Lúc viết những dòng tâm sự này, vợ tôi đã ôm va li chạy theo nhân tình, để lại chồng con lạnh lẽo trong căn biệt thự vườn tiện nghi.Căn biệt thự mới được hoàn thiện cách đây 5 tháng. Ngày trước, vợ chồng tôi sống trong căn hộ tập thể chật hẹp trên phố.
Quãng thời gian nghèo khó nhưng luôn rộn tiếng cười. Vợ tôi làm thợ may, tôi làm lái xe khách.
Sinh con trai đầu lòng 8 tuổi, chúng tôi mới sinh tiếp con gái thứ 2. Con gái ra đời, công việc hai vợ chồng bỗng gặp may mắn, vợ tôi mở được nhà xưởng may mặc lớn, tôi nghỉ lái xe, về tham gia cùng vợ.
Mảnh đất ông bà nội cho ngày mới lấy nhau cũng lên giá vù vù. Người ta nói đất nhà tôi nằm gần khu giải tỏa, xây đô thị mới nên giá đất tăng chóng mặt như vậy.
Chỉ trong vòng một năm, kinh tế hai vợ chồng thay đổi. Tôi bàn với vợ, bán mảnh đất đó, mua 3 căn nhà. 3 căn nhà này được giá, chúng tôi lại bán tiếp, cứ thế, tiền bạc ‘chảy’ vào nhà tôi liên tục. Xưởng may của vợ nhận được hợp đồng lớn, cả năm không lo hết việc.
 |
Ảnh: M.A |
Từ lao động nghèo, vợ chồng tôi có trong tay khối tài sản lớn, tiền tỷ gửi tiết kiệm. Tôi mua đất, xây biệt thự rộng rãi cho các con có điều kiện phát triển. Tiền dư thừa, tôi đầu tư thêm hai ô tô chạy du lịch, lễ hội. Dẫu sao nhiều năm làm lái xe, tôi cũng có kinh nghiệm quản lý.
Cuộc sống xem như viên mãn nhưng nào ngờ cũng là lúc con thuyền hạnh phúc của gia đình tôi chòng chành.
Một lần đi họp lớp cấp 3, vợ tôi gặp lại mối tình đầu. Vợ tôi uống say và đi quá giới hạn với người đó.
Tôi vô tình phát hiện khi xem tin nhắn chát qua lại của hai người. Tuy tức giận nhưng tôi cũng đủ tỉnh táo để hiểu, họ không cố tình mà chỉ là do quá chén.
Chứng kiến vợ nước mắt lưng tròng, van xin tha thứ, lòng tôi đau đớn bao nhiêu cũng phải dịu lại. Tôi đã làm điều tưởng chừng như khó khăn, là tha thứ cho cô ấy.
Tôi thừa nhận, tôi rất yêu vợ. Để nhận được cái gật đầu của cô ấy, tôi đã kiên trì suốt 2 năm theo đuổi.
Những lúc quây quần vợ chồng, con cái, trái tim tôi rộn lên niềm sung sướng khó tả.
Vậy mà, sau sự cố đó, vợ tôi trượt dài với mối tình cũ. Hai người họ bắt đầu lén lút qua lại. Tôi vô tình phát hiện vợ đưa người tình về nhà ‘vui vẻ’ qua lời kể của con gái 5 tuổi.
Lần đó, tài xế làm cho nhà tôi bận việc, tôi trực tiếp lái thay, đưa khách đi du lịch Ninh Bình 3 ngày 2 đêm.
Về đến nhà, bác giúp việc nói vợ tôi bận rộn ngoài xưởng cả ngày. Con gái thấy bố về, ôm mặt khóc thút thít. Tôi dỗ dành bao nhiêu cũng không nín.
Tôi hỏi bác giúp việc xem có chuyện gì, bác nói không rõ, vì vợ tôi cho bác về quê 3 ngày.
Ôm con gái vào lòng, tôi cho con đi chơi công viên, mua nhiều búp bê đẹp, con vẫn buồn rầu. Đến khi tôi nói sẽ đưa con qua xưởng đón vợ, con bé mới nói, hôm trước bị mẹ đánh vì con không cho chú Dương (tình cũ của vợ tôi) vào nhà.
Tôi còn sốc nặng khi con ngây thơ kể: ‘Anh đi học đàn, mẹ với chú Dương ở phòng ngủ cả buổi sáng’. Cả đêm đó tôi thức trắng vì lời con gái cứ văng vẳng bên tai.
