“Chuyến thăm Việt Nam của tôi lần này sẽ là điểm khởi đầu cho 30 năm mối quan hệ song phương trong tương lai giữa hai nước”, Tổng thống Hàn Quốc nói với cộng đồng người Hàn.
Ông nhấn mạnh, Việt Nam là một quốc gia có vai trò quan trọng với Hàn Quốc trong việc xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, hòa bình và thịnh vượng.
Tổng thống Hàn Quốc cho biết, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, thương mại song phương hai nước đã tăng 175 lần, trong khi số lượng du khách đến mỗi nước đã tăng 2.400 lần.
Ông Yoon Suk-yeol cũng đánh giá, Việt Nam là nước có cộng đồng người Hàn Quốc lớn nhất trong ASEAN, với hơn 170.000 người.
Tiếp đó, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cùng phu nhân đã tới thăm và giao lưu với các sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.
Với chủ đề "Ước mơ được nuôi dưỡng bởi tiếng Hàn!", Tổng thống Hàn Quốc bày tỏ sự hào hứng khi nói "Xin chào" bằng tiếng Việt với các sinh viên Việt Nam. Cả hội trường bất ngờ và vỗ tay thích thú để đáp lại.
Tổng thống Yoon Suk-yeol nhấn mạnh, Hàn Quốc và Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao, trở thành đối tác chiến lược toàn diện và mối quan hệ này đến nay đã được hơn 30 năm. 2 nước hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa và "đã trở thành những người bạn thân thiết".
Hiện tại ở Hàn Quốc, số lượng người Việt Nam học tập, sinh sống ngày một gia tăng. Và tại Việt Nam, tiếng Hàn cũng trở thành một trong những ngôn ngữ được giảng dạy trong giáo dục phổ thông.
Sau khi nghe một sinh viên giới thiệu sách bằng tiếng Hàn, Tống thống đánh giá năng lực tiếng Hàn của sinh viên Việt Nam thật sự xuất sắc.
Tổng thống Yoon Suk Yeol vui mừng nhận thấy hiện Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước và ông cho rằng, đây chính là những điều kiện thuận lợi giúp các bạn trẻ Việt Nam hiểu hơn về nền văn hóa Hàn Quốc.
Tổng thống Hàn Quốc mong muốn sẽ có thêm nhiều hoạt động hơn nữa, không chỉ trong văn hóa mà cả giáo dục để các bạn trẻ có thể nghiên cứu sâu hơn và học tiếng Hàn với mức độ chuyên sâu hơn. Chính phủ Hàn Quốc sẽ đưa ra nhiều chính sách hơn nữa để hỗ trợ các bạn trẻ Việt Nam tiếp cận được tiếng Hàn cũng như văn hóa Hàn Quốc.
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân cho biết, là đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ sở đào tạo công lập đầu tiên mở ngành tiếng Hàn và Hàn Quốc học từ năm 1993 ngay sau khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Trong 30 năm qua, hầu hết các trưởng ngành (trưởng Bộ môn/ Khoa) Hàn Quốc khu vực miền Bắc đều xuất thân từ Trường ĐH Ngoại ngữ và Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Số lượng người học tiếng Hàn ở Việt Nam là hơn 50.000 người. Số trường đại học và cao đẳng có giảng dạy tiếng Hàn là gần 60 trường. Hiện Việt Nam là nước có quy mô đào tạo và nghiên cứu về ngôn ngữ văn hóa Hàn lớn nhất và toàn diện nhất tại khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á.
Ông Lê Quân mong muốn Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ cho Việt Nam trong giáo dục, chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật nói chung cũng như trong giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa Hàn Quốc, đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến Hàn Quốc nói riêng.
Đây là hoạt động đối thoại quốc gia duy nhất được WEF tổ chức trong khuôn khổ hội nghị, nhằm chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam như một hình mẫu về phục hồi kinh tế và đang đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo cơ hội để trao đổi về những định hướng, chính sách và môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam đang đẩy mạnh triển khai 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện đồng bộ thể chế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Khái quát về tình hình kinh tế xã hội thời gian qua, Thủ tướng cho hay, dù trong bối cảnh hết sức khó khăn, Việt Nam đã ứng phó hiệu quả với những rủi ro, thách thức từ bên ngoài, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng, củng cố vững chắc quốc phòng an ninh, môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển.
Việt Nam tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng, phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Chia sẻ với WEF và các doanh nghiệp về những lợi thế của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đề nghị WEF và các thành viên tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, tài chính, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, quản trị hiện đại.
Tâm đắc trước những ý kiến phát biểu của Thủ tướng, lãnh đạo WEF và đại diện doanh nghiệp đánh giá cao thành tựu phục hồi và triển vọng kinh tế Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp đánh giá, Việt Nam là một trong những điểm sáng phục hồi kinh tế của khu vực, là hình mẫu thành công trong phòng chống dịch bệnh, đóng vai trò tiên phong trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cam kết chuyển đổi năng lượng.
Nhiều doanh nghiệp ấn tượng với những chính sách Chính phủ Việt Nam đưa ra nhằm gỡ khó, tạo điều kiện kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp.
Với chính sách, biện pháp quyết liệt của Chính phủ để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp nhìn nhận, Việt Nam là một trong những lựa chọn phù hợp nhất, điểm đến đầu tư và tìm kiếm cơ hội hợp tác lâu dài.
Nhiều doanh nghiệp cũng bày tỏ quan tâm tìm hiểu về chính sách của Việt Nam trong lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông, hoàn thiện hệ thống giao vận (logistic), tiến trình triển khai dự án quy hoạch điện VIII, tình hình đẩy mạnh chuyển đổi số...
WEF cam kết hợp tác với Việt Nam triển khai các dự án thực chất
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF và chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) Việt Nam – WEF giai đoạn 2023-2026.
Thủ tướng và Giáo sư Klaus Schwab đã trao đổi về tình hình kinh tế thế giới, những xu thế phát triển mới, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và WEF.
Thủ tướng đề nghị WEF tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam, hỗ trợ kết nối với doanh nghiệp thành viên WEF, giúp Việt Nam thu hút đầu tư chất lượng cao. Trong đó đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, hạ tầng chiến lược.
Đồng thời, WEF tiếp tục tăng cường trao đổi về xu hướng phát triển của thế giới, tư vấn chính sách giúp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, thích ứng với quy định, xu hướng mới.
Giáo sư Klaus Schwab cho rằng, sự tham dự và đóng góp của Việt Nam tại hội nghị sẽ mang đến câu chuyện phục hồi kinh tế lạc quan trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều thách thức.
Bày tỏ ấn tượng về kết quả phục hồi kinh tế - xã hội và duy trì ổn định vĩ mô của Việt Nam, Chủ tịch WEF cam kết thúc đẩy hợp tác với Việt Nam và sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan đề xuất và triển khai các dự án hợp tác thực chất, phù hợp với sự quan tâm của Việt Nam và thế mạnh của WEF.
Cũng trong chiều cùng ngày, Thủ tướng đã tiếp ông Robert H. McCooey, Jr. Phó Chủ tịch tập đoàn Nasdaq (Mỹ).
Thủ tướng mong lãnh đạo tập đoàn Nasdaq trao đổi, chia sẻ với Việt Nam về chính sách tiền tệ các nước lớn, xu hướng thị trường tài chính toàn cầu, thông tin và những kinh nghiệm giúp phát triển thị trường vốn trong nước.
Phó Chủ tịch Nasdaq cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra tầm toàn cầu và mong được đón Thủ tướng thăm Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq trong thời gian sớm nhất.