc gia khác, đặc biệt ở châu Á. Người trẻ, không riêng nam giới mà cả phụ nữ, vừa có nhiều cơ hội, lựa chọn trong cuộc sống, kinh tế, nghề nghiệp, thăng tiến nhưng cũng đi kèm với thách thức, áp lực.
"Nhiều phụ nữ trẻ tuổi có tư tưởng muốn theo đuổi sự nghiệp, cuộc sống độc lập, tự chủ về tri thức, tài chính, vững vàng tâm lý thay vì 'đóng khung' sớm trong hôn nhân, sinh con sớm...", bác sĩ Phương nhận định.
Theo bác sĩ Phương, thông thường, kết hôn muộn đi kèm với sinh con muộn. Với phụ nữ,giai đoạn "vàng" trong độ tuổi sinh sản là từ 20-25 tuổi.
"Tuy nhiên, ở độ tuổi này, phụ nữ thế hệ mới thường vẫn đầu tư cho học hành, tốt nghiệp đại học, học thêm sau đại học, từng bước xây dựng sự nghiệp ổn định, nên 'quên mất' chuyện kết hôn, sinh con. Nhiều người lựa chọn có con sau 30 tuổi chỉ vì mong con được đầu tư, nuôi dưỡng bằng nguồn kinh tế vững vàng nhất của bố mẹ", bác sĩ Phương nói.
Trừ những trường hợp có thai ngoài kế hoạch với các bạn trẻ mới ngoài 18-20 tuổi, theo bác sĩ Phương, hiện không ít phụ nữ mang thai lần đầu khi ngoài 30, thậm chí 35 tuổi. Số phụ nữ có thai ở độ tuổi lớn hiện đã tăng lên so với khoảng 10 năm trước.
"Thậm chí có người sinh con lần đầu khi đã ngoài 40, trong khi nguy cơ bất thường với thai phụ lớn tuổi (từ 35 tuổi trở lên) và em bé tăng cao sau độ tuổi này", bác sĩ Phương chia sẻ.
Ở góc độ chính sách, việc người trẻ kết hôn, sinh đủ 2 con được xem là yếu tố để duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc. Điều thấy rõ nhất về ảnh hưởng của việc kết hôn muộn hiện nay chính là mức sinh thấp và tốc độ già hóa dân số nhanh chóng.
Bộ Y tế trong báo cáo tác động chính sách dự án Luật Dân số đang lấy ý kiến rộng rãi cũng đưa ra nhận định xu hướng không muốn hoặc sinh rất ít con đã xuất hiện ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển. Mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội,...
Mặc dù VNDIRECT tuyên bố “Toàn bộ thông tin và tài sản của khách hàng đều được đảm bảo trạng thái an toàn, không bị ảnh hưởng”, song nhiều nhà đầu tư vẫn lo ngay ngáy. Chia sẻ với phóng viên VietNamNet, chị A.M.V (Hà Nội), một nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia giao dịch qua hệ thống VNDIRECT, cho biết: “Không chỉ lo sợ thông tin cá nhân, tài khoản cùng tiền trong tài khoản giao dịch của mình có thể bị hacker chiếm đoạt, 2 ngày qua tôi cũng không có cơ hội ‘kiếm lời, cắt lỗ’ do hoạt động giao dịch bị gián đoạn. Điều tôi cũng rất quan tâm là VNDIRECT sẽ có chính sách bồi thường như thế nào cho các nhà đầu tư”.
Đáng chú ý, ngay sau vụ việc hệ thống VNDIRECT bị hacker tấn công dẫn đến hệ thống giao dịch chứng khoán của đơn vị tạm thời dừng hoạt động, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính) vừa có công văn hỏa tốc với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ để cảnh báo bảo mật hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến.
Cụ thể, để đảm bảo sự hoạt động an toàn, ổn định, thông suốt của thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã yêu cầu các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đảm bảo hệ thống CNTT, cơ sở dữ liệu dự phòng hoạt động an toàn và liên tục theo quy định của Luật Chứng khoán 2019.
Chủ động rà soát, kiểm tra ngay các phương án bảo mật cho hệ thống CNTT của công ty, đặc biệt là hệ thống giao dịch chứng khoán và các hệ thống có kết nối mạng Internet để kịp thời khắc phục các lỗ hổng bảo mật (nếu có).
Các doanh nghiệp chứng khoán và quản lý quỹ cũng được yêu cầu khẩn trương kiểm tra các quy trình giao dịch trực tuyến, kiểm soát rủi ro, sao lưu dự phòng hệ thống và dữ liệu, quản trị vận hành các hệ thống CNTT. Đồng thời,xây dựng các biện pháp ứng phó và khắc phục các rủi ro về an toàn bảo mật tiềm ẩn.
Trường hợp phát hiện các dấu hiệu mất an toàn bảo mật, các công ty phải chủ động, tập trung nguồn lực để xử lý, khắc phục và kịp thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và các cơ quan chức năng để phối hợp chỉ đạo, xử lý.
Trao đổi với VietNamNet, đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư và doanh nghiệp từ góc độ nhân sự làm việc lâu năm trong lĩnh vực an toàn thông tin, an ninh mạng, một chuyên gia đề xuất: Nhà đầu tư tham gia giao dịch qua hệ thống của VNDIRECT nên đổi lại mật khẩu của tài khoản giao dịch, ngay khi hệ thống của công ty chứng khoán này hoạt động trở lại.
“Các doanh nghiệp, tổ chức cần rà soát lại hệ thống, triển khai các phương án kỹ thuật tăng cường, đặc biệt phải chuẩn bị sẵn kịch bản khi tấn công xảy ra, sao lưu dữ liệu đầy đủ, đảm bảo lưu trữ ở 2 nơi, độc lập về vị trí địa lý”, chuyên gia an toàn thông tin khuyến nghị.
Các chuyên gia an toàn thông tin cũng cho rằng, vụ việc hệ thống VNDIRECT bị tấn công là cảnh báo để tất cả các công ty chứng khoán cũng như tổ chức tài chính cần chủ động rà soát lại hệ thống đảm bảo an ninh mạng. Công ty chứng khoán cũng là một trong những tổ chức đầu tư nhiều cho hệ thống CNTT, trong đó có an ninh mạng.
Tuy vậy, rõ ràng là những doanh nghiệp này vẫn cần phải có cách làm mới hơn, thay vì chỉ tập trung vào đầu tư về mặt công nghệ. Cụ thể, các công ty chứng khoán có lẽ đã đến lúc phải bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống theo mô hình phòng thủ “4 lớp” do Bộ TT&TT hướng dẫn. Theo đó, một tổ chức cần có lực lượng an ninh mạng tại chỗ, tổ chức kiểm tra đánh giá an toàn thông tin mạng thường xuyên, thuê dịch vụ giám sát an toàn thông tin mạng chuyên nghiệp và kết nối chia sẻ thông tin với trung tâm giám sát không gian mạng quốc gia.