Để kiểm chứng lời con nói, tôi báo vợ chở khách vào Thanh Hóa. Thực chất, tôi ra ngoài thuê khách sạn ở.
Khoảng 10 giờ sáng hôm sau, tôi quay lại cổng nhà. Trước mắt tôi là cảnh con gái ngồi khóc nghẹn ngoài sân. Phía bên trong cửa đóng im ỉm.
Tôi vội chạy vào, bế con và xông thẳng lên phòng. Con mếu máo kể, chú Dương đến chơi, con đòi đuổi đi nên mẹ bắt ra ngoài sân ngồi, khóa chặt cửa nhà.
Tôi lịch sự gõ cửa phòng, người đàn ông tên Dương ra mở cửa, phía sau là vợ tôi quần áo xộc xệch, mặt tái mét. Cô ấy phân bua, nhờ Dương sửa giúp ngọn đèn trong nhà tắm.
Thế nhưng, hộp bao cao su vứt tung tóe dưới đất đã tố cáo hành vi của cô ấy. Tôi vung tay tát vợ một cái bị Dương chặn lại. Ngay chiều hôm đấy, vợ tôi thu xếp quần áo, bỏ đi cùng toàn bộ sổ tiết kiệm.
Vợ để lại bức thư xin lỗi vì đã trót ngoại tình, nói để lại nhà xưởng và căn nhà cho tôi nuôi con, cô ấy lấy tiền tiết kiệm vào TP.HCM sống cuộc đời mới, đơn ly hôn cô ấy sẽ gửi ra sau.
Trái tim tôi tan nát, không còn thiết làm việc gì. Men say tình ái là gì khiến người ta có thể vứt bỏ sau lưng tất cả? Tôi muốn đi tìm vợ về, hi vọng tình cảm với Dương chỉ là phút bồng bột thôi.
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: [email protected]. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Mẹ ngoại tình, con gái nhỏ khóc nghẹn ngoài sân
87% học sinh Hà Nội đăng ký “Sữa học đường”Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội cho biết: Tính đến hết tháng 2/2019, sau 2 tháng Chương trình Sữa học đường của Hà Nội chính thức triển khai tại các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn Thành phố đã có trên 87% học sinh đăng ký. Con số này còn tiếp tục tăng trong tháng 3 vì một số trường ngoài công lập trên địa bàn mới tiến hành tuyên truyền, thông báo để cho phụ huynh đăng ký.
Ông Tiến thông tin: Ngay từ đầu triển khai Chương trình, phụ huynh được phổ biến rất rõ là có đăng ký cho con uống sữa học đường bất cứ lúc nào hoặc ngược lại cũng có thể dừng bất cứ lúc nào nếu thấy còn vấn đề băn khoăn, lo lắng. Tuy nhiên, thống kê từ các nhà trường cho thấy, sau khi Chương trình đi vào thực tế thì số lượng đăng ký có xu hướng ngày càng tăng chứ không có hiện tượng dừng lại..
Một số quận huyện có tỉ lệ phụ huynh đăng ký sữa học đường cho con ở khối các trường công lập rất cao, lên tới gần 100% như Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Hà Đông…
Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GD-ĐT quận Tây Hồ cho biết, hết tháng thứ hai thực hiện Chương trình, số học sinh trên toàn quận tham gia đã là hơn 97%, tăng khoảng 10% so với thời điểm bắt đầu.
 |
Sau hơn 3 tháng thực hiện chương trình Sữa học đường, một số quận huyện tại Hà Nội có tỉ lệ phụ huynh đăng ký sữa học đường cho con ở khối các trường công lập rất cao, lên tới gần 100% |
Điều này ngay bản thân các cơ sở giáo dục cũng khá bất ngờ bởi chỉ cách đây vài tháng, khi chưa biết đơn vị nào sẽ cung ứng sữa học đường cho con em mình, phụ huynh đã phản ứng khá gay gắt khi các trường xin ý kiến ban đầu của phụ huynh về việc triển khai Chương trình này. Có những trường khi chưa triển khai đã nghĩ khó có thể đạt được tỉ lệ ½ số học sinh tham gia.
