Tôi cố gắng giải thích cho mẹ hiểu rằng tủ lạnh để bảo quản thức ăn nhưng phải có thời hạn. Dù vậy, mẹ vẫn khăng khăng làm theo ý mình. Vì là nhà của mẹ chồng nên tôi không có quyền can dự nhiều. Tôi thể hiện sự không hài lòng bằng việc mua đồ ăn bên ngoài mang về và không động vào thức ăn mẹ nấu.
Mẹ thường có thói quen làm rất nhiều đồ ăn rồi cho vào tủ lạnh, hôm sau mang ra hâm lại cho đỡ mất công. Có nồi nước xương hầm, mẹ để trong tủ lạnh, lâu lâu nấu lại múc vài muôi, cho thêm rau vào là được bát canh. Nhà neo người nên cứ ngày này qua ngày khác chúng tôi luôn ăn đồ thừa, không có thức ăn tươi mới.
Điều khiến tôi cảm thấy sợ nhất là bát nước mắm cũng được mẹ để từ hôm này qua hôm khác. Mẹ hay rót nhiều nước chấm, đổ đi lại tiếc. Thế nên, hôm nay chấm chưa hết mẹ đậy lại, hôm sau rót tiếp vào thành bát nước chấm mới. Mẹ không cần biết hôm trước chấm thứ gì, có dính rau hay mỡ trong đó hay không.
Có lần mẹ luộc đĩa thịt rất ngon nhưng lại dùng bát nước chấm cũ, khiến tôi sợ. Tôi rùng mình thấy tỏi ớt đổi màu, trong bát có cả rau dưa hôm trước còn sót lại. Bữa cơm mất ngon vì bát nước chấm. Sau đó, cứ ngồi vào mâm cơm, tôi lại làm bát nước chấm riêng cho hai vợ chồng. Mẹ chồng thấy vậy nên “nóng mắt”.
Cũng vì chuyện này mà mẹ chồng, nàng dâu mâu thuẫn. Mẹ chồng nói tôi “nhà nghèo còn sĩ diện, không biết tiết kiệm, đồ ăn thừa đổ đi hết thì biết bao tiền cho vừa”.
Tôi cãi: “Đồ ăn sẽ không thừa nếu mẹ làm ít đi, nước chấm sẽ không nhiều nếu mẹ rót vừa đủ. Con thấy mẹ làm gì cũng nhiều, mua gì cũng nhiều, rồi ăn hết ngày này qua tháng khác, rất mất an toàn. Con không ăn uống được như mẹ. Nếu mẹ không thay đổi thì con buộc phải xin phép ăn riêng”.
Sau lần cãi nhau ấy, tôi và mẹ chồng mâu thuẫn lên đỉnh điểm. Hơn 2 tháng căng thẳng, tôi bàn với chồng ra ngoài ở riêng. May thay, chồng cũng đồng ý dù mẹ chồng tỏ rõ sự không hài lòng.
Nhưng từ ngày ra riêng, mẹ chồng nàng dâu không còn phải tranh cãi về việc ăn uống, tôi được tự do lựa chọn cách sinh hoạt theo ý mình, thực sự cảm thấy rất thoải mái. Tuy có mất thêm tiền thuê nhà nhưng tôi luôn cảm thấy được là chính mình.
Giờ tôi cũng rất thẳng thắn, không ngại dọn tủ lạnh cho mẹ chồng nếu thấy thịt để quá lâu. Tôi càng không ngại thay bát nước chấm mới khi thấy mẹ mang ra bát nước chấm cũ. Mẹ chồng cũng không phản ứng mãnh liệt như trước nữa, có lẽ vì không ở chung nhà nên ai cũng nghĩ thoáng hơn cho đỡ mất lòng nhau.
Độc giả giấu tên
Ông là bạn của Jules-Joseph Perrot, một biên đạo múa nổi tiếng, nên dễ dàng vào xem các buổi tập và biểu diễn tại Nhà hát Opera Paris. Ngoài ra, ông thường nhờ một số vũ công tạo dáng trong studio để ông sáng tác tranh.
Họa sĩ người Pháp có khả năng khắc họa xuất thần chuyển động của nhân vật. Ngoài các bức về vũ công, phụ nữ đang tắm, ông còn vẽ ngựa đua cùng nài ngựa. Người xem cũng có thể cảm nhận được nội tâm phức tạp cùng cảm giác cô đơn của các nhân vật trong tranh.
Vào thời gian đó, nhiều vũ công trẻ phải tìm kiếm người bảo trợ tài chính. Các nữ diễn viên ballet bị mỉa mai là “những con chuột nhắt”. Một số không nhỏ thiếu nữ xuất thân khốn khó đã quyết định theo đuổi ballet để có cơ hội tiếp cận giới doanh nhân, quý tộc Paris. Những đại gia này thường tài trợ cho các vũ công bằng cách trả tiền thuê nhà, mua quần áo để có thể gặp riêng họ ở hậu trường và trong những buổi tập.
Theo Barnebys, Degas đã nhận ra mặt trái này và phản ánh lại trong các tác phẩm hội họa của mình. Đó là những người đàn ông mặc vest đen và đội mũ đang ưỡn bụng, nằm ườn trên ghế bên rìa sân khấu xem các vũ công luyện tập. Mối quan hệ mập mờ của hai bên khiến các nữ diễn viên bị nghi ngờ đánh đổi tình cảm lấy tiền bạc.
Năm 1880, thị lực của Degas bắt đầu suy giảm nên ông quyết định chuyển từ tranh sơn dầu và pastel sang điêu khắc. Ông tạc bức tượng Vũ công nhỏ tuổi 14 lấy cảm hứng từ nàng thơ Marie van Goethem - vũ công ballet 14 tuổi của Nhà hát Opera Paris. Để kiếm thêm tiền, Marie đã làm người mẫu cho Degas từ năm 1878.
