Cách đây 20 năm, khi biết tin mình mang bầu lúc còn đang là sinh viên năm thứ 2 một trường cao đẳng ở TP. Vinh (Nghệ An), chị Hoa không bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ là chủ một xưởng may đang phát triển ổn định với doanh thu khoảng 600 triệu đồng/năm.Thậm chí, khi ấy, những lúc tuyệt vọng quá, chị đã nghĩ rằng “hay là đưa đứa trẻ này tới trung tâm bảo trợ xã hội?”.
Nhưng rồi, từng ngày một, chị nỗ lực vượt qua mọi khó khăn của một bà mẹ đơn thân 20 tuổi, bị khuyết tật vận động nặng một bên chân phải để nuôi dạy con thành người và xây dựng cho mình một cơ ngơi đáng nể.
“Sau khi biết mình có bầu, tôi xin bảo lưu việc học để sinh con. Sinh con xong, tôi cũng đi xin việc ở nhiều nơi, cũng thử cả buôn bán nhưng đều gặp khó khăn. Rồi thấy mình phù hợp với nghề may, tôi vừa học vừa làm”, chị Như Hoa chia sẻ.
Sau một thời gian dài rèn luyện tay nghề, chị thấy nghề may phù hợp với thể trạng của mình nên quyết định mở tiệm may nhỏ.
Ban đầu, chị chỉ có 1 máy may, sau dần gây dựng được uy tín, chị mua thêm 2-3 máy, tuyển thêm người để đáp ứng nhu cầu của khách.
 |
Chị Như Hoa làm việc ở xưởng may. Ảnh: NVCC |
4 năm gần đây, được Trung tâm Hỗ trợ người khuyết tật của tỉnh tạo điều kiện, chị thuê được mảnh đất trong vòng 30 năm để dựng xưởng và xây một phòng ở nhỏ cho mình và con trai.
Nhớ lại những ngày tháng gian khổ nhất, chị Hoa kể: “Biết con gái đang đi học lại có bầu, bố mẹ tôi phải mất một thời gian dài để chấp nhận. Riêng bố vẫn giận, có một thời gian không nhìn mặt con gái. Mẹ thì thương nên vẫn chăm sóc lúc tôi sinh bé”.
Khi con được 6 tháng, hai mẹ con chị chuyển ra ngoài thuê phòng trọ ở. “Giá thuê phòng trọ lúc ấy chỉ có 200-300 nghìn đồng/tháng, nhưng cứ đến cuối tháng là tôi rất sợ vì đến kỳ đóng tiền nhà. Cũng may mắn là chủ nhà hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của mình, cho nợ 2-3 tháng mới trả một lần, thậm chí có tháng còn không lấy tiền nhà hay tiền điện nước”.
Tủi thân nhất vẫn là những lúc con ốm, không có ai ở bên, một mình đi lại vất vả, chị phải chạy đôn chạy đáo đưa con đi viện, chăm sóc con. “Nhiều khi cảm thấy mình khó có thể vượt qua được. Những chông chênh, vất vả, tủi thân thì hầu như thường trực mỗi ngày. Sau này, khi mình có tuổi rồi, tâm lý và cảm xúc cũng vững vàng hơn mới bớt đi những cảm xúc đó”.
Chị nói, khó khăn là không thể kể hết, nhưng sau cùng khi nhìn lại, chị vẫn cảm thấy biết ơn quyết định giữ lại con ngày ấy. “Nếu cho chọn lại, tôi cũng vẫn sẽ làm như thế”. Bây giờ, cậu con trai của chị đã là sinh viên năm thứ 2 một trường đại học ở TP. Vinh.
 |
Xưởng may của chị sản xuất hàng thời trang may kỹ và cao cấp. Ảnh: NVCC |
Xưởng may của chị hiện có 10 nhân công là người khuyết tật, thu nhập mỗi người từ 3,5 đến 8,5 triệu đồng/tháng. Hiện tại, xưởng của chị đang cung cấp các sản phẩm thời trang cho 5 cửa hàng ở Nghệ An và Hà Tĩnh, mỗi tháng sản xuất 420-450 sản phẩm.
Mới đây, để tận dụng nguồn vải vụn của xưởng may, chị có ý tưởng sản xuất các sản phẩm túi xách, đồ trang trí nhỏ xinh để tăng thu nhập cho người lao động cũng như hạn chế rác thải ra môi trường.
Do đang dồn hết vốn cho xưởng may nên ý tưởng này của chị mới đang ở giai đoạn ban đầu, chưa có điều kiện mở rộng thị trường. Tuy nhiên, mới đây ý tưởng đã giành nhiều hạng mục giải thưởng trong cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức.
“Đơn vị tài trợ đã cam kết sẽ đầu tư gần 100 triệu đồng để mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán các sản phẩm may mặc từ vải vụn trong thời gian tới”, chị Hoa cho biết.
Không chỉ tất bật với công việc ở xưởng may, chị Hoa còn đảm nhận vị trí Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ phụ nữ và bé gái khuyết tật tỉnh Nghệ An.