Diễn viên, hoạ sỹ Lương Giang đồng thời là phụ huynh của hai con trong lứa tuổi mầm non, tiểu học nhận định: “Đây là thực sự là một chương trình có ý nghĩa, các nước phát triển đã thực hiện lâu nay. Với Việt Nam, Chương trình mang lại cơ hội thay đổi trí lực cả một thế hệ tương lai sau này, bù đắp những thiệt thòi về dinh dưỡng của ông bà, cha mẹ các con, vốn rất ít được uống sữa trong giai đoạn “vàng” để phát triển”.
Giá trị gia tăng ngoài hộp sữa
Khi Chương trình chưa triển khai trên thực tế, điều phụ huynh thấy khó hiểu nhất là vì sao học sinh không được mang hộp sữa về nhà uống, kể cả vỏ hộp cũng phải thu gom toàn bộ ngay tại trường. Điều này thậm chí còn khiến phụ huynh nghi ngờ về chất lượng và độ an toàn của hộp sữa không đúng như những gì Chương trình cam kết.
Tuy nhiên, sau đó phụ huynh đã hiểu nhờ được tuyên truyền về mục đích của yêu cầu này nhằm giám sát học sinh uống đầy đủ khẩu phần sữa học đường ngay tại trường đồng thời thu gom rác thải gọn gàng để đảm bảo vấn đề môi trường.
Ông Phạm Xuân Tiến cho hay: Trước đây khi trẻ chưa uống sữa của Chương trình sữa học đường, không có quy định cụ thể nên các thầy cô phát sữa cho các con mà không để ý các con có uống hay không. Do vậy dẫn tới tình trạng nhiều phụ huynh phản ánh các con nhờ bạn khác uống hộ hoặc cất đi không uống, nhiều khi thấy cặp sách của con có tới 4 - 5 hộp sữa các con mang ở trường về.
 |
Cô giáo chuẩn bị sữa cho các bé tham gia chương trình Sữa học đường tại một điểm trường ở Hà Nội. |
“Vấn đề tạo thói quen cho học sinh vứt rác gọn gàng, đúng nơi quy định rất quan trọng. Việc gấp gọn vỏ sữa như một hoạt động thư giãn tập thể, các con rất thích. Tôi đến nhiều trường mầm non, tiểu học hay để ý xem học sinh có vứt vỏ sữa lung tung hay không thì thấy rất mừng là không còn hiện tương này” - ông Tiến chia sẻ.
Theo ông Lê Văn Đức - Trưởng Bộ phận Truyền thông Cộng đồng, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk: Ngoài chất lượng của sữa học đường thì Chương trình còn trang bị thêm cho học sinh ngay từ lứa tuổi mầm non, tiểu học ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc hướng dẫn các em gấp gọn hộp sữa sau khi sử dụng và thu gom xử lý rác thải.
Xác nhận điều này, chị Lan Anh, một phụ huynh có con ở ở trường mầm non Thực hành Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho hay: con trước đây không thích sữa thì nay đã thay đổi, tự nhắc bố mẹ mua sữa cho con uống buổi tối và các ngày nghỉ khi thấy nhà hết sữa. Hơn nữa các con ở lứa tuổi mầm non nhiều khi bố mẹ phải cầm hộp sữa cho uống thì nay đã tự uống và còn tự gấp vỏ sữa sau khi uống xong cho vào thùng rác. “Đó là những giá trị có ý nghĩa mà tôi thấy Chương trình sữa học đường đã mang lại”, chị Lan Anh nói.
 |
Các con tham gia chương trình Sữa học đường Hà Nội tự uống và tự gấp gọn gàng vỏ hộp sữa sau khi uống xong cho vào thùng rác |
Bà Khúc Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Mầm non Bà Triệu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội cũng khẳng định: giờ uống sữa đã trở thành thời điểm được học sinh yêu thích trong ngày. Các con cùng uống sữa theo nhóm và sau đó rất hào hứng với “tiết mục” gấp vỏ hộp sữa.
“Ban đầu, chúng tôi cũng băn khoăn vì không nghĩ rằng trẻ ở lứa tuổi 3 tuổi có thể gấp vỏ hộp sữa gọn gàng như các học sinh lớn nhưng sau vài lần được giáo viên hướng dẫn, cùng gấp vỏ sữa với các con thì giờ đây các con đã thực sự hào hứng và tự làm rất ngăn nắp”, bà Mai cho hay.
Tuyết Nhung
" alt=""/>Gần 1 triệu trẻ Hà Nội uống ‘Sữa học đường’