Bức tượng bằng sáp, sử dụng tóc thật, buộc tóc bằng ruy băng, mặc váy vải. Năm 1881, tác phẩm được trưng bày tại triển lãm Ấn tượng lần thứ 6 ở Paris.
Tuy nhiên, ác cảm về các vũ công khiến sáng tác của Degas nhận tới tấp đánh giá tiêu cực cho rằng bức tượng “ghê tởm, đồi trụy”. Họa sĩ người Pháp không bao giờ công bố tác phẩm điêu khắc nào nữa dù vẫn tạc tượng suốt 40 năm.
Phản ứng không mấy tích cực trên cũng báo hiệu sự nghiệp sân khấu ngắn ngủi của Marie. Một tạp chí đưa tin cô thường xuyên xuất hiện tại 2 quán rượu tai tiếng. Sau khi rời Nhà hát Opera Paris năm 1882, Marie rơi vào quên lãng, không có thông tin nào về cuộc sống sau này của cô, thậm chí là năm mất cũng không ai hay. Chỉ có hình ảnh của cô được Degas tạc thành tượng lưu lại muôn đời.
Degas qua đời vào năm 1917. Mười năm sau, nghệ sĩ người Pháp Adrien-Aurélien Hébrard đúc bức tượng Vũ công nhỏ tuổi 14bằng đồng. Trong khi đó, bản gốc bằng sáp hiện nằm trong bộ sưu tập của Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia ở Washington, D.C. (Mỹ).
Ngày nay, những bức tranh của Degas đã chứng tỏ được giá trị của mình khi xuất hiện ở các viện bảo tàng danh giá nhất thế giới và có giá cao ngất ngưởng. Bức tranh Vũ công nghỉ ngơi có giá 37 triệu USD vào năm 2008. Phiên bản Vũ công nhỏ tuổi 14bằng đồng từng bị dè bỉu được trả tới 41,6 triệu USD vào năm 2022.
Sau cái chết của Degas, những người thừa kế tìm thấy trong xưởng vẽ của ông 150 tác phẩm điêu khắc bằng sáp, nhiều bức trong tình trạng hư hỏng.
Trước tình hình đó, Công ty TNHH Du thuyền Bhaya (Bhaya Cruises) đã phối hợp cùng Ban Quản lý vịnh Hạ Long gấp rút thực hiện chiến dịch làm sạch Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới, kêu gọi sự chung tay góp sức của các đơn vị lữ hành - du lịch đang hoạt động và vận hành trên Vịnh.
Nằm trong chuỗi dự án phi lợi nhuận "Clean the Bay" được Bhaya Cruises tổ chức thường niên, "Green Mission - Revive Halong Bay” đánh dấu năm thứ 7 liên tiếp chiến dịch ý nghĩa này được triển khai. Với mong muốn kêu gọi hành động vì một Vịnh Hạ Long xanh sạch, sự kiện ngày 2/10 đã thu hút sự tham gia đông đảo của các công ty du lịch, lữ hành, tổ chức phi lợi nhuận, cơ quan báo chí và cộng đồng địa phương,
Trong khuôn khổ sự kiện, hơn 100 thành viên từ các tổ chức và các tình nguyện viên trong ngoài nước có cơ hội trao đổi thông tin về tình trạng ô nhiễm rác thải đại dương nói chung và vịnh Hạ Long nói riêng. Các chủ đề thảo luận tập trung vào mức độ quản lý rác thải, các chiến lược giảm thiểu rác thải và tầm quan trọng của việc thúc đẩy du lịch bền vững. Ngoài ra, người tham dự được trải nghiệm không gian triển lãm giá trị và vẻ đẹp vịnh Hạ Long - "The Soul of Halong bay" tại Trung Tâm du thuyền Bhaya.
Hoạt động tiến hành làm sạch vịnh và dọn rác các bãi biển được thực hiện thông qua du thuyền Âu Cơ - một thương hiệu du thuyền của Bhaya Cruises.
Dưới sự hướng dẫn tận tình của các chuyên gia đến từ GreenU, đại diện các tổ chức du lịch và tình nguyện viên nhiệt huyết đã cùng nhau thực hiện sứ mệnh làm sạch bờ biển Vịnh Hạ Long. Kết quả thu được ấn tượng với 1,7 km chiều dài bờ biển được dọn dẹp. Tổng số rác thải thu gom và xử lý bao gồm hơn 1652 mảnh phao xốp, 1752 chai nhựa, 189 lưới đánh cá và 296 mảnh rác không tái chế khác.
“Thành công của chiến dịch lần này là kết quả của sự hợp tác và đóng góp từ nhiều phía, đặc biệt là sự hỗ trợ tài chính từ DTH Travel, Asia Encounter, Asia DMC, và Discova. Sự kiện cũng nhận được sự đồng hành quý báu từ các đối tác truyền thông như GreenU, tạp chí Men&Life, cùng đài truyền hình Việt Nam (VTV4), giúp lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường rộng rãi hơn.
Green Mission - Revive Halong Bay" không chỉ đơn thuần là một chiến dịch làm sạch, mà còn là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết và trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân, tổ chức. Hy vọng rằng, những nỗ lực này sẽ tiếp tục được duy trì và nhân rộng, để Vịnh Hạ Long mãi là một di sản thiên nhiên quý giá của Việt Nam và thế giới”, đại diện Bhaya Cruises chia sẻ.
Thông tin liên hệ: Du thuyền Bhaya Điện thoại: 0933 446 542 Email: [email protected] Website: bhayacruises.com |
Doãn Phong
" alt=""/>Hàng trăm người dọn rác làm sạch vịnh Hạ Long sau bão số 3