Có cơ hội tiếp xúc với nhiều chị em khuyết tật, chị Hoa rất thấu hiểu những tâm tư, trở ngại của họ trong việc hoà nhập với cộng đồng. Chị chia sẻ: “Một trong những vấn đề lớn nhất chính là từ bản thân người khuyết tật, họ vẫn còn tự ti, mặc cảm về bản thân. Điều đó khiến họ không nhận ra năng lực của mình. Nhưng nguyên nhân của chuyện này cũng là do tác động kép của những thành kiến – thành kiến về việc không coi trọng phụ nữ, và phụ nữ khuyết tật còn bị coi thường hơn, nhất là ở những khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa”.
Một lý do khác là sự thiếu tin tưởng của chính những người thân dành cho thành viên khuyết tật trong gia đình. “Có em chia sẻ với tôi rằng bố mẹ sợ em ra đường nguy hiểm nên cố giữ ở trong nhà, khiến em không được tiếp xúc với ai. Hay có em lại tâm sự, gia đình có đám cưới nhưng không cho em đi rước dâu vì sợ không may mắn, đội hình không đẹp. Em phải ở nhà, buồn rồi khóc. Những lúc ấy, tôi lại phải động viên các em, cũng như nói chuyện với bố mẹ các em. Chuyện thay đổi thành kiến cần rất nhiều thời gian nhưng mình cứ cố gắng làm rồi cũng sẽ có kết quả”.
Tham gia câu lạc bộ và nhận dạy nghề miễn phí cho phụ nữ khuyết tật ngay tại xưởng may, chị Hoa tâm sự, đôi khi chị không chỉ là thầy mà còn là chị, là mẹ với các em, các cháu nhỏ tuổi.
Ước mơ của chị trong thời gian tới là mở được một lớp dạy nghề miễn phí có quy mô lớn hơn cho phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật để các em có một công việc ổn định, độc lập được trong cuộc sống sau này.
 |
Sản phẩm sản xuất từ vải vụn của xưởng. Ảnh: NVCC |
 |
Ý tưởng mở cửa hàng giới thiệu và bán các sản phẩm may mặc từ vải vụn của chị đã được đầu tư gần 100 triệu đồng. Ảnh: NVCC |
 |
Chị Như Hoa (thứ 3 từ trái sang) nhận giải thưởng trong cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2020. Ảnh: NVCC |
 |
Chị Hoa hiện là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ phụ nữ và bé gái khuyết tật tỉnh Nghệ An. Ảnh: NVCC |

Cậu bé một tay năm xưa giờ thành nhà thiết kế thời trang có tiếng
Khuyết cánh tay trái nhưng Nguyễn Minh Thái chọn một nghề mà ít người khuyết tật dám chọn và có thể làm được: Nhà thiết kế thời trang.
" alt=""/>Người phụ nữ vượt biến cố cuộc đời, khởi nghiệp với hai bàn tay trắng
Đó là sản phẩm của Hồ Anh Tùng và Hán Vĩnh Bình (sinh viên năm thứ 2 tại Viện Khoa học Kỹ thuật Hàn Quốc - KAIST) và Nguyễn Kiên Anh (sinh viên năm thứ 3 Trường ĐH Y Hà Nội). Cả 3 đều sinh năm 2000. |
Từ trái qua: Nguyễn Kiên Anh, Hồ Anh Tùng và Hán Vĩnh Bình. Ảnh: NVCC |
Anh Tùng cho biết “Nhóm em tận dụng kỳ nghỉ hè để thực hiện mô hình này. Kết hợp chuyên ngành cả 3 đang học, mỗi bạn bắt đầu lên nội dung chi tiết từng phần từ cuối tháng 6/2021. Kiên Anh phụ trách tìm hiểu cơ chế gấp duỗi gân cơ ngón tay, Bình nghiên cứu cách thức kết nối cánh tay nhận diện hình ảnh bằng mã hoá code. Còn em tập trung tìm hiểu chi tiết cơ khí, cách lắp ráp kết hợp các bộ phận trên cánh tay”.
Mô hình thực hiện dựa trên tham khảo những bản vẽ có trước để phát triển thêm. Từ đó nhóm điều chỉnh các thông số kỹ thuật phù hợp, viết thuật toán để điều khiển cánh tay robot qua nhận dạng hình ảnh.
“Do chi phí còn hạn hẹp nên nhóm chưa có cơ hội sử dụng những linh kiện hiện đại. Thay vào đó, từ những vật liệu đơn giản cùng sự hỗ trợ trang thiết bị của một số bạn bè, chúng em bắt tay vào lắp ráp. Đầu tiên là làm bản mô phỏng từ nhựa trước để nắm được kết cấu, cách thức hoạt động. Sau đó mới bắt đầu điều chỉnh về thông số bản vẽ kỹ thuật từng chi tiết cụ thể để gửi in 3D”, Tùng chia sẻ.
 |
Cánh tay robot nhận diện hình ảnh bằng AI do 3 sinh viên chế tạo |
Trong quá trình thực hiện, không ít lần thất bại nhưng cả ba kiên trì cùng nhau xử lý, khắc phục. Về bản vẽ ban đầu không khớp với bộ điều khiển nên Tùng đã thiết kế lại các chi tiết. Cùng đó Kiên Anh sẽ tính toán độ dài, độ chùng của dây cơ khi co duỗi sao cho chuẩn nhất.
Phụ trách viết chương trình phần mềm nhận diện và truyền tải thông tin, Bình cho biết “Vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên em có tham khảo về nhận diện ảnh bàn tay. Tuy nhiên, em thấy thuật toán chỉ dừng gập mở ngón tay và tác dụng chỉ giúp đếm khi con người giơ tay số mấy. Vậy nên em đã thêm 1 số phân đoạn lệnh để có chuyển động cho bàn tay như gập các góc khác nhau giúp bàn tay cử động linh hoạt hơn”.
Bên cạnh đó, mô - đun bluetooth ban đầu sử dụng cho cánh tay độ trễ cao nên Bình đã tham khảo nghiên cứu viết thêm nhiều mô - đun khác giúp giải quyết vấn đề truyền tải thông tin không dây.
Sẽ tiếp tục cải tiến
Sau 1 tháng, nhóm đã lắp ráp thành công mô hình đầu tiên của cánh tay robot điều khiển bằng nhận dạng hình ảnh AI, thực hiện được một số hoạt động như co duỗi, độ co của các ngón tay.
“Các bộ phận liên kết nhau dựa trên nguyên lý hoạt động của 2 sợi dây mô phỏng gân cơ gấp duỗi ngón kết hợp cùng mô-tơ để thực hiện động tác. Sau khi nhận dạng ảnh, máy tính sẽ truyền tín hiệu tới mô-tơ thông qua kết nối bluetooth. Sau đó phần động cơ sẽ hoạt động kéo theo chuyển động các sợi dây cơ và từ đó các ngón tay sẽ chuyển động và mô phỏng lại đúng như hình ảnh nhận được”.
Tùng cho biết, hiện nay có khá nhiều ý tưởng và dự án về cánh tay robot điều khiển bằng sóng não hoặc cảm biến vào bàn tay, bắp tay. Mô hình nhóm em thực hiện hướng tới mô phỏng hoạt động của một cánh tay, sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Do chưa đủ bộ phận để kết nối vào hỗ trợ bệnh nhân cụt chi nên nhóm đang hướng đến phát triển để ứng dụng được trong phẫu thuật từ xa thông qua điều khiển nhận dạng bằng hình ảnh.
Theo nhó, cánh tay robot có thể trở thành “trợ thủ” đắc lực cho hệ thống y tế điều khiển từ xa. Thực hiện phẫu thuật trực tuyến bằng cánh tay robot qua chỉ đạo của y bác sĩ tuyến đầu. Việc chuyển tải hình ảnh đáp ứng được tốc độ nhanh và chuẩn xác về kỹ thuật.
Bình cho hay em đang hoàn thành phiên bản cánh tay ra lệnh bằng giọng nói và tiếp tục nghiên cứu việc dùng sóng não điều khiển trong thời gian tới.
Nhận thấy những tồn tại, ba nam sinh vẫn ấp ủ mong muốn cải tiến, hoàn thiện chi tiết hơn nữa. Về mặt hình thức, nhóm mong muốn tìm kiếm một loại vật liệu có độ bền cơ học, chống hao mòn cao. Cùng đó, bộ phận mô-tơ điều khiển cần cải tiến về tốc độ xử lý và độ chính xác cao hơn. Ngoài ra, phần quan trọng nhất cần tìm hiểu sâu là phần mềm và điều chỉnh về mặt thông số cơ khí.
Theo Kiên Anh, phần hoạt động phức tạp của cánh tay còn liên quan đến cách thức điều chỉnh của mạch gân ngón tay. Phải tìm hiểu rõ cơ chế cử động thì mới phát triển phần mềm nhận diện cao hơn, giúp cánh tay thực hiện các động tác khó, co duỗi linh hoạt.
Nhóm nghiên cứu cũng chia sẻ rằng đây mới chỉ là mô hình cánh tay robot thử nghiệm nhỏ và hy vọng có điều kiện tiếp tục nghiên cứu sâu, tối ưu hoá để nâng cao tính ứng dụng.
Ngọc Linh

Điều đặc biệt ở 'cánh tay robot' đạt giải quốc tế của học trò Bắc Ninh
Sáng chế "Cánh tay robot cho người khuyết tật" của Phạm Đức Linh và Nguyễn Đức An (lớp 11A4, Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh) là dự án duy nhất của học sinh Việt Nam giành giải chính thức ở cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2021.
" alt=""/>Cánh tay robot nhận diện hình ảnh bằng AI giá 1 triệu đồng của sinh viên